Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?
A. Trạng ngữ chỉđiềukiện B. Trạng ngữ chỉ mụcđích
C. Trạng ngữ chỉphươngtiện D. Trạng ngữ chỉ nguyênnhân
Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Trạng ngữ - vị ngữ - chủngữ
B. Chủ ngữ - trạng ngữ - vịngữ
C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vịngữ
D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạngngữ
Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?
A. Những cô bé ngày nào nay đã trưởngthành.
B. Hương cau ngan ngát khắp vườnnhà.
C. Trên vòm cây, bầy chim hót líulo.
D. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quângiặc.
Câu 5: Cho cáccâu:
(1) Nó rơi từ trên tổxuống.
(2) Tôi đi dọc lối vàovườn.
(3) Con chó chạy trướctôi.
(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vậtgì.
Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh? A. (2) - (3) - (5) - (4) -(1)
B. (2) - (3) - (1) - (4) -(5)
C. (2) - (3) - (5) - (1) -(4)
D. (2) - (3) - (4) - (5) -(1)
TK:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Trả lời:
Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.