K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DÀN Ý THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN Hãy tả cây bàng ở sân trường em. A. Mở bài - Tên cây, ở đâu: Cây bàng được trồng ngay ở giữa sân trường - Đánh giá chung: Cây bàng lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô, cậu học trò - Cảm xúc: Yêu mến, thích thú       Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cùng với âm thanh râm...
Đọc tiếp

DÀN Ý THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN

Hãy tả cây bàng ở sân trường em.

A. Mở bài

- Tên cây, ở đâu: Cây bàng được trồng ngay ở giữa sân trường

- Đánh giá chung: Cây bàng lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô, cậu học trò

- Cảm xúc: Yêu mến, thích thú
      Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Cùng với âm thanh râm ran của tiếng ve, sắc đỏ của những chùm phượng vĩ thì cây bàng chính là hình ảnh quen thuộc, lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô cậu học trò. Em yêu mến và thích thú làm sao mỗi buổi đến trường được ngắm cây bàng ấy.

B. Thân bài

1.Tả bao quát 

- Hình dáng (Nhìn từ xa): Cây như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che mát cho các bạn học sinh

- Kích thước: Cây to, cao vút

- Nêu tình cảm và sự gắn bó đối với cây.

2. Tả cụ thể

- Rễ (Nếu nhìn thấy): Có một s rễ nổi trên mặt đất, ngoằn ngoèo tựa như mấy chú trăn con đang nằm ngủ ngon lành

- Gốc: To, rắn chắc, kiên cố

- Thân: Xù xì, thô ráp, màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn

- Cành: Có nhiều tán lá, từng tầng xòe rộng
 2. Tả nét riêng từng mùa

a. Mùa xuân:

- Thời tiết: Mùa xuân
 - Lá : + Kích thước: Trồi non , nhỏ
            + Màu sắc: Xanh mơn mởn, bóng bẩy, mỡ màng
            + Hình dạng: nhỏ xinh, chúm chím như búp sen
            + Trạng thái (liên quan tới : nắng, gió, chim chóc):Những chú chim én đã từ đâu bay về gọi bạn trên khắp các cành  bàng
 - Cảm xúc của cây vào mùa xuân: Tràn đầy sức sống, trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông, thầm cảm ơn trời đã ban tặng những giọt mưa xuân nhẹ nhàng để búp non nhú ra nhanh hơn
 - Cảm xúc, gắn bó của con người với cây (nhìn cây thời điểm này, em cảm thấy thế nào?): Khơi gợi biết bao yêu thương, càng thêm yêu màu xanh non như màu cốm

b. Mùa hạ (tập trung)

- Thời tiết : Nắng nóng, oi bức
 - lá :  Kích thước: Những chiếc lá bàng như những chiếc quạt nan giúp các cô cậu học trò xua tan đi cái nóng nực của mùa hè
            + Màu sắc: Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân, mọc thành chùm.Tán cây tỏa rộng có nhiều bóng mát
            + Hình dạng: Lá bàng to hơn bàn tay
             + Trạng thái ( liên quan tới : nắng, mưa, gió , chim chóc, con người): Vào những ngày nắng to của mùa hạ, cây bàng tỏa bóng mát cho các bạn học sinh vui chơi,  những chú chim đua nhau làm tổ
 - hoa:   + kích thước: Nhỏ li ti
              + Màu sắc: Màu trắng ngà
                + hình dạng: Hình ngôi sao
                + hương thơm: Thơm dịu
               + Trạng thái: Hoa nở tung tóe thỉnh thoảng rụng xuống đầu các bạn học sinh
 - Cảm xúc của cây: Thích thú khi thấy các bạn học sinh ngồi đọc truyện, chơi đùa dưới gốc cây
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: Thầm cảm ơn cây bàng đã từng ngày lớn dần lên để tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi
 c. Mùa thu 

- Thời tiết: Mùa thu đến với những cơn gió heo may, se lạnh 
 - lá:  + Kích thước: Lá to và già
 + Màu sắc: Màu sắc vô cùng vui mắt nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng tựa như một bức tranh đầy màu sắc
            + Hình dạng: Một số lá cong lên tựa những bàn tay đang chúm lại hứng nước
             + Trạng thái (liên quan tới : nắng, mưa, gió, chim chóc): Lá thả mình cùng với gió, dập dờn đùa giỡn như đôi bạn thân
 
 - quả:     + Kích thước: Nhỏ
     + Màu sắc: Khi non có màu xanh lục, khi chín có màu vàng, khi giàu có màu nâu chứa một hạt
                + Hình dạng: Hình bầu dục, hơi nhọn hai đầu, bề mặt quả nhẵn bóng
                + Hương thơm , mùi vị: thơm nhẹ, vị hơi chua
                + Trạng thái (nắng, gió, mưa, con người…): Từng chùm quả xanh, vàng lấp ló dưới những tán lá như chơi trò trốn tìm lúc ẩn, lúc hiện
 - Cảm xúc của cây: Cây man mác buồn vì thi thoảng có lá già lìa khỏi cành cây
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: 

d. Mùa đông:

- Thời tiết : Lạnh giá
 - lá :    + Màu sắc: Lá màu đỏ thẫm, rụng lả tả dưới sân trường, khô quắt
             + Trạng thái 

- quả (nếu còn trên cây): Loáng thoáng trên cành cây còn sót lại những quả bàng già nua sắp rụng
              + Màu sắc: Vàng sậm, nâu 
               + hình dạng: bầu dục, nhọn hai đầu
               + hương thơm, mùi vị (nếu ăn được): Ăn vị hơi chua, mùi thơm nhè nhẹ, ăn hạt bên trong hay còn gọi là nhân bàng có vị bùi bùi, béo béo
               + Trạng thái.
 - Cảm xúc của cây: Cảm thấy lạng lẽo vì trên cây chỉ còn trơ ra những cành khẳng khiu, gầy guộc, thiếu sức sống
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn.

 C. Kết bài: 

-        Đánh giá chung: Em rất thích cây bàng.Nó đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm

-        Cảm xúc: Cây bàng như người bạn tâm giao của chúng em. Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí mỗi bạn học sinh

-        Mở rộng: Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.Em mong cây bàng luôn mãi mãi xanh tươi
       Càng say sưa ngắm nhìn cây bàng càng khiến em thích và yêu nó hơn. Bao nhiêu kỉ niệm vui, buồn cây bàng luôn lặng lẽ đứng dõi theo chúng em. Nó như người bạn tâm giao và tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí mỗi bạn học sinh. Ngoài ra cây không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.Em mong cây bàng luôn mãi mãi xanh tươi như vậy.

 

 Ai trả lời mình tick cho

0
Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng. Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi… Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa...
Đọc tiếp

Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

2: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

3: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

4: Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

5: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

6: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

0
18 tháng 12 2023

 

2 tháng 10 lúc 16:32  

Em hãy viết 1 bài văn (đoạn văn) về một trải nghiệm mà em yêu thích

Giúp mình với ạ,mình đang cần gấp!!

“  …Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà...
Đọc tiếp

“  …Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
     Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra…(1)

…Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa…Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ…”(2)

Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

……………………………………………………………………………

Câu 2. Vẻ đẹp con sông Đà ở thượng nguồn (đoạn 1) được miêu tả như thế nào?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 3. Tìm yếu tố tự sự và trữ tình (trong đoạn 2) và cho biết tác dụng của sự kết hợp đó:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 4. Văn bản sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 5. Cái ‘tôi” của nhà văn được bộc lộ như thế nào qua đoạn văn trên?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

0