kể lại một trải nghiệm buồn cùng bạn bè giup mik voi sắp thi rồi (ko chep mang)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Ta là Gióng, người anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước Nam. Khi mẹ ta ra đồng, nhìn thấy một dấu chân to lớn, bà ướm thử rồi thụ thai, mười hai tháng sau mới sinh ra ta. Lạ thay, ta lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, không biết đi.
Một ngày, giặc Ân kéo đến xâm lược nước ta, vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Nghe tin đó, ta bỗng dưng cất tiếng nói đầu tiên, xin vua rèn cho ta ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt để đánh giặc. Kỳ lạ thay, từ đó, ta lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ.
Khi giặc tràn đến, ta mặc áo giáp, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt lao vào trận chiến. Ngựa phun lửa, ta quét sạch quân thù. Roi sắt gãy, ta nhổ tre bên đường làm vũ khí. Sau khi đánh tan giặc, ta cưỡi ngựa bay thẳng lên trời, để lại niềm kính phục và tự hào cho dân tộc ta.
Từ đó, mọi người tôn ta là Thánh Gióng, biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam!

phải có ngữ cảnh chứ bạn,hay bài văn gì đó mình mới biết,chứ bình thường con ngựa biết nói chuyện à

Lang Liêu là một nhân vật huyền thoại trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" của Việt Nam. Ông là con trai thứ của vua Hùng thứ sáu, và câu chuyện về ông gắn liền với nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống này. Lang Liêu được biết đến như một biểu tượng cho: * Sự hiếu thảo: Ông là người duy nhất trong số các hoàng tử có thể tìm ra lễ vật ý nghĩa để dâng lên vua cha, thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với tổ tiên. * Sự sáng tạo: Ông đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy, hai loại bánh thể hiện sự trân trọng đối với sản vật nông nghiệp và nền văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam. * Sự thông minh: Ông đã hiểu được ý nghĩa sâu xa của giấc mơ và biến nó thành hiện thực, tạo ra những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm giá trị văn hóa. * Sự cần cù, siêng năng: Mồ côi mẹ từ nhỏ, xung quanh lại chẳng có nhiều thuộc hạ giúp đỡ. Lang Liêu là người giàu đức, sống gần dân, hiểu rõ nghề nông là căn bản của dân tộc. Nhờ lòng chăm chỉ và sáng tạo của mình, Lang Liêu được Thần mách bảo trong giấc mộng. Tóm lại, Lang Liêu là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, bao gồm lòng hiếu thảo, sự sáng tạo, thông minh và cần cù.
Lang Liêu là một nhân vật huyền thoại trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" của Việt Nam. Ông là con trai thứ của vua Hùng thứ sáu, và câu chuyện về ông gắn liền với nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống này. Lang Liêu được biết đến như một biểu tượng cho: * Sự hiếu thảo: Ông là người duy nhất trong số các hoàng tử có thể tìm ra lễ vật ý nghĩa để dâng lên vua cha, thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với tổ tiên. * Sự sáng tạo: Ông đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy, hai loại bánh thể hiện sự trân trọng đối với sản vật nông nghiệp và nền văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam. * Sự thông minh: Ông đã hiểu được ý nghĩa sâu xa của giấc mơ và biến nó thành hiện thực, tạo ra những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm giá trị văn hóa. * Sự cần cù, siêng năng: Mồ côi mẹ từ nhỏ, xung quanh lại chẳng có nhiều thuộc hạ giúp đỡ. Lang Liêu là người giàu đức, sống gần dân, hiểu rõ nghề nông là căn bản của dân tộc. Nhờ lòng chăm chỉ và sáng tạo của mình, Lang Liêu được Thần mách bảo trong giấc mộng. Tóm lại, Lang Liêu là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, bao gồm lòng hiếu thảo, sự sáng tạo, thông minh và cần cù
Ngày bạn của em chuyển trường và nói lời tạm biệt với em sẽ mãi là kỉ niệm buồn để rồi, mỗi khi nhớ về buổi chia tay ấy, lòng em lại bồi hồi và xúc động. Nhớ về những ngày đầu tiên của lớp 1, em và Hiền được cô giáo phân chỗ ngồi cùng bàn. Từ những đứa trẻ khóc thút thít khi phải xa bố mẹ tới học trong môi trường mới, tiếp xúc với nhiều bạn bè mới, chúng em không còn xa lạ mà trở nên thân thiết với nhau hơn. Nhưng niềm vui ấy lại chẳng kéo dài được bao lâu khi tới năm học lớp 3, Hiền phải chuyển trường để theo gia đình vào miền Nam sinh sống. Dù đã được nghe thông báo từ cô giáo và Hiền rất lâu trước đó nhưng em lại không thể tin vào sự thật ấy. Trong lòng em ngổn ngang biết bao cảm xúc, từ buồn bã vì phải xa bạn đến giận hờn vì bạn có thể không trở lại nữa. Em còn lo lắng khi suy nghĩ rằng Hiền có bạn mới sẽ quên đi mình. Mấy tâm trạng tồi tệ ấy cứ "lởn vởn" trong em cho đến ngày chia tay. Hôm ấy, một sáng thứ 6 của mùa thu, trời trong veo, mấy tia nắng còn đang khiêu vũ cùng những chiếc lá vàng trên mấy ngọn cây, Hiền trong tay mẹ tới lớp, tổ chức tiệc chia tay. Vẫn là những thứ bánh kẹo hàng ngày em thích ăn nhưng hôm nay, nó lại trở nên nhạt nhẽo và chán ngấy. Thẫn thờ nhìn bàn tiệc đầy đồ ăn trước mắt, em không kìm được xúc động mà rơi nước mắt. Chạy đến bên Hiền, em dang đôi tay bé nhỏ và ôm bạn vào lòng, thủ thỉ bên tai bạn câu nói "Cậu có bạn mới nhưng không được quên mình nha". Trong khoảnh khắc ấy, Hiền đã siết chặt đôi tay, nhẹ nhàng vỗ về tấm lưng nhỏ bé của em để em ngừng nấc cụt vì khóc quá nhiều. Cậu ấy nhỏ nhẹ đáp lại với lời hứa "Làm sao mình có thể quên được cậu cơ chứ. Mình còn định liên lạc với cậu qua thư đó. Sau này chúng mình lớn hơn thì có thể liên lạc qua điện thoại nè". Nghe thấy câu nói ấy, cảm xúc buồn bã trong em đã với bớt không ít. Trước khi Hiền cùng mẹ rời trường về nhà, em và cô giáo cùng các bạn trong lớp đã cùng nhau chụp một tấm ảnh kỉ niệm. Không chỉ vậy, em còn tự tay làm một khung ảnh có ảnh của hai đứa để tặng cho bạn. Mong rằng mỗi khi nhìn thấy qua món quà này, Hiền sẽ nhớ về em. Mặc dù câu chuyện đã xảy ra từ rất nhiều năm về trước nhưng em vẫn không thể quên khoảnh khắc chia tay ấy. Với em, Hiền sẽ mãi là cô bạn thân nhất của em.
Cuộc sống không chỉ có niềm vui, mà còn có nỗi buồn. Và chắc hẳn trong cuộc đời nhiều người từng trải qua những kỉ niệm buồn.
Vào năm học lớp hai, tôi đã có một trải nghiệm đáng nhớ là bị lạc trong siêu thị. Buổi chiều thứ bảy, tôi đã đi siêu thị cùng mẹ. Tôi cảm thấy rất háo hức vì trong siêu thị có rất nhiều đồ ăn vặt ngon.
Sau khi mẹ gửi xe xong thì hai mẹ con cùng vào siêu thị. Buổi trưa, siêu thị khá đông người. Mẹ đẩy xe để đồ còn tôi đi bên cạnh. Mẹ đã yêu cầu tôi phải theo sát mẹ không sẽ bị lạc. Nhưng khi đi đến quầy đồ ăn vặt, tôi thấy rất nhiều món đồ hấp dẫn. Vì vậy, tôi đã đứng lại để xem. Một lúc sau, tôi đã không thấy mẹ đâu. Lúc này, tôi cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng. Rất nhiều người đang đi qua lại. Tôi chạy đi tìm mẹ nhưng vẫn không tìm thấy.
Tôi bật khóc nức nở. May mắn, một cô nhân viên tốt bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe. Sau đó, cô đưa tôi đến chỗ chú bảo vệ. Chú đã đọc loa phát thanh thông báo để mẹ có thể nghe thấy. Khoảng mười phút sau, mẹ đã đến. Tôi chạy tới ôm chầm lấy mẹ. Còn mẹ không tỏ ra tức giận mà chỉ xoa đầu tôi và nói: “Không sao con, mẹ đây rồi!”. Tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ toát ra vẻ lo lắng mà vô cùng hối hận.
Trải nghiệm đáng nhớ đã dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Tôi tự dặn bản thân cần phải cẩn thận hơn, nghe lời mẹ để sự việc như trên không xảy ra nữa.
đây nha bạn