Viết 1 đoạn văn tình bày suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn qua đoạn trích.(ko chép mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi .
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .
Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương
Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.
Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.
Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".
Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.
Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Tết đến xuân về, điều kiện thích hợp cho trăm hoa khoe sắc, nhà nhà, người người chơi hoa. Nếu như ở miền Nam, những đoá hoa mai rực vàng trong nắng tô điểm phố phường thì ở miền Bắc, trong cái se lạnh của mưa phùn lớt phớt bay, những đóa hoa đào tươi tắn làm ấm lòng người, mang hương xuân tỏa đến mọi ngóc ngách phố phường. Người miền Bắc ai mà không thích, không yêu hoa đào? Nhưng để làm một bài văn tả cây hoa đào vào dịp tết tuy không khó nhưng lại không hề dễ dàng. Dưới đây là dàn ý và bài làm của đề bài tả cây hoa đào vào dịp tết, mong rằng sẽ giúp được cho các bạn. Chúng ta sẽ tả vẻ ngoài của cây hoa đào, bông hoa đào nổi bật trong không khí tết, công dụng của hoa đào và về con người vào dịp tết bên cây hoa đào nhà mình.
Hoa đào là loài hoa rất đẹp thường nở vào mùa xuân dịp tết tương trưng cho sự sung túc cho 1 năm mới
Bài làm
Ánh trăng rằm lồng lộng trong đêm Trung thu đã làm xao xuyến tâm hồn trẻ thơ bao thế hệ. Nhất là các em ở vùng nông thôn, vầng trăng ấy biết bao thân thiết và gần gũi. Cậu bé thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ này lúc lên mười tuổi, với cảm xúc rất hồn nhiên, nhưng giàu sự liên tưởng. Bài thơ sử dụng điệp khúc từ đầu đến khổ thơ cuối: Trăng ơi... từ đâu đến?
Nhịp thơ năm chữ cứ đều đều như nhịp trống tùng... dinh... dinh... của các em rước đèn phá cỗ đêm Trung thu đầy háo hức. Tiết tấu của từng câu thơ, khổ thơ được diễn biến theo trình tự thời gian của vầng trăng. Bắt đầu trăng không phải từ trong vũ trụ mà từ cánh rừng xa, với sự liên tưởng "trăng là con đẻ của cây" tạo nên "quả chín" lửng lơ treo trước nhà. Đấy là quà tặng của cây dành cho trẻ thơ trong đêm Trung thu đấy. Màu hồng của trăng như trái chín, tức là khi vầng trăng mới lấp ló, khoảng cách của trăng cũng gần như quả chín trên cây có thể hái được, nắm bắt được.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Một sự so sánh rất thông minh qua hình tượng trăng tròn như mắt cá nhưng mắt cá ấy không bao giờ chớp mi bởi ánh sáng của con mắt ấy vừa dịu dàng, vừa mênh mông, đắm đuối. Dường như thế giới trong trăng là một thế giới thần tiên, lung linh, được trăng chia đều.
Từ khoảng cách xa của rừng và biển, trăng dịch chuyển tới gần góc sân gia đình và chung niềm vui cùng trẻ nhỏ. Vầng trăng như "quả bóng" được các em thỏa thích, vui chơi. Nhưng rồi, mạch thơ không dừng lại ở đây, tứ thơ được nâng lên, vượt ra khỏi cái nhìn của trẻ thơ:
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ.
Ở khổ thơ này, vầng trăng không nằm ngoài sự quan sát, so sánh, tưởng tượng nữa, vầng trăng đã "lặn vào" bộc lộ nội tâm. Vầng trăng sáng cho trẻ thơ vui chơi trong đêm trăng rằm này, nó cũng được nuôi dưỡng từ trong ca dao cổ tích. Hình ảnh gốc đa chú Cuội ngồi trong trăng xa vời vợi ấy lại đến cùng với các em.
Phải chăng, nhắc tới chuyện này để yêu hơn những câu chuyện truyền thuyết ca ngợi vầng trăng của người xưa? Mặt khác, cấu trúc của bài thơ được sắp rất lô-gíc để bật lên sức sống mãnh liệt của dân tộc. Vầng trăng rằm đêm Trung thu hiện lên trong hoàn cảnh cả nước hành quân ra tuyến lửa. Hình ảnh "trăng soi chú bộ đội" và "soi vàng góc sân" khiến người đọc hiểu sâu thêm rằng: Vì một vầng trăng hòa bình, vì hạnh phúc của đêm Trung thu trẻ thơ mà người lính phải ra đi chiến đấu.
Trăng ơi có nơi nào?
Sáng hơn đất nước em.
Câu hỏi để dành trăng trả lời, nhưng đó chính là sự trả lời thay trăng của trẻ thơ cho nhân loại biết rằng: đất nước Việt Nam dẫu còn nhiều gian lao, vất vả, nhưng vẫn sáng ngời lên dưới ánh trăng những làng quê hồn hậu và đầy sức sống, tình người.
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của
Bài 1
Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.
Học tốt
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
P/s : Mk thấy nhiw người thik đọc cái này ghê hay sao ấy - -
Mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Ai cũng thích một mùa. Riêng em, em thích cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Đầu năm đến, cũng là lúc xuân tới. Xuân tới mang theo sự đâm chồi, nảy lộc của hoa lá. Trên cành bàng khẳng khiu, em đã nhận ra ngay những chồi non lấm tấm. Tiết trời xuân nhè nhẹ, dịu dàng. Bầu trời xuân ảm đạm, xám đục. Từng hạt mưa phùn rơi xuống. A! Mưa xuân đấy! Làm mưa trong trẻo, mát lạnh. Mưa lất phất gọi chồi non khẻ tỉnh giấc, mưa trải qua cánh đồng lúa xanh rờn. Tất cả đều tạo nên một bài ca mùa xuân.
Rồi mùa hè đến, những cơn nắng dịu mùa xuân qua đi, những tia nắng nóng của mùa hè lại lũ lượt kéo nhau xuống trần gian. Đầu hè, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.Nó như một chiếc dù bay xa mãi. Những tia nắng trốn vào kẽ lá rồi nhảy xuống lòng đường tạo thành những đốm nắng lung linh. Mùa hè cũng là mùa phượng nở. Hoa phượng cháy rừng rực cả một góc trời. Thỉnh thoảng, vài cơn gió nhẹ làm cách hoa bay. Trong vòm lá, nhạc sĩ ve ngân nga dạo lên khúc nhạc đồng quê chào hè tới. Tất cả đều tạo nen bức tranh mùa hạ thật tuyệt vời.
Mùa hè nhanh chóng trôi qua, mùa thu tới. Ngày đầu thu, đất trời như bồng bềnh trong làn sương. Tiết trời thu thật dịu nhẹ. Khí oi bức của mùa hè đi qua để lại khoảng trời xanh thẳm của mùa thu. Ông mặt trời đủng đỉnh từ đằng đông đi tới. Ông tươi cười ngắm nhìn mặt đất. Trong vườn, vài chiếc lá đang lìa cành. Vài chiếc lá như còn luyến tiếc khung trời rộng, còn lưu luyến đám lá trên cành, nghiêng mình chao lượn trong không gian trước khi rơi xuống đất. Hoa lộng vừng như những tràng pháo đỏ rung rinh dưới ánh nắng dịu nhẹ. Làn gió heo may ko ào ạt mà nhẹ nhàng, se sẽ như bước chân ai đang rón rén bước trên thảm lá khô.
Mùa thu đi qua, để mùa đông về. Đông về mang theo hơi lạnh và sự vắng vẻ của mùa đông. Ngoài đường vắng tanh. Những lúc thế này, em thường đi trên lề phố, khoác chiếc áo bông vừa đi vừa ngẫm nghĩ. Chao ôi! Cảnh yên bình này sao lạ! Nó như thúc đẩy tâm hồn em. Lòng em dạt dào cảm xúc, vừa buồn, vừa thấy yêu đời lại thêm thanh thản. Những cành cây khô kia đang ấp ủ cho mùa đông băng giá để xuân về, chúng lại sinh sôi. Những làn gió đông thoảng qua, một cảm giác mát lạnh tràn vào lòng em. Thật vui sướng!
Em yêu cả bốn mùa. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa hè - mùa thi - mùa chia tay đầy lưu luyến. Mùa thu - mùa tựu trường, mùa thắp lên bao ước mơ hoài bão cuat tổi trẻ và mùa đông - mùa của sự yên bình, dũng cảm.
Mọi người ai cũng thích một mùa trong 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em thích cả bốn mùa.
Đầu năm, mùa xuân đã đến. Mưa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống cây ổi còng mọc lá giữa mặt ao. Những cành đào khoe sắc thắm. Hoa hồng, hoa huệ bừng nở trong nắng sớm ban mai. Mùi hương tỏa ra thơm nức. Không khí lạnh lẽo của mùa đông đã được thay thế bởi không khí ấm áp của mùa xuân. Mặt trời buổi sáng càng khiến bầu trời trong xanh và hoa thêm khoe sắc. Dòng người du xuân tấp nập. Nhìn gương mặt ai cũng hớn hở nô nức. Những bộ quần áo đủ màu sắc như những cánh bướm bay lượn trong không gian. Em ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Ước gì mọi người ai cũng có một mùa xuân hạnh phúc.
Khi những cánh phượng góc sân trường đã được tô điểm một màu đỏ thắm cũng là lúc mùa hè về. Thời tiết bắt đầu nóng lên dần từ tháng tư. Trong nắng mới, nhữn chùm hoa phượng càng thêm rực rỡ. Màu đỏ của cánh hoa nổi bật trên nền lá xanh. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên hai hàng cây bên đường càng làm cho không khí ngày hè thêm rộn rã. Chúng em phải tạm chia tay máy trường thân yêu trong ba tháng. Chắc chúng em sẽ nhớ những lớp học, những ghế đá, gốc cây ...nhiều lắm. Tạm biệt, tạm biệt những kỉ niệm thân yêu và hẹn gặp lại trong những ngày thu đẹp nhất.
Mùa thu là mùa của hoa cúc vàng, là mùa đến trường sau ba tháng hè thú vị. Cái nắng chói chang của mùa hè không còn nữa, thay vào đó là ánh mặt trời dìu dịu.dõi bước chúng em tới trường. Bắt đầu từ tháng bảy âm lịch, tiết trời đã thay đổi. Trời mùa thu trong xanh, khí trời se lạnh bởi những làn gió mùa thu. Không còn tiếng ve kêu râm ran những hàng cây, không còn nhành phượng khoe sắc thắm. Những hàng cây bắt đầu đổ lá vàng xuống phố. Trẻ con không được vui đùa thỏa thích nữa mà phải lo cắp sách đến trường. Những cô cậu học trò gương mặt rất phấn khởi, em biết rằng một năm học mới nhiều thành tích đang chờ chúng em .
Ai đã từng đến miền Bắc nước ta mới thấy cái rét khắc nghiệt của mùa đông. Đó là những cơn gió từ phương Bắc mang theo không khí lạnh tràn về làm cắt da, cắt thịt mọi người. Trong sân trường, những cây bàng trơ trụi lá. Bầu trời xám xịt. Không khí lạnh buốt. Chúng em bắt đầu diện những chiếc áo len đẹp nhất với muôn màu rực rỡ. Giờ chơi, chúng em chỉ ngồi trong lớp vì trời quá lạnh. Mùa đông mang đến điều thú vị duy nhất là được ngồi bên bếp lửa sưởi ấm. Em chỉ mong mùa đông chóng quá để mặt trời mang hơi ấm của mùa xuân đến.
Em yêu bốn mùa, thứ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta.
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.
Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.
Mùa hè năm ngoái, trong một chuyến nghỉ mát ở Nha Trang, tôi có dịp được chứng kiến vẻ đẹp của biển lúc bình minh.
Trời còn sớm, khí trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng dương để lệ những giọt sương đêm còn đọng trên kẽ lá.
Phía trước tôi là cả vùng trời nước mênh mông. Phóng tầm mắt ra xa, tôi thấy biển có một màu xanh lục. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngơi sự giàu đẹp của thế giới đại dương. Thỉnh thoảng những con sóng bạc đầu xô bờ tung bọt trắng xóa.
Phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng.
Đến khi vừng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màutrắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển lan tỏa rất đẹp. Màuxanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì mệt bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ.
Trong ánh nắng diu dàng lúc bình minh, trên biển xuất hiện những cánh buồm nâu, ánh nắng chiếu vào làm hồng rực lên nhưđàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Chỗ gần bờ, người đến tắm thật đông, tiếng reo cười ồn ào, náo nhiệt hòa cùng với tiếng sóng vỗ ì ầm. Thỉnh thoảng những cơn sóng lớn trườn vào bờ làm mọi người phải nhảy lên đón sóng. Gặp bờ cát, sóng tan ra thành muôn ngàn bọt nước li ti và đám đông vui vẻ kia lại dập dềnh cùng những chiếc phao nổi trên mặt nước.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.