K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA      Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết được tình yêu của mình dành cho Chúa. Từ chiếc hỏa tiễn vẫn còn bốc khói, các linh mục rón rén...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA

     Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết được tình yêu của mình dành cho Chúa. Từ chiếc hỏa tiễn vẫn còn bốc khói, các linh mục rón rén bước xuống và quỳ gối trên lớp cát Hỏa Tinh trong khi Đức Cha Peregrine làm lễ tạ ơn.

     – Lạy Cha, chúng con cám ơn Người đã đưa chúng con bình yên đi qua các gian phòng của Người. Chúng con đã đến miền đất mới, xin Cha cho chúng con những đôi mắt mới. Chúng con sẽ nghe thấy những âm thanh mới, xin Cha cho chúng con những đôi tai mới. Và sẽ có những tội lỗi mới, xin Cha cho chúng con những trái tim tốt đẹp hơn, cứng rắn hơn và thanh khiết hơn. Amen. Tất cả đứng lên.

     Và đây, Hỏa Tinh, nơi họ đang nhọc nhằn lê bước. Đây, giang sơn của những tội lỗi tiềm tàng. Ôi, trên mảnh đất này họ phải cân nhắc, thận trọng xiết bao; e rằng ngay cả việc bước đi như thế này, hay việc hít thở, hoặc cả việc chay tịnh nữa, cũng có thể là tội lỗi!

     Và đây là viên thị trưởng của thành phố First Town ra đón họ với bàn tay xòe rộng:

     – Con có thể giúp được gì cho Cha đây, thưa Đức Cha Peregrine?

     – Chúng tôi muốn biết về các sinh vật của Hỏa Tinh này. Vì nếu chúng tôi hiểu biết họ thì chúng tôi sẽ xây dựng nhà thờ một cách thích hợp. Họ cao ba thước phải không? Chúng tôi sẽ làm các cánh cửa lớn hơn. Da họ màu lam, màu đỏ hay màu lục? Chúng tôi cần phải biết để tô màu các tượng thánh cho đúng với màu da của họ. Họ có nặng cân không? Chúng tôi sẽ làm các ghế nguyện kiên cố cho họ ngồi.

     – Thưa Đức Cha, con không ngờ rằng Cha lại quá lo lắng cho dân Hỏa Tinh đến thế. Ở đây chỉ có hai giống loài mà thôi. Một giống thì gần như chết hết cả rồi. Một số ít đang lẩn trốn. Còn giống thứ hai thì… chà chẳng phải là người như ta đâu.

     – Ủa? – Trái tim Đức Cha Peregrine đập dồn.

     – Chúng là những quả cầu ánh sáng, thưa Cha, chúng sống trong dãy đồi đằng kia. Người hay thú, ai mà biết được? Nhưng chúng hoạt động thông minh lắm đó, con nghe đồn thế. – Viên thị trưởng nhún vai. – Tất nhiên, chúng đâu phải là con người, cho nên con thấy là các đức cha không cần phải...

     – Trái lại kia, – Cha Peregrine vội vàng ngắt lời. – Anh nói là chúng thông minh, phải không nào?

     – Chỉ là tin đồn thôi. Có một nhân viên trắc địa bị gãy chân trong khu đồi đó và lẽ ra đã chết luôn ở đấy. Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm. Lúc thức dậy, anh ta lại thấy mình nằm ngay trên xa lộ tít dưới chân đồi và chẳng biết làm sao mà mình lần mò ra đến đấy được.

     – Lại một gã say rượu chứ gì. – Cha Stone nhận xét.

     – Người ta cứ kháo nhau mãi về chuyện này, – Viên thị trưởng nói. – Thưa Cha Peregrine, sinh vật trên Hỏa Tinh này chỉ còn lại mấy quả cầu xanh ấy thôi, nên con thành thật nghĩ rằng các Cha nên vào thành phố thì hơn. Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô lên đây. Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn, bởi vì có quá nhiều mụ đàn bà hung tợn đi theo họ, và cũng có quá nhiều rượu vang Hỏa Tinh lâu đời hàng mấy thế kỷ...

     Đức Cha Peregrine nhìn chăm chăm về hướng dãy đồi xanh.

     Linh mục Stone đằng hắng:

     – Thế nào, Đức Cha?

     – Những quả cầu lửa xanh ấy à?

     – Vâng, thưa Đức Cha.

     – A…a…a..., – Đức Cha Peregrine thở dài. Những quả cầu xanh. Những quả bóng bay của tuổi thơ. Cha Peregrine cảm thấy các mạch máu nơi cườm tay giật giật. Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: – Đó là nơi chúng ta phải đến.

     Mọi người xầm xì lo âu. Đức Cha Peregrine giải thích:

     – Đi vào thành phố thì đơn giản quá. Tôi muốn nghĩ rằng nếu Đấng Cứu Thế mà bước đến đây và dân chúng nói với Người “Đây là con đường đã dọn quang.”, ắt hẳn Người sẽ trả lời “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”.

     – Nhưng... Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua mặt những kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt.

     – Nhưng đó chỉ là những quả cầu lửa!

     – Tôi cho rằng khi con người xuất hiện lần đầu tiên thì đối với các thú vật khác con người ắt phải nực cười lắm. Tuy vậy con người vẫn có một linh hồn. Chừng nào ta chưa chứng minh được điều gì cụ thể thì ta cứ cho là những quả cầu lửa này có linh hồn đi.

     – Cũng được thôi, – Viên thị trưởng đồng ý, – nhưng các Cha phải quay về thành phố đấy... Sau đó Cha và tôi sẽ đi vào dãy đồi. Tôi không muốn làm cho các sinh vật phát ra lửa ấy kinh hoàng vì máy móc hay đám đông.

(Ray Bradbury)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản viết về đề tài gì?

Câu 2. Xác định tình huống trong văn bản.

Câu 3. Xác định nghĩa của từ in đậm trong đoạn văn sau và giải thích cách xác định nghĩa của từ ấy.

     Tôi muốn nghĩ rằng nếu Đấng Cứu Thế mà bước đến đây và dân chúng nói với Người “Đây là con đường đã dọn quang.”, ắt hẳn Người sẽ trả lời “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”.

Câu 4. Nhận xét về tính cách của nhân vật Đức Cha Peregrine thông qua một vài chi tiết trong văn bản.

Câu 5. Tóm tắt nội dung chính của văn bản.

Câu 6. Trong văn bản, nhân vật Đức Cha Peregrine đã thuật lại Đấng Cứu Thế: “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”. Câu nói này đã gợi cho em những suy nghĩ gì?

0

Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống

Tha thứ - hai tiếng tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang trong mình sức mạnh phi thường, có thể hàn gắn những vết thương lòng, kiến tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và mang đến sự bình an cho tâm hồn. Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những tổn thương, mất mát do người khác gây ra. Vậy tại sao sự tha thứ lại quan trọng đến thế?

Trước hết, tha thứ là chìa khóa giải phóng bản thân khỏi những gánh nặng của quá khứ. Khi ta ôm giữ hận thù, oán giận, ta tự trói buộc mình vào những cảm xúc tiêu cực, khiến tâm hồn trở nên nặng nề, u ám. Tha thứ không có nghĩa là quên đi nỗi đau, mà là chấp nhận nó, buông bỏ nó để có thể bước tiếp trên con đường đời. Tha thứ giúp ta giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, xoa dịu những vết thương lòng, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn.

Thứ hai, tha thứ là nền tảng để xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những sai lầm, vấp ngã. Tha thứ cho người khác là trao cho họ cơ hội để sửa sai, làm lại từ đầu. Tha thứ giúp hàn gắn những rạn nứt trong các mối quan hệ, tạo dựng sự tin tưởng và gắn kết. Khi ta biết tha thứ, ta cũng sẽ dễ dàng nhận được sự tha thứ từ người khác, tạo nên một vòng tròn yêu thương và bao dung.

Thứ ba, tha thứ là một hành động cao thượng, thể hiện sự bao dung và lòng vị tha của con người. Tha thứ không phải là sự yếu đuối, mà là sức mạnh của một tâm hồn rộng lớn. Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính mình, giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, trưởng thành hơn. Khi ta biết tha thứ, ta sẽ nhận ra rằng cuộc sống không chỉ có những lỗi lầm, tổn thương, mà còn có những điều tốt đẹp, đáng trân trọng.

Tuy nhiên, tha thứ không phải là điều dễ dàng. Đôi khi, những tổn thương quá lớn khiến ta khó lòng buông bỏ. Nhưng hãy nhớ rằng, tha thứ không phải là một hành động đơn lẻ, mà là một quá trình. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ những người gần gũi nhất. Hãy học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của con người, học cách đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm thông.

Trong cuộc sống, sẽ có những lúc ta phải đối mặt với những nỗi đau, những mất mát. Nhưng hãy nhớ rằng, tha thứ luôn là một lựa chọn. Hãy chọn tha thứ để giải phóng bản thân, để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, để trở thành một người tốt đẹp hơn. Hãy để sự tha thứ trở thành một phần không thể thiếu trong hành trang cuộc đời của mỗi chúng ta.

Đọc văn bản sau:      (1) Phở là món ăn bình dân. Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt Nam khi còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay. Con nhà nghèo,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

     (1) Phở là món ăn bình dân. Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt Nam khi còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay. Con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng vẫn là bánh và nước dùng thôi.

     (2) Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành, theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

     (3) Thật ra, ăn phở cho đúng, đúng cái “gu” của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt nhận thức tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái. Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội. Nhưng cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối xử và không san bằng các thứ khách: đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tĩnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề. Ông nào ăn phở mà có chất hoạ thì thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay.

     (4) […] Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.

(Nguyễn Tuân, Trích tùy bút Phở, Báo Văn số 1, 10/05/1957, và số 2 17/05/1957, In lại trong Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác phẩm mới, 1988)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và những phương thức bổ trợ nào?

Câu 2. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 3. Xác định 01 phép liên kết trong mỗi đoạn văn sau:

a.      Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt nhận thức tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái.

b.      Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội.

Câu 4. Nhận xét về cái tôi của tác giả được thể hiện trong đoạn văn sau:

     Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

Câu 5. Tìm và phân tích một số câu văn bộc lộ cảm xúc của tác giả trong đoạn (4).

Câu 6. Với tác giả, những thứ quà rong là một phần của kí ức không thể phai mờ. Với em, tuổi thơ có điều gì đáng nhớ? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu văn ghi lại cảm xúc của mình về điều đáng nhớ ấy.

0
22 tháng 3

Nội dung: kể lại bầu trời đem không trăng  nhưng nhiều sao.

Đúng cho mình 5 sao nha!!!

19 tháng 1 2019

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu ta tiếng chim buổi sáng.

Biện pháp đó đã giúp chúng ta thấy có một ngày mới ý nghĩa hơn, vui tươi hơn, làm việc hứng thú hơn và tràn đầy sự sống.

tk ( 10tk ) và chọn câu trả lời luôn nhá !

19 tháng 1 2019

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sángBiện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận đ­ược tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho sự vật xung quanh trở nên đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi ng­ười (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm- làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con ng­ười).)