K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2024

 D bạn nhé

6 tháng 5 2024

Con người Việt Nam vốn được biết đến với truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ với những lời răn dạy sâu sắc. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” câu tục ngữ muốn nhắc nhở thế hệ sau – những người được hưởng thành quả cần phải có lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn. Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay “Uống nước nhớ nguồn” là lối sống vô cùng tốt đẹp của con người Việt Nam.

Trong quá khứ, ông cha ta đã có biết thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Đặc biệt là phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

 

Tk ạ : 

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng – người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay.

Trong một năm, chúng ta cũng có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những con người có đóng góp cho xã hội. Ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…

Đơn giản hơn cả, mỗi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành đều nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải có tấm lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức…

Như vậy, học cách biết ơn sẽ giúp con người trở thành một biết quý trọng mọi giá trị. Không có điều gì là tự nhiên có được, chính vì vậy biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Câu tục ngữ đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người để sống trở thành người có ích cho xã hội.

4
456
CTVHS
6 tháng 5 2024

TK:

Dân tộc Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến đã trải qua biết bao biến cố của lịch sử, nhưng những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát triển qua thời gian. Trong đó, truyền thống ân nghĩa với cội nguồn dân tộc luôn được coi trọng và thể hiện qua nhiều hoạt động lễ hội và trong văn học dân gian. Câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của truyền thống này, là đạo lý sống mà mỗi người Việt đều nên tuân thủ và gìn giữ trong cuộc sống hàng ngày.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'. Mỗi khi nhắc đến 'quả', ta thường nghĩ đến sản phẩm ngọt ngào và là kết quả của sự chăm sóc từ người trồng cây. Đây là lời nhắc nhở về lòng biết ơn đối với những người đã vất vả tạo ra những thành quả mà chúng ta đang tận hưởng. Câu tục ngữ này không chỉ đơn giản là một khuyến nghị mà còn là sự gợi nhớ về những nỗ lực và công bằng trong xã hội.

Đầu tiên, chúng ta phải biết ơn cha mẹ, những người đã hy sinh và dạy dỗ ta từ nhỏ. Họ đã trao cho ta cuộc sống đầy yêu thương và hạnh phúc.

Cũng cần biết ơn những người thầy cô, người đã dành cả đời để truyền dạy kiến thức cho chúng ta, giúp ta trưởng thành và thành công trong cuộc sống.

Không thể quên những anh hùng dân tộc đã hy sinh để xây dựng đất nước hòa bình và tự do. Chúng ta phải trân trọng và ghi nhớ công ơn của họ.

Ngoài ra, cũng cần biết ơn những người nông dân, nhà sáng tạo, và những người đã đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hãy luôn nhớ và trân trọng những người xung quanh ta.

Sống với lòng biết ơn sâu sắc là chìa khóa giúp con người trở nên hòa nhã, ấm áp và tinh thần trở nên sáng sủa hơn. Sự hiểu biết và lòng tôn trọng này khiến cho mọi người xung quanh tin yêu và tôn trọng bạn hơn. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi được làm đẹp bởi những giá trị truyền thống mà ông bà để lại. Chúng ta cũng sẽ trở thành gương mẫu cho thế hệ sau, truyền dạy những giá trị văn hóa cho con cháu.

'Ăn quả nhớ người trồng cây' là truyền thống quý báu mà mỗi người cần thấu hiểu và áp dụng. Chúng ta cần không ngừng rèn luyện, sáng tạo để đền đáp những giá trị mà thế hệ trước đã dành cho chúng ta. Đồng thời, hãy cùng nhau xây dựng đất nước, để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ sau.

6 tháng 5 2024

Một trong những cách sống tốt đẹp của con người Việt Nam đó là lòng biết ơn. Điều đó đã được ông cha ta khuyên nhủ qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc.

 

Những lời khuyên của thế hệ đi trước luôn giàu ý nghĩa sâu sắc. Câu tục ngữ mang nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi được thưởng thức một loại quả nào đó cần nhớ đến những người nông dân đã vất vả vun trồng, chăm bón cây cối để tạo ra được những hoa thơm trái ngọt đó. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

TK 

Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ cùng quan điểm với câu tục ngữ trên. Đó có thể là bài ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hay câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”… đều là lời khuyên về sự biết ơn trong cuộc sống.

 

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Ngay cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt… cũng thể hiện được sự biết ơn.

Nhờ có sự biết ơn mà mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình hơn. Họ sẽ cố gắng trở thành những người sống có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án những người có thái độ sống vô ơn. Những con người như vậy sẽ chỉ ngày càng sống xa rời với cộng đồng, rơi vào sự cô đơn. Dù họ có thành công nhưng cũng sẽ không được mọi người công nhận, yêu thương.

Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến cho chúng ta một lời răn dạy sâu sắc. Con người cần có lòng biết ơn để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

6 tháng 5 2024

Để thành công, con người không chỉ cần một nền tảng tốt, một sự nỗ lực không ngừng mà còn cần một ý chí sắt đá. Vậy ý chí là gì? "Ý chí" tức là tinh thần, là năng lực khả năng của một con người để vượt qua thử thách, khó khăn để thực hiện mục tiêu của mình trong cuộc sống. Một con người sống có ý chí sẽ luôn mạnh mẽ đứng lên dù có bao nhiêu thất bại xảy ra trong cuộc sống của họ. Ý chí sẽ giúp họ vươn lên trong mọi nghịch cảnh, sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Họ luôn cần mẫn, siêng năng, kiên trì để bằng mọi giá theo đuổi mục tiêu, ước mơ mà mình đã đặt ra. Họ biết lên kế hoạch tỉ mỉ cho từng giai đoạn và không bao giờ ngừng trau dồi cho bản thân mình, cũng không bao giờ nản lòng trước bất kỳ thất bại nào. Có ý chí là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của một người. Bởi nếu không có ý chí, không có lòng kiên trì, họ sẽ sớm từ bỏ ước mơ, hoài bão của mình. Hơn thế, ý chí còn giúp ta tránh xa những tiêu cực, sống tích cực và đúng đắn. Hãy nhìn Nick Vujicic, anh là một người bẩm sinh không có tay chân, nhưng anh vẫn tự mình làm được mọi thứ: chơi thể thao, bơi lội, học tập, ... và trở thành một diễn giả truyền cảm hứng cho toàn thế giới. Nếu không có ý chí, liệu anh có thể làm được điều đó hay không? Thế nhưng, vẫn còn một số người không hề có ý chí, họ sống không mục tiêu, không hoài bão, sa lầy vào những tệ nạn. Vậy nên, là một con người hãy sống có ý chí, rèn luyện và thực hiện ước mơ của mình, đừng biến thành một kẻ thất bại trong chính cuộc sống của mình!

5 tháng 5 2024

nghị luận à

4
456
CTVHS
5 tháng 5 2024

đúng r

5 tháng 5 2024

đùa ak?

Ko biết 

22 tháng 5 2023

Một số ý:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.

* Thân bài:

- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay: Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.

- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:

+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.

+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.

+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.

- Tác hại khi hút thuốc lá:

+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.

+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.

- Giải pháp.

+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.

+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.

3 tháng 5 2024

có ai giúp mình không

 

 

 

2 tháng 5 2024

ai giúp mình tích

Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất         Nhờ có nước, đặc biệt là nước ở dạng lỏng, Trái Đất trở thành nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.  Do vậy, khi khẳng định hành tinh này là cái nôi của sự sống, ta không thể không nói đến nước.         Hành tinh của chúng ta quả là giàu nước. Nước...
Đọc tiếp

Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất

        Nhờ có nước, đặc biệt là nước ở dạng lỏng, Trái Đất trở thành nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.  Do vậy, khi khẳng định hành tinh này là cái nôi của sự sống, ta không thể không nói đến nước.

        Hành tinh của chúng ta quả là giàu nước. Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. Nước dào dạt trong lòng các đại dương; nước đông cứng thành những khối băng trùng điệp, khổng lồ ở hai địa cực; nước ngự trắng loá trên những chóp núi được ví là nóc nhà của thế giới; nước tuôn chảy không ngừng với hệ thống sông ngòi được phân bố ở khắp bề mặt các lục địa;… Chính nước đã tạo cho Trái Đất một vẻ đẹp lộng lẫy. Những bức ảnh chụp từ các tàu vũ trụ cho thấy Trái Đất không khác gì giọt nước xanh khổng lồ giữa không gian vũ trụ đen thẳm bao la.

        Nếu không có nước thì Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. Nước chính là “vị thần hộ mệnh” của sự sống, là tác nhân quan trọng thúc đẩy quá trình tiến hoá của các vật chất sống trên hành tinh này. Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

(Trích Trái Đất – cái nôi của sự sống, Hồ Thanh Trang – Theo báo điện tử Đất Việt, Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 9/2020)

I. Trắc nghiệm: hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đó vào bài làm.

Câu 1: Đoạn văn nói về vai trò của nhân tố nào trên Trái Đất?

A. Đất

B. Nước

C. Động thực vật

D. Con người

Câu 2: Dấu ngoặc kép đánh dấu cụm từ “Vị thần hộ mệnh” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

A. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt

B. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.

C. Đánh dấu từ ngữ thông thường

D. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo ý mỉa mai.

Câu 3: Câu văn “Những bức ảnh chụp từ các tàu vũ trụ cho thấy Trái Đất không khác gì giọt nước xanh khổng lồ giữa không gian vũ trụ đen thẳm bao la” sử dụng phép tu từ nào?

A. Ẩn dụ

 B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Câu 4: Đoạn trích trên gồm mấy đoạn văn?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

II. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Chỉ ra những điều tác giả miêu tả sự hiện diện của nước trên Trái Đất?

 Vì sao tác giả cho rằng “Nếu không có nước thì Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi”?

Câu 2: Tác dụng của yếu tố miêu tả như thế nào đối với việc cung cấp thông tin của đoạn văn?

Câu 3: Kể những việc em cần làm để bảo vệ nguồn nước nơi em sinh sống?

Câu 4: Từ việc đọc hiểu văn bản có chứa đoạn văn, em rút ra được kinh nghiệm gì khi đọc một văn bản thông tin?

0