hãy viết một bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
bạn có thể tham khảo trên mạng
học tốt
năm mới hạnh phúc nhé
Mik cũng học qua bài này rồi để mik chỉ cho
Theo ý của mik là: 1,miêu tả về vẻ bề ngoài của Kiều Phương(VD:mặt nhem nhuốc)
2,miêu tả về tính cách(VD:hay lục lọi đồ trong nhà)
3,nêu những j mà Bé Phương đã đặt đc(gồm từ khi đc phát hiện tài năng đến khi nhận giải)
4,nêu cảm nghĩ của mik với be Phương(VD:em thấy Phương là 1 ng.......)
Đó là theo mik còn bào văn chưa đủ bố cục thì xin lỗi bạn vì mik ko nhớ lém,mik học lâu rồi mà co lại ko cho làm dàn ý nữa. Thông cảm cho mik nhé!!!!>O-O<
bạn tham khảo
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.
Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.
Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.
Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.
Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.
Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.
Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.
Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhô' trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu ta rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ... Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay lại có những chuyện lạ lùng như vậy.
Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến.
Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.
Như có một phép màu kì diệu làm, thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam...
Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng... lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thìa và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy: Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: "Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!... ".
Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.
Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.
Đây là một tâm trạng rất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến có quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú - và nhiều người khác đã từng coi thường. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hoá; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.
Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tuỵ và đáng kính sẽ mãi mãi ln sâu trong tâm trí chú bé.
Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm - gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy khiến cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.
Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng:... chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học tiếng Pháp cuối cùng này.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không qưở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừngbaogiờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giũ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp, An-dátviết bằng kiểu chữ "rông" thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy...
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm dạy... cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cùa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm! ". Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
Buổi học cuối cùnglà một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bai học về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vố giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đờ
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết.
Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.
Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
chúc bạn hok tốt
1. Khái niệm nhân hóa
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
2. Các kiểu nhân hóa
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng gọi vật.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
hok tốt
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Nhà thơ Lê Huy Hòa đã viết một bài văn như thế. Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.
Trong sân bất cứ ngôi trường nào trên đất nước Việt Nam yêu dấu bạn cũng có thể tìm được một cấy phượng, phượng là loài hoa gắn bó nhiều nhất với tuổi học trò. Và tuổi thơ của tôi và các bạn cùng trường cũng gắn bó với một cây phượng như thế.
Cây đã được trồng từ lâu nên cao và to lắm. Nhìn từ xa, trông cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc xanh mướt. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như một con bạch tuộc khổng lồ bám chặt vào nền dất. Gốc cây phượng xù xì mốc thếch. Cây phượng đã già, thân cây to hơn cả một vòng tay ôm của một cô học trò lớp 6 như tôi. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn – màu của quê hương đất mẹ. Chạm vào thân cây, tôi thấy sần sùi, nham nhám, nó chai sần như bàn tay của bác nông dân lao động cần cù. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho thân chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Từ thân chẽ thành nhiều nhánh nhánh giống như cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà.
Mùa xuân, cây phượng ra lá. Lá phượng xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Lá ban đầu xếp lại như còn e ngại điều gì. Nhưng khi được tắm nắng xuân, lá lại xòe ra cho gió đưa đây, rồi lá ánh lên một màu xanh nhũn nhãn, đậm đà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn, cứng cáp hơn giống lá me, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là phượng.
Xuân qua, hè tới, phượng bắt đầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như những mặt trời bé con tinh nghịch trên những vòm lá xanh tươi. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Trên những cành cây, những cánh phượng tươi thắm như những nàng công chúa bướm xinh đẹp đang khoác lên mình chiếc váy màu lửa. Phượng có mùi hương hoa chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng tôi mới hiểu. Lúc này, những tán cây rợp mát, kết lại với nhau thành một cái cổng vòm mang sắc đỏ rực rỡ như một chiếc cổng diệu kì dẫn tới một cung điện nguy nga trong những câu chuyện cổ tích thần tiên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới cái cổng vòm mát rượi này cơ chứ! Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò. Mấy bạn nam nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà,những bạn nữ thì lại tách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. khi mà tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng tôi phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.Và chúng tôi đã vào hẳn trong mùa phượng. Tôi lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
- Ngày xưa, khi mặt đất còn lãnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để đem hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng đã chọn cây phượng để treo Mặt Trời.
Ôi ! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Một quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế! Và đáng yêu hơn khi thực tại phượng luôn làm đẹp cho đời.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại không thể không nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hạ. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có đám học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các cô, cậu học trò. Tiếng ve cũng thúc dục đám học trò chúng tôi một mùa thi cuối cũng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Qua hè, hoa phượng tàn dần, Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng tôi quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành.
Sang đông, cây phượng cũng ào ạt thay lá, cành cây trở nên khẳng khiu. Dáng cây trầm ngâm nhìn vẻ héo tàn của mùa đông giá rét. Lúc này, cây phượng trông như không còn sức sống, nhưng tôi có ngờ đâu dòng nhựa trong cây vẫn tràn trề tuôn chảy, những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên, sinh sôi nảy nở và hẹn ngày đơm bông, làm đẹp cho sân trường.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính vì vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời, một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim tôi như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.
A. Mở bài.
- Giới thiệu hàng phượng vĩ và sự rạo rực của những tiếng ve khi mùa hè đến. (hoa phượng nở và những tiếng ve râm ran nhắc mỗi chúng ta nghĩ đến điều gì? – sự chia li, mùa thi của các cô cậu học trò,…).
B. Thân bài.
- Miêu tả hình ảnh những hàng phượng (chú ý nhất là những chùm hoa phượng).
- Miêu tả âm thanh giục giã của những tiếng ve.
- Ý nghĩa của hoa phượng và những tiếng ve.
C. Kết bài.
- Với riêng em, mỗi lần nhìn phượng nở, em lại có tâm trạng như thế nào? (buồn, vui, hứa hẹn,…).
Mùa hè, em thích nhất là được ngắm nhìn hàng phượng vĩ trước nhà nở hoa và lắng nghe âm thanh rộn ràng của những chú ve.
Hàng phượng vĩ có từ bao giờ thì chắc chẳng ai nhớ.Cả ông bà em cũng chỉ biết là từ khi dọn về đây sống đã thấy cây sừng sững trước nhà.Từ xa, nhìn hàng phượng vĩ hệt như những chiếc ô khổng lồ, đang che nắng cho cả khoảng sân trước nhà.Rễ cây dài ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất.Thân cây khoác áo nâu đen, hằn rõ những vết sần sùi, nứt nẻ do thời gian.Cành cây xum xuê và um tùm lá tỏa ra khắp nơi như thể đang dang tay ôm cả khoảng sân trước nhà em vào lòng.Tán lá dày và xanh tới nỗi nắng hè có chói chang đến mấy cũng khó có thể xuyên qua được.Lá phượng nhỏ , xanh non mơn mởn tươi mát vô cùng.
Thế rồi, cơn mưa mùa hạ cũng đến,được dịp,thế là các bông phượng đồng loạt nhú ra,chi chít trên khắp các cành cây, tán lá. Hàng phượng như thay áo mới, chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ bao trùm lên cả khoảng sân và con đường.Những đóa hoa phượng như hàng ngàn đốm lửa đỏ rực cháy,kết thành từng chùm,tô điểm thêm màu thêm sắc cho vòm trời những ngày hè.Em vẫn còn nhớ như in những ngày nhỏ, em và các bạn trong xóm hay cùng nhau quây quần bên những gốc phượng trò chuyện, nô đùa.Khi đó, gốc cây như một thế giới khác, kì diệu, hấp dẫn và cuốn hút em vô cùng.Cho đến tận bây giờ, đôi khi em lại chờ , lại nhặt những cánh hoa rơi và ép chúng thành cánh bướm để nhớ lại một thời tuổi thơ êm đềm bên những cánh phượng,để lưu lại một điều gì đó cho mùa hè đầy lưu luyến này.
Mùa phượng trổ hoa cũng là lúc những nhạc công ve sầu râm rang tiếng hát.Những nhạc công thầm lặng, nép mình sâu trong bụi lá, tán hoa cùng thiên nhiên tấu lên một bản hòa âm du dương tuyệt vời.Âm thanh thôi thúc, giục giã như gọi mời em cùng hòa mình vào bản nhạc mùa hè
Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời,một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim em như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.
Bài làm
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Nhà thơ Lê Huy Hòa đã viết một bài văn như thế. Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.
Trong sân bất cứ ngôi trường nào trên đất nước Việt Nam yêu dấu bạn cũng có thể tìm được một cấy phượng, phượng là loài hoa gắn bó nhiều nhất với tuổi học trò. Và tuổi thơ của tôi và các bạn cùng trường cũng gắn bó với một cây phượng như thế.
Cây đã được trồng từ lâu nên cao và to lắm. Nhìn từ xa, trông cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc xanh mướt. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như một con bạch tuộc khổng lồ bám chặt vào nền dất. Gốc cây phượng xù xì mốc thếch. Cây phượng đã già, thân cây to hơn cả một vòng tay ôm của một cô học trò lớp 6 như tôi. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn – màu của quê hương đất mẹ. Chạm vào thân cây, tôi thấy sần sùi, nham nhám, nó chai sần như bàn tay của bác nông dân lao động cần cù. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho thân chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Từ thân chẽ thành nhiều nhánh nhánh giống như cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà.
Mùa xuân, cây phượng ra lá. Lá phượng xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Lá ban đầu xếp lại như còn e ngại điều gì. Nhưng khi được tắm nắng xuân, lá lại xòe ra cho gió đưa đây, rồi lá ánh lên một màu xanh nhũn nhãn, đậm đà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn, cứng cáp hơn giống lá me, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là phượng.
Xuân qua, hè tới, phượng bắt đầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như những mặt trời bé con tinh nghịch trên những vòm lá xanh tươi. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Trên những cành cây, những cánh phượng tươi thắm như những nàng công chúa bướm xinh đẹp đang khoác lên mình chiếc váy màu lửa. Phượng có mùi hương hoa chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng tôi mới hiểu. Lúc này, những tán cây rợp mát, kết lại với nhau thành một cái cổng vòm mang sắc đỏ rực rỡ như một chiếc cổng diệu kì dẫn tới một cung điện nguy nga trong những câu chuyện cổ tích thần tiên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới cái cổng vòm mát rượi này cơ chứ! Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò. Mấy bạn nam nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà,những bạn nữ thì lại tách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. khi mà tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng tôi phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.Và chúng tôi đã vào hẳn trong mùa phượng. Tôi lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
- Ngày xưa, khi mặt đất còn lãnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để đem hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng đã chọn cây phượng để treo Mặt Trời.
Ôi ! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Một quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế! Và đáng yêu hơn khi thực tại phượng luôn làm đẹp cho đời.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại không thể không nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hạ. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có đám học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các cô, cậu học trò. Tiếng ve cũng thúc dục đám học trò chúng tôi một mùa thi cuối cũng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Qua hè, hoa phượng tàn dần, Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng tôi quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành.
Sang đông, cây phượng cũng ào ạt thay lá, cành cây trở nên khẳng khiu. Dáng cây trầm ngâm nhìn vẻ héo tàn của mùa đông giá rét. Lúc này, cây phượng trông như không còn sức sống, nhưng tôi có ngờ đâu dòng nhựa trong cây vẫn tràn trề tuôn chảy, những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên, sinh sôi nảy nở và hẹn ngày đơm bông, làm đẹp cho sân trường.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính vì vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời, một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim tôi như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.
Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ. Từng giây, từng phút trôi qua sao nhanh chóng quá! Bạn bè ơi, xa mái trường rồi có còn nhớ nó không?Tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ . Thế là mùa hè mến yêu đã đến, làm học sinh nôn nao không muốn xa trường, xa từng cây bang và cả cây phượng già thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời đây. Thật chẳng muốn xa chút nào đâu!
Ôi! Không khí thật nóng bức quá! Các loài cây như chìm trong giấc ngủ của mùa hè oi bức. Riêng cây phượng già ở góc sân thì như vươn tay đón lấy ánh nắng mặt trời sáng chói. Đừng ngạc nhiên vì cây phượng chính là đặc trưng của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng vẫn nằm im ở góc sân chứng kiến nhiều trò chơi, lắng nghe nhiều lời tâm sự của học sinh nhưng nay phượng đã tỉnh dậy, xòe tán rộng như muốn vươn tay lấy hết ánh mặt trời về cho mình. Nhìn từ xa, phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai có thể ngờ được cách đây mấy ngày, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Nhưng chỉ sau mấy ngày phượng đã chi chit nào hoa là hoatòan một màu đỏ rực của ánh mặt trời và của sắc màu tự nhiên của loài cây mùa hè: cây phượng, điểm xuyết vào đó là màu xanh hạnh phúc của lá như bao cây khác. Từng lá phượng, từng hoa phượng như một sự sống mới của cây phượng già, của một mùa hè đầy sức sống. Gốc phượng to, rễ phượng bò lên trên mặt mặt đất như những con rắn khổng lồ vui đùa với nhau và cùng nhau mừng rỡ đón mùa hè đến. Các bạn biết không? Hoa phượng mà nở thì khỏi chê nhé! Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng em phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học giỏi, thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Hoa phượng đỏ rực là thế mà sao lại hiền dịu quá! Khi một luồng gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống mặt đất. Nhưng không vì thế mà phượng buồn bã, cứ hàng ngày phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi, cuối cùng những bông hoa phượng cũng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hè. Đến mùa hè, ve lại thi nhau hát vang râm ran cả một góc trường. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như nhắc chúng em không những chỉ có tiếng hót của các loài chim, mà còn có cả tiếng ve gọi hè về. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có tụi học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các anh, các chị học trò. Tiếng ve báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện: nào là hè đã đến, đến lúc phải nghỉ ngơi sau một học kỳ, một năm học căng thẳng, đến lúc để vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính và vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Phương, ve ơi, tụi này sẽ không quên các bạn đâu! Nhờ các bạn mà tụi này đã hiểu được mùa hè thú vị đến dường nào. Mùa hè đã mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Dù có xa ngôi trường tụi mình vẫn sẽ nhớ đến mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng, tiếng ve thân thiết của tụi học trò này nữa.
học giỏi nha