K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net)
Chú thích:
– Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội.
– Me (từ cũ): Mẹ.
– Nội: cánh đồng.
– Chửa: chưa.
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

    (2) Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó?

Câu 5. Anh/Chị rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Hạnh phúc đôi khi như lá xanh trong nắng dội, mưa tràn   Hạnh phúc đôi khi như quả thơm trong im lặng, dịu dàng   Hạnh phúc đôi khi như sông vô tư trôi về biển cả Chẳng cần biết mình đầy vơi (Nguyễn Loan, Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí sông Hương số 336 - 02/2027) Câu 1. Xác định thể thơ của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Hạnh phúc

đôi khi như lá

xanh trong nắng dội, mưa tràn

 

Hạnh phúc

đôi khi như quả

thơm trong im lặng, dịu dàng

 

Hạnh phúc

đôi khi như sông

vô tư trôi về biển cả

Chẳng cần biết mình

đầy vơi

(Nguyễn Loan, Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí sông Hương số 336 - 02/2027)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Trong văn bản trên, hạnh phúc được miêu tả qua những tính từ nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung của đoạn thơ sau như thế nào?

Hạnh phúc

đôi khi như quả

thơm trong im lặng, dịu dàng

Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:

Hạnh phúc

đôi khi như sông

vô tư trôi về biển cả

Chẳng cần biết mình

đầy vơi

Câu 5. Nhận xét quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.   Anh em con chịu đói suốt ngày tròn Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa Có gì nấu đâu mà nhóm lửa Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…   Chiêm bao tan nước...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó

Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

 

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn

Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa

Có gì nấu đâu mà nhóm lửa

Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…

 

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

    (Trích Khóc giữa chiêm bao, Vương Trọng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:

 Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Câu 4. Anh/Chị hiểu nội dung dòng thơ sau như thế nào?

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

Câu 5. Thông điệp tâm đắc nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì? Nêu lí do anh/chị lựa chọn thông điệp đó.

0
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu‎‎ ý nghĩa của tính sáng tạo đối với thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư). Biển người mênh mông Nguyễn Ngọc Tư     [...] Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu‎‎ ý nghĩa của tính sáng tạo đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư).

Biển người mênh mông

Nguyễn Ngọc Tư

    [...] Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn: "Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn". [...] Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.

   Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại. [...] 

    Phi mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng ấy làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì, sinh ra thằng Phi làm gì. Ngoại Phi bảo: "Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má".

    [...] Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. [...] Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay. [...] Hết lớp Mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. [...]

    Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất. Còn một mình, anh đâm ra lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà sống lôi thôi. [...] Má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.

    Ông già Sáu mới dọn lại thuê một căn chung vách với nhà Phi. Ông cũng nghèo, lúc chuyển đến đồ đạc chỉ gói gọn bốn cái thùng các tông. [...]. Ông chỉ tay vô cái lồng trùm vải xanh, trong đó có con bìm bịp. [...]

    [...] Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ nầy xứ nọ. [...] Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi: "Vậy bác Sáu gái đâu rồi?". [...] Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim: "Cổ đi rồi. Sống khổ quá nên cổ bỏ qua. Cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng có cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ.". [...]

    Rồi một bữa, ông bày ra bữa rượu để từ giã Phi: "Cha, để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống thì còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con "trời vật" nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen.". 

    [...] Ông đi rồi, chỉ còn lại Phi và con bìm bịp.

    [...] Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. 

(Theo isach.infor)

Chú thích: 

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là cây bút mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút sự chú ý của bạn đọc ngay từ những trang viết đầu tay, đồng thời được giới chuyên môn và các nhà phê bình văn học đánh giá cao. 

Qua: từ người lớn tuổi dùng để tự xưng một cách thân mật khi nói với người vai dưới.

Biểu: bảo.

Bầy hầy: bừa bãi, luộm thuộm.

Ót: gáy.

Đương thúng: đan thúng.

Rầy: mắng.

Ròng: (nước thủy triều) rút xuống.

Tía: cha.

Cổ: cô ấy.

3

      

6 tháng 5 2024

Câu 1:                                                    Bài làm:

         Con người chúng ta chỉ sống một lần duy nhất trên đời, hãy là những đóa hoa nở rộ, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội bằng sự sáng tạo của mình. Sáng tạo là phát minh ra những thứ mới lạ giúp cho cuộc sống chúng ta trở nên thuận tiện, dễ dàng, hiện đại, tiện nghi hơn để thay thế cho những thứ có sẵn. Sự sáng tạo vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời kì phát triển của xã hội hiện nay. Người có sự sáng tạo là những người luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái hay nhằm mục đích để cuộc sống luôn dễ dàng. Họ luôn muốn tìm ra cái mới để cải thiện những cái cũ, thậm chí là đi trước xu hưng của thời đại.Như giáo sư người Anh Sarah Gilbert trước mối hiểm họa của covid 19, bà đã nghiên cứu và chế tạo thành công vaccine AstraZeneca. Dù đã 59 tuổi nhưng bà luôn là người chăm chỉ làm việc, nghiên cứu từ 4 giờ sáng đến khi tối muộn. Nhờ vậy mà vaccine AstraZeneca được ra đời, hàng triệu người trên thế giới được cứu sống. Qua đó ta cũng thấy quá trình sáng tạo chưa bao giờ là đơn giản, chúng ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, phải đánh đổi nhiều thứ, là thời gian, công sức, tiền bạc, thế nhưng sau tất cả, thành quả của những sáng tạo ấy lại thật ngọt ngào. Sự sáng tạo giúp con người làm được những điều tưởng như không thể, nó giúp con người vượt qua những khó khăn và rút ngắn được thời gian khi làm việc. Bên cạnh đó, sự sáng tạo khiến cho cuộc sống của con người trở nên tiện ích hơn, không chỉ giải quyết được những nhu cầu cần thiết mà còn khiến cho cuộc sống con người thêm thú vị hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn không ít người có tư duy, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình, những người này đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích. Chúng ta được lựa chọn cách sống của mình để phát triển bản thân cũng như giúp ích cho xã hội, hãy sáng tạo trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả cao nhất cũng như phát triển bản thân mình để trở thành phiên bản tốt nhất.

 

Câu 2:                                                    Bài làm:

 

     Chiến tranh nổ ra! Bao gia đình phải chia ly, bấy nhiêu bóng dáng hào kiệt đã ngã xuống, máu hòa với nỗi hận chôn sâu dưới làn mưa bom đạn. Vậy mà, mặc cho chiến tranh có tàn phá nặng nề đến mức nào, thì hình ảnh Phi và ông Sáu Đèo trong tác phẩm “Biển người mênh mông” của Nguyễn Ngọc Tư vẫn đậm sâu, đẹp đẽ một cách lạ thường. Đặc biệt, 2 nhân vật này là đại diện cho con người Nam Bộ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả, để rồi người ta thêm vững lòng tin vào một thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt.

      Chuyện kể về ông Sáu Đèo được về quê sau chín năm xa cách dài đằng đẵng.  Ông là một người chiến sĩ nông dân vùng Nam Bộ. Với lòng yêu nước mãnh liệt cùng sự căm ghét quân giặc sâu sắc, ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến. Ngày ông đi, ông đã cố gắng gạt đi sự quyến luyến, tình yêu thương gia đình. Để lại sau lưng là ánh mắt non nớt cùng người vợ tảo tần để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Quyết hy sinh đến tận hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng mảnh đất, ngọn cỏ của dân tộc. Có thể nói, ông chính là hình ảnh đại diện cho lòng yêu nước của người nông dân Nam Bộ chân chất, mộc mạc.

     Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại, chiu chít quanh quẩn bên chân bà như gà mẹ gà con. Thấy Phi suốt ngày thui thủi một mình, ngoại biểu đi hàng xóm chơi, Phi lắc đầu, "Đi đâu ai người ta cũng bảo giống ông Hiểu nào, trưởng đồn Vàm Mấm nào á. Con với ổng nước lã, người dưng mà, ngoại?" Ngoại không nói gì, lặng lẽ ngồi đương thúng, dường như trong mình có chỗ nào đó đau lắm, nhói lắm.

     Khi Phi lên mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Đây là kết quả cưỡng bức của tên đồn trưởng Rạch Vàm Nấm với mẹ của Phi. Ngoại Phi bảo, "Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má".  Má cũng hay về thăm Phi, thường là về một mình. Tất bật, vội vã, không làm gì cũng vội vã. Lần nào cũng hối hả kéo Phi vào lòng hỏi còn tiền xài không, lúc rày học hành thế nào, có tiếp ngoại vót nan không, sao mà ốm nhom vậy? Rồi từ từ má chỉ hỏi anh chuyện tiền xài thôi.
      Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, đắng caỵ, dứt khoát không nhìn con như vậy. Ông hay chê Phi với má, "Cái thằng, lừ đừ lừ đừ không biết giống ai"
. Hết lớp mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. Má anh rầy, "Bộ má nuôi không nổi sao?" Phi cười, "Má còn cho mấy đứa em, phải lo cho tụi nó học cao hơn nữa. Tự mình con sống cũng được, má à. Rồi Phi thôi học đi theo đoàn hát, má anh giận tím ruột bầm gan, "Ai đời ba mầy làm tới chức phó chủ tịch, không lẽ không lo cho mầy một chỗ làm tử tế, sao lại vác cây đờn đi hò hát lông bông. Làm vậy khác nào làm ổng mất mặt". Chỉ ngoại Phi là không rầy, ngoại anh hỏi, "Bộ làm nghề đó vui lắm hả con? Thoải mái chớ gì? Phải rồi, hồi xưa má con đẻ rớt con trên bờ mẫu, mở mắt ra đã thấy mênh mông trời đất rồi, bây giờ bị bó buộc con đâu có chịu". Phi chỉ cười cười mà không nói. Nhờ vậy, mà người ở xóm lao động nghèo nầy biết thằng Phi "nghệ sỹ" vẫn còn ở đây, trong căn nhà cửa trước lúc nào cũng khép im ỉm. Ở trong cái tổ bê bối của mình, Phi ngủ vùi đến trưa hôm sau. Ngoại biểu anh cưới vợ hoài, nhưng Phi nghĩ mãi, có ai chịu đựng được anh chồng lang thang say xỉn như mình, hồi còn là một hòn máu thoi thót anh đã làm khổ bao nhiêu người rồi, bây giờ lấy vợ không phải lại làm khổ thêm một người nữa sao?
      Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất, đôi bông tai bằng cẩm thạch ngoại để dành cho cháu dâu vẫn còn nằm im trong hộc tủ thờ. Còn một mình, anh đâm ra lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà sống lôi thôi, nghèo hoài. Ngó cảnh nhà, Phi tự hỏi, mình sống bê bối từ hồi nào vậy cà. Từ hồi nào thì phong trần, bụi bặm, khắc khổ, ăn bận lôi thôi, quần Jean bạc lổ chổ, lai rách te tua, áo phông dài quá mông, râu ria rậm rạp, móng tay dài, tóc dài. Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô.  Không biết, có ai la rầy, có ai để ý đâu mà biết. Má anh lâu lâu lại hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.  Cuộc đời của ông Sáu Đèo sau khi người vợ bỏ đi, không con cái, chỉ làm bạn với con chim bìm bịp, lang thang bán vé số nay đây mai đó ở tuổi xế chiều, cô đơn. Nỗi nhớ và tiếng kêu thắt lòng của con chim bìm bịp nhắc về ông Sáu Đèo đang tiếp tục lưu lạc trên chặng đường nào. Nỗi cô đơn của Phi giữa biển người mênh mông.
     Trời trở chướng, ông Sáu than đau nhức mình. Phi qua nhà cạo gió cho ông. Lần theo những chiếc xương gồ ra trên thân mình nhỏ thó, ốm teo, Phi buột miệng "Bác Sáu ốm quá". Ông già Sáu cười.  Ông biểu, "Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó được thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cục rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà. Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi, "Vậy bác Sáu gái đâu rồi ?" Ông già rên khẽ, gương mặt ràn rụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim, ông đã tìm người vợ gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, bỏ cả sông nước vốn gắn bó như máu thịt, lên bờ tìm kiếm để nói lời xin lỗi với vợ; cử chỉ “lấy tay quệt nước mắt” và câu hỏi day dứt trong ông: “Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?”,ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy, những hoài niệm về niềm hạnh phúc với người vợ, “cuộc sống nghèo vậy mà vui lám”, buồn “tìm hoài không gặp” đi liền với nỗi lo “sợ mắt mình dở rồi nên nhìn không ra cổ”, “tới chết không biết có gặp được không”. “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại”. Ông vẫn đang mải miết đi hết những đường ngang ngõ dọc để tìm người thương, hay ông chân đã mỏi, gối đã chồn, đã dừng lại ở đâu đó trên hành trình cuộc đời mà vẫn chưa thôi khắc khoải.  Trên hành trình tìm kiếm khát khao hạnh phúc đó, con người Nam Bộ trong truyện Biển người mênh mông cho chúng ta thấy tình yêu và sự gắn bó sâu quê hương xứ sở, tình cảm thuỷ chung sâu sắc, tấm lòng yêu thương, vị tha.

     Nguyễn Ngọc Tư  đã khắc họa nhân vật con người Nam Bộ trong trang văn với tình huống truyện tâm trạng, cốt truyện đơn giản, điểm nhìn di chuyển vào các nhân vật; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giàu chất thơ cùng với giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi để lại trong lòng người đọc nhìu cảm xúc khó tả. Người đọc cảm nhận về những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh, trôi nổi, lưu lạc, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc âm thầm mà mãnh liệt. Hành trình kiếm tìm tình thân, hạnh phúc ấy cũng là hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hành trình của trái tim. Truyện khiến cho mỗi người đọc không nguôi về “nỗi người” trong trang văn của tác giả.

     Truyện khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, cho độc giả cảm nhận được những giá trị quý giá của tình thân, tình người, của hạnh phúc. Truyện cũng cảnh báo về những hời hợt, thờ ơ của mỗi người có thể đang góp phần làm nên cái “Biển người mênh mông” trong cuộc sống. Qua đó, tác giả đã để lại những ấn tượng sâu sắc về là một người chiến sĩ giàu trách nhiệm, kỷ luật và nặng lòng với quê hương, đất nước. Và rồi, đến cả khi đã gấp lại trang sách cũ, người ta vẫn canh cánh mãi những nỗi niềm rất lạ, rất riêng.

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây    1. Những khu chợ sầm uất trên sông    Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng),...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

   1. Những khu chợ sầm uất trên sông

   Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp  Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau), sông Vĩnh Thuận (Miệt Thứ – Cà Mau),...

loading...

 Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang

(Nguồn ảnh: Vietnam Travellog)

   Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

   Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú. Nhiều nhất vẫn là các loại trái cây, rồi đến các loại rau củ, bông kiểng, hàng thủ công gia dụng, hàng thực phẩm, động vật,... Ở đây, lớn như cái xuồng, cái ghe, nhỏ như cây kim, sợi chỉ đều có bán. 

   2. Những cách rao mời độc đáo

   Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản tiện mà thú vị.

   Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây, rau củ – giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua. Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm, “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa,... Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy. Lại có những chiếc ghe mà “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà: dấu hiệu cho biết người chủ muốn rao bán chính chiếc ghe đó, tấm lá lợp có ý nghĩa giống như một cái biển rao bán nhà.

   Đó là những cách thu hút khách bằng mắt. Lại có những cách thu hút khách bằng tai. Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc). Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

(Theo Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhậm Hùng NXB Trẻ, 2009, tr. 36 – 55 và Chợ nổi – nét văn hoá sống trước tiền Tây, Đài truyền hình Cần Thơ, https://canthotv.vn/cho-noi-va-van-hoa-song-nuoc-mien-tay/)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của ngữ liệu trên.

Câu 2. Liệt kê một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên.

Câu 4. Nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 5. Anh/Chị có suy nghĩ gì về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

2