Một thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Mai Thúc Loan Phùng Hưng 2 thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa Lý Bí và diễn biến 3 Trình bày diễn biến kết quả và ý nghĩa của Hai Bà Trưng 4 lương đã thi thi hành chính sách cai trị đô hộ của nước ta như thế nào nho lam nhanh cho minh mai minh kiem tra mon lich su
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.
Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.
Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
Dàn ý tả bà nội của em
I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả
Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.
II. Thân bài:
1. Tả ngoại hình của bà nội
- Năm nay bà nội em 70 tuổi
- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom
- Mái tóc bà bạc trắng
- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão
- Vầng trán bà cao ráo
- Mũi bà cao và thẳng
- Bà có hàng lông mày dày và rậm
- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu
- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc
- Bà có nước da đen ngăm ngăm
- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung
2. Tả tính tình của bà nội
- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc
- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
- Bà yêu con nít và thương chúng
3. Tả hoạt động của bà nội
- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên
- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học
- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội
- Em rất yêu bà nội
- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà
Trả lời :
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Nguồn : Google
Hok tốt
-Ken-
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
câu 1
So sánh tảo với rêu:
-Giống nhau: +Đều là thực vật bậc thấp.
-Khác nhau: *Tảo:+Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào.
+Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá.
*Rêu:+Chỉ có dạng đa bào.
+Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá. Cấu tạo vẫn đơn giản và có rễ giả.
So sánh cây có hoa, rêu có gì khác?:
*Cây có hoa:+Có rễ, thân, lá thật sự.
+Có hoa.
+Cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt.
+Sống ở nhiều môi trường khác nhau.
*Rêu: +Có thân, lá thật sự, nhưng chưa có rễ chính thức.
+Chưa có hoa.
+Sống ở môi trường ẩm ướt.
+Cơ quansinh sản: túi bào tử, có rêu sinh sản là bào tử.
Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa. Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam. Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.
Nói thật lòng, Lũy tre làng tôi đẹp vô cùng.Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn. Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác.Đó chính là cảnh lũy tre làng tôi trước khi trận bão đến
Khi cơn bão đến , chớp đùng đùng nghe thật khủng khiếp, gió mạnh lắm như có thể cuốn bay tất cả. Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.
Sau cơn bão,lũy tre vẫn thế vẫn vững như cột đình giữa nền trời rộng lớn với cái dạng khom khom màu lá vẫn cứ xanh tươi.Quả thật, Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi bởi luy tre mai còn xanh tốt mãi theo thời gian
ếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.
Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.
Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …
Cây 1 lá mầm: là cây chỉ có một lá mầm.
Ví dụ: Cây rẻ quạt, cây lúa, cây mì, cây ngô, cây rau mác, ...
Cây 2 lá mầm là những cây khi nảy mầm có tới hai là mầm.
Ví dụ: Cây rau muống, cây rau cải, cây bầ, cây bí, cây mướp, cây cà chua, cây dừa cạn, cây bưởi,...
1 lá mầm : cây ngô, cây lúa, cây kê
2 lá mầm : cây đỗ đen, cây bưởi, cây cam
(ý mn nói ở đây là lá của mấy loại cây trên).
À, thứ tư mk kiểm tra rồi nên mấy bạn cố gắng làm trước thứ ba để mình học thuộc nữa nhé! À với lại chỉ dùng một số ý trên mạng đừng chép hết nhé!!! PLEASEEEE!!!!!
1 . Kiều Phương
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
2 . Anh trai Kiều Phương :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
3 . Bác Hồ :
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
– Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
– Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Những điều kiện bên ngoài giúp hạt nảy mầm là: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong giúp hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống.
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo( chống úng, chống hạn, chống rét), phải gieo trồng đúng thời vụ.
Muốn chứng minh được sự nảy-mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).
Một ngày thứ sau mát mẻ, bầu trời quang đãng với những đám may trắng bồng bềnh. Những chiếc lá úa vàng cùng những cánh phượng đỏ rơi rải rác trên sân trường. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm học.
Chúng tôi đến trường với tâm trạng vừa vui lẫn buồn. Vui vì lại có được những tháng ngày dài nghỉ hè, được đi đây đó cùng bố mẹ nhưng lại buồn vì phải chia tay những đứa bạn thân, thầy cô giáo và cả bác bảo vệ thân yêu.
Mọi người không hẹn lại cùng nhau mang theo đồ ăn đến lớp. Đứa thì mang mấy quả ổi sau vườn, bạn thì mang theo mấy gói kẹo nhỏ, cái Mai lấy từ trong cặp sách túi thạch rau câu còn tôi mang thêm một vài chiếc bánh ngọt mẹ mới làm. Không ai bảo ai mà cùng để đồ ăn đến cuối giờ học.
Từng tiết học dường như trôi qua rất nhanh. Đầu tiên là tiết Tiếng Anh của thầy Tuấn. Hôm nay thầy cho chúng tôi hát những bài tiếng anh nhẹ nhàng, chơi trò chơi bằng tiếng anh. Cả tiết học của thầy rất thoải mái và vui vẻ. Tiết học tiếp theo là môn học mà bạn nào cũng yêu thích: môn thể dục. Cô Hoa thể dục bảo chúng tôi chạy một vòng quanh sân, tập một vài động tác cơ bản, rồi cả lớp quây quần quanh cô trò chuyện. Tiết học thể dục trôi qua nhanh thế. Nghỉ giải lao năm phút, cả lớp bắt đầu tiết toán của thầy Cường chủ nhiệm. Thầy dạy chúng tôi những bài tổng hợp cuối cùng, nhắc nhở cả lớp những sai sót thường mắc phải, những lỗi mà học sinh rất hay quên. Rồi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, cả lớp không ai rời khỏi chỗ ngồi, Thầy giáo cũng ngồi trên bục giảng. Không khí trong lớp yên lặng, bên ngoài tiếng các bạn hò hét với nhau. Rồi thầy lên tiếng:
- Hôm nay là buổi học cuối cùng chắc chắn bạn nào cũng biết nhỉ. Thầy rất vui vì những năm vừa qua được chứng kiến cả lớp mình từng bước lớn lên. Cảm ơn tất cả các em đã cho thầy những kỉ niệm vui vẻ. Mong các em lên lớp mới, học ở môi trường mới có thể phát triển tốt hơn, gặp được những người bạn mới cũng đừng quên các bạn trong lớp nhé. Đến giờ chia tay không nên buồn, phải thật vui để tiếp theo mình còn liên hoan chứ.
Nhìn nụ cười ấm áp của thầy, lòng tôi thắt lại, nỗi buồn chợt trào dâng, tôi lại khóc. Tôi nhớ lại những lúc cả lớp phạm sai lầm làm thầy phải gánh hậu quả, nhớ khi có dịp lễ cùng nhau đến nhà thầy phá cỗ,... thời gian ấy đáng nhớ làm sao. Gạt đi những giọt nước mắt buồn bã, tôi nhìn lên bục giảng quan sát thầy nói chuyện với các bạn. Thầy già hơn so với 4 năm trước, cái lúc chập chững bước lên lớp một, tôi nhớ thầy vui vẻ dắt tay bọn tôi vào lớp. Nụ cười ấm áp, hiền lành ấy vẫn còn đây nhưng bây giờ trên khuôn mặt ấy xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ. Rồi cả lớp lấy đồ ăn, đồ uống ra mời thầy, mời mọi người.
Thế là buổi học cuối cùng lại kết thúc như vậy. Nhưng không phải vì buổi học cuối cùng mà cả thầy, cả lớp lại không thể gặp được nhau. Chúng tôi vẫn sẽ liên lạc với nhau, những lúc rảnh rỗi sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn, đến nhà thầy đạp phá như ngày nào. Buổi học cuối cùng là ngày kỉ niệm đáng nhớ của đám học trò chúng tôi.
1)Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:Năm Mậu Thìn (248),
Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713)
Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
2)Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (Bắc Sơn Tây) hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư bỏ thành long biên chạy về nước.
Hai lần quân Lương kéo sang đàn áp đều bị thất bại vào tháng 4 năm 542 và đầu năm 543 nghĩa quân giải phóng thêm Hoàng Châu và Hợp Phố.
Kết quả:
Mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý nam đế đặt tên nước là vạn xuân đóng đô ở vùng cửa sông tô lịch (hà nội)
Thành lập triều đình với 2 ban
Ban văn tinh thiều
Ban võ phạm tu
Triệu túc giúp vua cai quản mọi việc
3)Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụ nữ
Ý nghĩa :
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
4) Về mặt hành chính: Chia lại nước ta các quận huyện và đặt tên mới: Giao châu (đồng bằng và trung du Bắc bộ), Ái châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi châu, Minh châu (Nghệ Tĩnh), và Hoàng châu (Quảng Bình)
- Chủ trương chỉ có tôn thất và một số dòng họ lớn mới được giao giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế,cống nạp sản vật quý
-Thi hành chính sách phân biệt đối xử gay gắt.
- Đồng hóa nhân dân ta
~~Chúc bạn học tốt nha ~~