K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2019

1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

3. Cấu trúc : gồm ba phần:

          - Mở bài: Giới  thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

          - Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

tham khảo

Tỉnh thật hay fake vậy :v

14 tháng 3 2019

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
 

14 tháng 3 2019

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

cụ bàng: nhân hóa

đều ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

14 tháng 3 2019

Rời mái trường thân yêu

Bao năm rồi cô nhỉ?

Trong em luôn đọng lại

Lời dạy bảo của cô

Ngày ấy vào mùa thu

Bước chân em rộn rã...

Cô không lời từ giã

Xa trường từ lúc nào

Em ngỡ như chiêm bao

Cô về đâu,chẳng biết?

Vãn vang lời tha thiết

Từ giọng cô dịu hiền

Thời gian bước triền miên

Cô chưa lần quay lại

Chúng em nhớ cô mãi

Mong thấy cô trở về

Lúc xưa cô vỗ về

Nay chúng em khôn lớn

Ngày rời trường gần đến

Bao giờ gặp lại cô?!

14 tháng 3 2019

Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa

Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa

Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương

Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

Trả lời: 

STT

Cây

Dạng thân

Dạng rễ

Kiểu lá

Gân lá

Quả (nếu có)

Môi trường sống

1

Bưởi

Gỗ

Cọc

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn

2

Đậu

Cỏ

Cọc

Kép

Hình mạng

Khô, mở

ở cạn

3

Lúa

Cỏ

Chùm

đơn

Song song

Khô,đóng

ỏ cạn

4

Mướp

Leo

Chùm

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn

5

Ổi

Gổ

Cọc

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn

15 tháng 3 2019

nhãn,cam,xoài,nho,táo

14 tháng 3 2019

Đêm đã rất khuya…

Ngoài trời, những vệt sáng mờ mờ đầu tiên của một ngày mới đã xuất hiện. Trong những xóm làng gần đó đã cất lên thưa thớt vài ba tiếng gà gáy vang vọng.

Sự yên lặng bao phủ toàn doanh trại. Các binh sĩ đều đã đi ngủ cả, chỉ nghe tiếng thở đều nhè nhẹ, tiếng cuốc kêu não nuột vang trong đêm vắng. Nhưng trong bóng tối và cái tĩnh mịch ấy, ở một góc trại, vẫn còn một ánh đèn sáng.

Bên chiếc đèn dầu gần cạn chỉ còn le lói, vị chủ tướng đang ngồi trầm ngâm, mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Trên bàn, cuốn binh thư đọc dở nằm im như chờ đợi. Ánh sáng yếu ớt hắt lên khuôn mặt suy tư, đôi mày nhíu lại, chòm râu đen và đôi mắt sáng rực như hai vì sao. Đó chính là Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Làm cách nào ? Làm cách nào ? Trong đầu vị chủ tướng vẫn trăn trở câu hỏi. Chỉ còn một ngày nữa thôi, vào rạng sáng, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi sẽ xuôi dòng Bạch Đằng để rút về nước. Đây là thời cơ thuận lợi để quân ta phản công, để giải phóng đất nước. Thời gian đã gấp rút lắm rồi. Vậy mà ông chưa nghĩ ra cách đánh nào thích hợp, đảm bảo chiến thắng cho quân ta. Đánh địch đã khó nhưng chiến thắng chúng còn khó khăn hơn rất nhiều lần !

Trần Hưng Đạo chợt nhớ bài học lịch sử xa xưa – năm 938, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán… Đúng rồi, chỉ có cách đánh của Ngô Quyền mới thật là thượng sách. Trong ông luồng nhiệt huyết lại bốc cháy bừng bừng, ông thầm cảm ơn vị dũng tướng họ Ngô đã cho ông một ý tưởng. Vừa lúc đó, gà gáy báo trời đã sáng hẳn.

Trần Hưng Đạo ban lệnh toàn quân vào rừng đẵn gỗ làm cọc. Dân chúng cũng hồ hởi đì theo giúp. Họ đẵn những cây gỗ chắc khoẻ như lim hay táu. Cây đổ ầm ầm. Khắp nơi chỉ nghe tiếng rìu, tiếng cưa ồn ào, náo động. Người ta dùng dao, dùng rìu chuốt nhọn đầu những thanh gỗ thành những cọc nhọn cao quá đầu người, có cái cao đến hai trượng sáu, to đến nỗi một vòng ôm mới đủ. Đầu nhọn được lấy sắt bọc lại, lúc này mỗi chiếc cọc trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại cho những gì sẽ va vào nó.

Nhìn cảnh làm việc như vậy, Trần Hưng Đạo rất hài lòng. Ông sung sướng ngắm nhìn những chiếc cọc nhọn mà tin tưởng vào chiến thắng sắp tới. Sau khi cọc đã đủ, Trần Hưng Đạo cho đóng cọc xuống khúc sông gần ngã ba sông Chanh. Đây quả là một địa thế thuận lợi do thuỷ triều lên xuống nhanh và mạnh.

Tại đây, những người lặn giỏi như Yết Kiêu lại có dịp trổ tài. Ở trên, những thanh niên khoẻ mạnh ngồi trên thuyền, đưa những chiếc cọc nặng xuống dưới, cắm sâu vào lòng sông. Còn dưới mặt nước, những người thợ lặn đã chờ sẵn. Họ đỡ những chiếc cọc, thận trọng chỉnh lại hướng và độ vững chắc trước khi ngoi lên. Người đâm, kẻ đỡ thật ồn ào náo nhiệt.

Trên bờ, Trần Hưng Đạo ngắm nhìn trận địa cọc đang dần hình thành. Lúc này thuỷ triều đang rút, ta có thể nhìn thấy những cọc nhọn hoắt nhô lên trông thật nguy hiểm. Cọc này sát với cọc kia như bàn chông, đứng vững như bàn thạch, không hề suy chuyển khi bị những cơn sóng to ập vào. Ông mỉm cười sung sướng rồi đích thân chuẩn bị ở hai bên bờ. Những toán quân khoẻ mạnh, nhanh nhẹn được chọn ra. Những bùi nhùi, đá lửa, rơm rạ, dầu cùng những thứ dễ cháy đã được bà con giấu sẵn vào luồng lạch hoặc hai bên bờ những nơi lau lách um tùm rậm rạp gần đó để phóng hoả khi cần thiết.

Người làm việc nọ, kẻ giúp việc kia, thật khẩn trương nhưng vẫn chu đáo, cẩn trọng. Họ thi nhau đóng những chiếc thuyền nhỏ, nhẹ, bằng gỗ chuẩn bị cho cuộc tiến công.

Giữa lúc ấy, trên bờ những quân sĩ còn lại cũng không chịu ngồi yên. Họ rèn đúc khí giới, mài dao thêm sắc, mài gươm thêm nhọn, chuẩn bị cung tên. Nhóm thì đấu vật, nhóm thì đấu gươm. Tinh thần hăng hái không kể đầu cho xiết.

Thấm thoát đến chiều.tối thì mọi việc cũng đã xong. Những quân sĩ vẫn chưa ngủ. Họ ngồi lại nghe một người đọc lại bài hịch của Hưng Đạo Vương : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”. Lời hịch vang lên khiến lòng người rạo rực, bừng bừng trong máu, trong tim. Doanh trại lại ồn ào tiếng múa gươm, múa kiếm sôi động nhộn nhịp. Tưởng như đang diễn ra một cuộc chiến đấu.

Trống đã điểm canh hai, tờ mờ sáng, bỗng gần cửa sông Bạch Đằng xuất hiện một đoàn thuyền chiến dài dằng dặc làm chật cả khúc sông. Những cánh buồm làm thẫm màu nước. Chiêng trống vọng ra ầm ầm như sấm, như sét… Quanh hai bên bờ không một bóng người. Lúc này thuỷ triều đang dâng lên cao, chỉ thấy mênh mông màu nước trắng xoá, những bụi ỉau lách ven bờ. Thỉnh thoảng vọng lại vài tiếng chim thưa thớt.

Trọng thuyền, Ô Mã Nhi đang nằm ung dung trên đệm gấm, mừng rỡ nói với các tướng : “Quân Trần thấy ta là sợ mất mật, còn sức đâu mà đánh !”. Y lại càng yên tâm hơn vì sắp ra đến biển rồi, quân ở đâu ra cũng khó cản đường một đoàn thuyền đông đúc! Thuyền chậm lại dần.

Bỗng dậy lên tiếng trống, tiếng chiêng đầy náo nức, vọng hết cả mặt sông. Từng đàn chim bay loạn xạ từ những bụi cây. Ô Mã Nhi giật mình chạy ra ngoài nhìn. Tiếng trống vẫn cứ rộn rã. Quân Nguyên đang ngơ ngác, bỗng thấy trước mặt xuất hiện một đoàn, thuyền nhẹ. Trên con thuyền dẫn đầu là tướng quân Nguyễn Khoái, tay cầm một thanh đao, thét lớn : “Ồ Mã Nhi, ta chờ mày ở đây lâu rồi, mày chạy đâu cho thoát”. Nguyễn Khoái đứng hiên ngang, thân thể cao lớn, vững như tượng đồng, cùng quân sĩ tấp vào thuyền giặc. Tiếng trống vang vang. Những mũi tên bay từ đâu tới tấp vào quân giặc. Ô Mã Nhi giơ khiên lên đỡ, cùng người tướng là Phàn Tiếp xông ra: Nhưng vừa đánh nhau một lúc, bỗng Nguyễn Khoái thét lớn với quân sĩ : “Anh em, sức giặc còn mạnh, người còn đông, chưa thể hạ được, chúng ta rút lui’!”. Quân sĩ dạ ran. Rồi đoàn thuyền nhỏ chèo nhanh trở lại.

Thấy vậy, Ô Mã Nhi hết sức hí hửng. Y cười nói với các tướng sĩ : “Tưởng quân Trần như thế nào, chứ hoá ra chỉ là một lũ chuột nhắt, vừa đánh đã chạy”. Rồi y dẫn thuỷ quân đuổi theo. Cứ thế, chẳng mấy chốc, thuyền giặc đã lọt vào trận địa mai phục.

Vừa lúc ấy, thuỷ triều bắt đầu rút. Từng đợt sóng không còn mạnh mẽ như trước, lăn nhanh về phía bờ biển. Màn nước trắng xoá vừa rút, đã lộ ra những cái cọc nhọn. Mới đầu chỉ là phần mũi rồi dần dần lộ ra cả phần đầu nhọn hoắt, cứng cáp. Cứ như không phải nước đang rút mà là cọc đang nhô dần lên vậy. Thấy đã đến thời điểm, Nguyễn Khoái ra lệnh cho ba quân rút chạy. Ô Mã Nhi vẫn còn chưa biết, lập tức đuổi theo. Nhưng kìa, hàng ngàn chiếc cọc nhọn đă lộ nguyên hình trên khúc sông, đồng loạt va, đập vào chiến thuyền của giặc. Lúc này tên tướng giặc mới biết thì đã muộn, toàn bộ quân sĩ của chúng, đã lọt vào ổ phục kích của quân dân nhà Trần. Thuyền của giặc bây giờ giống như cá nằm trên lưới. Nhiều chiếc thuyền đã bị bãi cọc dồn cả lại, xô vào nhau vỡ toác. Nhiều chiếc bị những chiếc cọc nhọn hoắt đâm thủng, nước chảy vào ào ào. cảnh tượng thật là bi đát ! Quân giặc xúm lại cố gắng tát nước ra khỏi thuyền, nhưng vô ích. Số khác lo thuyền vỡ đã nhảy vội xuống sông, đang chơi vơi trên dòng nước. Vài chiếc còn nguyên vẹn thì vẫn chưa hết kinh hoàng.

Ô Mã Nhi cùng Phàn Tiếp đang còn lúng túng không biết làm thế nào thì bất ngờ thấy trên dòng nước là những bè lửa đang trôi về phía chúng. Đó là những bè lửa do nhân dân thả xuống từ những lạch nước gần đấy, len lỏi vào giữa đội hình cửa giặc. Lửa lại gặp gió càng thêm đượm, thuyền quân Nguyên cháy hừng hực như một ngọn đuốc sáng rực cả khúc sông. Tiếng kêu khóc như ri. Lúc ấy quân Trần mới đổ ra từ hai bên bờ sông đánh thẳng vào thuyền của giặc. Mũi tên từ thuyền quân Đại Việt bắn ra như mưa, quân giặc không biết chạy trốn vào đâu, tan tác từng mảng như đàn ong vỡ tổ. Trời lại càng nắng gay gắt. Khí trời mỗi lúc một oi bức, khó thở. Quân Nguyên thở hồng hộc, hàng ngũ rối loạn. Chỉ còn một số cụm chống chọi yếu ớt với quân Đại Việt. Tinh thần binh lính địch lúc đó cũng bắt đầu tan rã. Xuống dưới thuyền, cảnh tượng trông thật khủng khiếp. Quân bị ốm nằm vật vã mệt mỏi. Xác chết la liệt. Nhiều tên vứt cả khí giới, nhảy xuống nước, tiếng rên khừ khừ, tiếng la thảm hại, lũ còn lại sợ hãi dúm dó cả người lại.

Những lưỡi mã tấu của quân ta cứ vung lên rồi chém xụống. Nước sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc, tung bọt trắng… Tiếng reo hò ngày vang dội. Tiếng chiêng trống ngày càng rộn ràng. Trên thuyền quân ta chất nhiều vũ khí do quân Nguyên bỏ ra đầu hàng. Nhiều thuyền chiến đã cắm cờ hiệu nhà Trần. Mặt sông đầy xác thuyền vỡ, những áo giáp, cung tên, gươm giáo và cả quân giặc đang lóp ngóp bơi vào bờ. Nhưng đến bờ chúng cũng không chạy thoát. Từ làng xóm gần đấy, nhân dân đã đổ ra giúp sức, họ là những người dân quanh vùng, già có, trẻ có, lại cả trẻ em, phụ nữ,… Người mang cuốc, người mang rìu… nghĩa là có gì trong tay thì thứ đó trở thành vũ khí. Ai cũng hăng hái tràn ra đánh giặc, lấy gậy gộc mà đọ giáo mác. Chỉ với vũ khí tự tạo, họ vẫn chiến thắng. Từng tên giặc bị trói gô lại, giải đến cho triều đình.

Phàn Tiếp – tên tướng giặc hùng hổ, độc ác của quân Nguyên giờ đây đang lóp ngóp ở dưới sông, lính ta dùng câu liêm móc lên, bắt sống. Trông thật thẳm hại ! Giờ đây hắn chỉ là một tên tù binh hèn mạt, run rẩy cầu xin tha mạng, riêng reo chiến thắng của quân Đại Việt càng rộn rã khi những chiến binh của ta ào ào nhảy lên thuyền của chủ tướng Ô Mã Nhi. Hắn bị bắt sống cùng rất nhiều lương thực và vũ khí.

Quân ta hò reo ca khúc khải hoàn. Nắng càng vàng hơn. Tiếng trống, tiếng chiêng đã hết nhưng lòng binh sĩ vẫn chưa thôi rộn ràng. Nước sông lại trong xanh trở lại. Những kí ức về một trận chiến oai hùng sẽ mãi không phai trong tâm hồn những người dân Đại Việt bây giờ và mãi mãi về sau.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về  Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.  Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

14 tháng 3 2019

Bạn Nguyễn Khánh Huyền ơi. Bạn lạc đề à? Thấy đề mình ghi không vậy bạn

Mình cần gấp các bạn ơi 

14 tháng 3 2019

wow hay đó bạn,rất có khiếu làm thơ

14 tháng 3 2019

cũng hay nhưng ko nhân hóa so sánh vả lại mấy câu thơ này ghép lại thì thành đoạn văn về ảnh luôn chắc