K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2023

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

 

20 tháng 11 2023

Nhớ đúng cho like

20 tháng 11 2023

Đúng v dù đi đâu xa cx k quên về nơi đã nuôi mình khôn lớn

20 tháng 11 2023

quê hương là nơi quê xệ cho con chèo cao ngã đau

19 tháng 11 2023

bl

20 tháng 3 2024

Đoạn văn có thành công nổi bật trong cách dùng các từ láy tượng thanh (eng éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng) và các từ láy tượng hình (kĩu kịt, vung vẩy, thoăn thoắt). Điều đó đã góp phần miêu tả sinh động một bức tranh buổi sớm thường gặp ở những vùng quê với những hình ảnh quen thuộc của các bà, các chị đang gồng gánh hàng họ đi chợ trong một không khí thật nhộn nhịp và khẩn trương.

18 tháng 11 2023

tui ko có

18 tháng 11 2023

tui cũng ko

18 tháng 11 2023

?

17 tháng 11 2023

ko biết

17 tháng 11 2023
Thái Bình là một trong những nôi chèo của Việt Nam. Căn cứ vào những tư liệu hiện còn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định nghệ thuật chèo ra đời ở vùng châu thổ Bắc Bộ và định hình ở tứ trấn: Ðông, Ðoài, Nam, Bắc, tương đương với tên gọi của các chiếng chèo tứ xứ: xứ Ðông, xứ Ðoài, xứ Nam, xứ Bắc. Tỉnh Thái Bình cùng các tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Hưng Yên ngày nay nằm trong chiếng chèo xứ Nam. 

Cho đến nay, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ở Việt Namon> ra đời từ bao giờ. Giáo sư Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật chèo của Việt Nam và cũng là người Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm người làng Phúc Khê (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã viết lời đề tựa cho Hý phường phả lục. Trong lời tựa có viết: ”Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một người, từ một địa phương”. Giáo sư Hà Văn Cầu cũng cho biết sách Hý phường phả lục  đã chép về các vị tổ nghề chèo trong đó có Ðào Văn Só, quê ở đất Ðằng châu (nay thuộc vùng đất của các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình), Ðặng Hồng Lân quê ở Ða Cương hương (nay thuộc vùng đất phía bắc tỉnh Thái Bình), Ðào Nương quê ở huyện Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình)… ba vị này đều là bạn nghề sống vào thời Ðinh (thế kỷ X). Tục thờ tổ nghề hát vốn xưa có ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà. Lệ tế tổ chèo trước đây thường được những người hành nghề chèo duy trì hàng năm. Ðình làng Hoàng Quan nay thuộc xã Ðông Cường thờ Thành hoàng làng là tổ nghề hát, dân làng vẫn gọi là bà Ðầu, bà Ðào hoặc bà Ðào Nương. Làng Ðống nay thuộc xã Ðông Các xưa có gò Con Hát. Làng Thượng  Liệt nay thuộc xã Ðông Tân xưa có đường Con Hát. Sách Tiên Hưng phủ chí do Phạm Nguyên Hợp biên soạn vào năm 1928 đã xếp ca hát (hát chèo và hát ca trù) là một nghề của phủ Tiên Hưng. Ngày nay các làng xã thuộc phủ Tiên Hưng có khá nhiều nghệ sỹ hoạt động chèo nổi danh trong nước, trong tỉnh.

 

 

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội truyền thống của hầu hết các làng ở Thái Bình đều có hát chèo. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong khi nghệ thuật chèo ở nhiều tỉnh sa sút vì bị các loại hình sân khấu khác như tuồng, cải lương lấn át thì ở Thái Bình các gánh chèo vẫn tồn tại và phát triển. Khi nói đến những tác giả có công đầu trong việc chấn hưng chèo đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu không thể không nhắc đến hai tác giả lớn đã từng cộng tác với nhau là Nguyễn Ðình Nghị (quê Hưng Yên) và Nguyễn Thúc Khiêm (1878 - 1941) quê làng Hoàng Nông, nay thuộc xã Ðiệp Nông huyện Hưng Hà, Thái Bình). Từ những thành quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của giới nghiên cứu sân khấu trong, ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua về chèo ở Thái Bình và bằng thực tế hoạt động chèo đã và đang tồn tại, phát triển sống động trên đất Thái Bình, bằng quá trình tác động của chèo Thái Bình với sân khấu chèo cả nước trong nhiều thập kỷ qua cho phép chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định Thái Bình là đất chèo, là một trong những cái nôi sinh ra nghệ thuật chèo.

Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình. Chỉ có điều là do phương tiện ghi âm, ghi hình những năm trước đây chưa phổ biến nên những giọng hát, lối hát của các lớp nghệ nhân chèo trước đây thường ít được bảo lưu. Có chăng chỉ được miêu thuật, lưu truyền bằng chữ viết. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng nghệ thuật chèo vốn được phát triển theo hệ thống mở. Mở cả về không gian phát triển và hình thức diễn xướng. Cũng một làn điệu, một tích trò nhưng mỗi vùng, mỗi gánh thậm chí là mỗi nghệ nhân lại có lối hát, lối diễn khác nhau.

 

 

Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), trong số hơn 50 nghệ nhân chèo ở các địa phương được Ban nghiên cứu chèo Trung ương mời lên để ghi âm ghi hình có 20 nghệ nhân chèo ở Thái Bình, chưa kể 5 nghệ nhân đã tham gia Ðoàn chèo Trung ương vào năm 1959. Trong số này, người cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Mầm sinh năm 1895, người ít tuổi nhất là nghệ nhân Vũ Thị Từ (tức Hữu) sinh năm 1921, có những nghệ nhân thực sự đáng tôn vinh là bậc đại thụ của ngành chèo ở thế kỷ XX như Nguyễn Mầm, Nguyễn Tích, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch… Trong danh sách 25 vị nghệ nhân chèo thuở ấy thì nghệ nhân Nguyễn Mầm và nghệ nhân Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ) đã được Nhà hát chèo Việt Nam đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào trước năm 2000. Nghệ nhân Phạm Văn Ðiền và nghệ nhân Cao Kim Trạch đã được Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở VH-TT-DL tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2005 (đây là hai nghệ nhân chèo duy nhất của cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian).

 

 

Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sưu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trước Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vườn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phường, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo. Mỗi phường, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá (Hưng Hà), Khuốc (Ðông Hưng) và Sáo Ðền (Vũ Thư) mà có người vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình. Vào trước Cách mạng Tháng Tám ở làng Khuốc có nhiều gánh chèo trong đó có gánh của nghệ nhân Vũ Văn Ðối tục gọi là Ba Ðối đã từng diễn cho vua Bảo Ðại xem. Bảo Ðại đã thán phục tài nghệ của cụ Trùm Ðối và phong cho danh hiệu Ðệ nhất chánh quản ca hạng Bắc Kỳ rồi tự tay gắn mề đay cho cụ.

 

 

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các gánh chèo không còn điều kiện tồn tại như trước. Trong khí thế xây dựng đời sống mới của những ngày đầu độc lập, nhiều xã đã thành lập được đội văn nghệ diễn cả chèo và tuồng. Kháng chiến chống Pháp ập đến, nhiều nghệ nhân chèo đã tham gia công tác tuyên truyền như nghệ nhân Cao Kim Trạch đã gây dựng đội chèo xã Thái Sơn huyện Thái Thụy. Một số nghệ nhân đã tham gia đoàn văn công quân khu Tả ngạn. Ở vùng giải phóng, các chiến sĩ tuyên truyền vẫn dùng chèo làm phương tiện cổ vũ kháng chiến và làm công tác địch vận. Sân khấu chèo Thái Bình phát triển nở rộ. Hầu như thôn xóm nào cũng có tổ (đội) chèo. Có xã các em thiếu nhi còn nhỏ tuổi đã có thể diễn những vở chèo dài có những điệu hát khó như vở Tấm Cám. Những năm đó, các đoàn chèo chuyên nghiệp diễn ở Thái Bình, trên sàn diễn các diễn viên hát thì ở dưới sàn diễn thiếu nhi và mọi người nhẩm theo.

 

 

Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình được thành lập. Ðoàn đã sớm khẳng định được vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ưu tú của đoàn như Ðăng Tỉnh, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhương… cũng đáng được xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã được Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công như Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa… Từ sau năm 1975, Ðoàn chèo của tỉnh có đất diễn để khẳng định mình, được tỉnh chú trọng đầu tư về mọi mặt, là đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2004, Ðoàn được nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân được phát triển sang một thời kỳ mới. Trong hơn hai thập kỷ qua, ở Thái Bình  có hơn 200 hội làng truyền thống lần lượt được khôi phục và rất ít hội thiếu vắng tiếng trống chèo. Việc dạy hát chèo, diễn chèo được các địa phương trong tỉnh coi là một hoạt động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

 

 

Các đội Thông tin lưu động cấp huyện ra đời đã tạo cho hoạt động chèo có điều kiện phát triển. Nắm bắt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức chèo của công chúng, ngành VHTT đã giao cho Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh chỉ đạo hệ thống nhà văn hóa trong tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho đội ngũ tác giả, đạo diễn không chuyên, mở các lớp dạy hát chèo cho những người yêu thích chèo trong các thôn làng, tổ chức liên hoan các giọng hát hay, tay đàn giỏi từ cơ sở lên tỉnh. Các đội Thông tin lưu động thường xuyên dàn dựng các hoạt cảnh chèo đi tham dự hội thi, hội diễn trong, ngoài tỉnh và đi diễn ở cơ sở. Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình  đã khẳng định được “thương hiệu” đào tạo diễn viên, nhạc công chèo cho cả nước.

 

 

Việc mở lớp dạy hát chèo thường xuyên được các địa phương trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn được đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu lạc bộ chèo được thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nước. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có người Thái Bình. Có không dưới 30 nghệ sĩ chèo của cả nước được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vốn là người Thái Bình.

 

 

Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                                                          ký tên

                                                                                             NGA

                                                                                  Dương Quỳnh Nga 

   CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!

17 tháng 11 2023

mình biết

17 tháng 11 2023

cảm nhận của em về chùm cao dao quê hương là rất tuyệt.Nó ko những là quê hương của chúng em mà nó còn bao bọc,nuôi dưỡng chúng em lớn lên từng ngày.Nơi quê cha đất tổ,nơi có những tiếng cười hạnh phúc vang lên,nơi dòng sông đi theo 1 chiều,nơi mà gia đình cũng có thể yên tâm mà sống.

Em viết bài văn này,bài văn này là cả tâm hồn em giành hết vào bài văn này,1 bài văn tuyệt vời nhất của đời em.