Thế Lữ đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào để miêu tả khung cảnh ở vườn bách thú?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.
'' Năm nay đào lại nở
..............................
Hồn ở đâu bây giờ?''
Khổ thơ trên trích trong thi phẩm ''Ông đồ'' của nhà thơ Vũ Đình Liên. Khổ thơ này thể hiện nỗi niềm của nhà thơ, cho thấy hình ảnh ông đồ đã bị chìm lấp, mờ nhạt dần rồi biến mất hẳn. Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiếu vắng, mất mát. '' Hoa đào nở'' là quy luật tự nhiên, một năm mới lại đến nhưng không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Người đời không còn thấy ông đồ, thể hiện sự thay đổi trong đời sống con người. Ở đây, nhà thơ sử dụng nghệ thuật kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là hình ảnh hoa đào và ông đồ, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh quen thuộc ấy. Kết cấu tuy giản dị mà chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề bài thơ, gợi được sự thương cảm sâu sắc. '' Những người muôn năm cũ'' là lớp người đã lùi vào quá khứ, dĩ vãng. Câu hỏi tu từ ''Hồn ở đâu bây giờ'' bộc lộ cảm xúc quan tâm, lo lắng, xót thương cho 1 lớp người, đó chính là giá trị tinh thần, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đoạn thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ: giàu lòng thương người và niềm hoài cổ. Đó là những nét tinh hoa, nhứng gì cao đẹp nhất trong di sản tinh thần mà họ để lại nhưng rồi sẽ đi đâu, về đâu?
Giới thiệu câu chuyện và vấn đề đặt ra trong câu chuyện.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện
– Cậu bé (người nghe thuyết giảng) không hề muốn chơi hay kết bạn với ai: lối sống khép kín, cá nhân, cô độc.
– Bài thuyết giảng của vị giáo sư:
+ Nhặt mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi: tách cá nhân ra khỏi môi trường tập thể, cộng đồng, thế giới mà nó cần thuộc về.
+ Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn: sống cá nhân, cô độc là tự diệt.
+ Nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó: cá nhân khi được tiếp sức bởi tập thể, cộng đồng lại có thể tỏa sáng; khi góp ánh sáng và hơi ấm của mình cùng với những cá nhân khác mới có thể tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ và bền vững hơn.
– Thông điệp từ câu chuyện: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.
Phân tích ý nghĩa của vấn đề
– Sống đơn độc, lẻ loi, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt:
+ Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên đều có mối quan hệ không thể tách rời gia đình và cộng đồng nhưng mỗi người chỉ có một giới hạn nhất định về khả năng nên không thể tự mình đáp ứng hết được mọi yêu cầu của cuộc sống, cũng không thể tự mình tạo cho mình một cuộc sống trọn vẹn.
+ Cuộc sống vốn phức tạp lại luôn biến động, đổi thay với những bất ngờ, những điều xảy ra ngoài dự liệu của con người. Nếu chỉ có một mình, cá nhân sẽ khó hoặc không thể ứng phó hết được.
+ Trong cuộc sống, có những điều xảy ra nằm ngoài khả năng giải quyết của một cá nhân (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…). Nếu không hợp sức, một cá nhân nhỏ nhoi hoàn toàn có thể bị nhấn chìm, đè bẹp.
– Khi hòa mình với mọi người, cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa:
+ Hòa mình với mọi người, cá nhân sẽ có được niềm vui (giao lưu, chia sẻ, đồng cảm, tri kỉ,…).
+ Gắn bó với mọi người, cá nhân có thể giúp mọi người và cũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sự gắn bó khiến sức mạnh cá nhân có thể được nhân lên bởi sức mạnh chung của tập thể, cộng đồng.
+ Sống giữa mọi người, thế mạnh của mỗi cá nhân được phát huy, điểm yếu được bù đắp; những đóng góp của cá nhân được thừa nhận, trân trọng, tôn vinh, lưu giữ,…
+ Sống cùng mọi người, cá nhân sẽ bắt kịp nhịp vận hành của đời sống để không tụt hậu, lệch nhịp, lạc điệu,…
(Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, cụ thể trong đời sống để làm rõ luận điểm )
Bàn luận, mở rộng
– Cần phân biệt giữa lối sống hòa đồng với lối sống a dua theo đám đông. Sự hòa đồng cho ta niềm vui và sức mạnh, thói a dua chỉ khiến ta đánh mất chính bản thân mình.
– Cần có ý thức hòa mình vào cộng đồng, trân trọng sức mạnh của cộng đồng song cần nhận thức đầy đủ về công việc và cuộc sống của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn: khi nào cần hòa mình với mọi người, khi nào cần tư duy độc lập, việc gì cần phối hợp sức mạnh chung của tập thể, việc gì cá nhân phải tự giải quyết bằng năng lực, nội lực của chính mình…
Khẳng định ý nghĩa câu chuyện và liên hệ bản thân
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật có tính giản dị mà hàm súc ,mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc ,từ việc đi đường núi đã cho ta thấy nỗi gian lao khổ cực của người đi đường ,sự gian lao triền miên của việc đi đương núi gập ghềnh bắp bênh cũng như cách mạng đầy gian khổ của Bác .Cuộc đời Bác gian truần bất khuất khổ cực vất vả nhưng bác vẫn lặng thầm vượt qua để có thể đứng trên đỉnh cao tột cùng ,trên đỉnh cao của sự thắng lợi ,làm chủ thê giới.Bài thơ cũng nêu lên chân lí sâu sắc : vượt qua gian lao chồng chất sẽ dẫn tới con đường thắng lợi vinh quang mà Bác là người nêu gương đầu.
nhớ k cho mk nha
cho câu thơ khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
câu 1: chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió......
câu 2 em chú ý tới hình ảnh nào trong đoạn tho vì sao?
-Em ấn tượng nhất câu :
Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng
=> Vì cánh buồm mang cả linh hồn,làng chài ra với biển khơi , tượng trưng cho linh hông thiêng của ngôi làng . Qua đó khẳng định tầm quan trọng của nghề chài lưới và con thuyền.
câu 3 Các từ hăng, phăng, vượt thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng?
- Thuộc động từ mạnh.
=> Làm con thuyền trở nên sinh động, tràn đầy sức sống và làm nổi bật vẻ đẹp của nó
câu 4 có mấy hình so sánh trong đoạn thơ ? Phân tích tác dụng của hình ảnh đó?
- Có một hình ảnh so sánh : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
=> So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, sinh động