Mọi người cho mình bài thơ năm chữ để mình tham khảo với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa
/Lịch Sử /Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa
- 19/07/2018
- Lịch Sử
Số lượt đọc bài viết: 26.112
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vốn là trang lịch sử hào hùng và sáng chói mà biết bao thế hệ người Việt vẫn luôn nhắc đến. Vậy cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa như nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé!
Mục lục [hide]
- 1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 1.1 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì
- 1.2 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 1.2.1 Nguyên nhân trực tiếp
- 1.2.2 Nguyên nhân gián tiếp
- 2 Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 2.1 Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
- 2.2 Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
- 3 Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 4 Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân trực tiếp
- Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
- Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
Nguyên nhân gián tiếp
- Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
- Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
- Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
- Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
- Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
Mùa xuân đã về rồi
Chim én hót vang trời
Báo hiệu mùa xuân đến.
Trăm ngàn hoa khoe sắc
Hương tỏa khắp nơi nơi.
Bài văn chỉ mang tính chất tham khảo (Nếu không hay thì thôi nhé !)
Sớm may trời trở lạnh
Mùa thu đã đến rồi
Gió heo may nhè nhẹ
Lá vàng rơi đầy trời.
Thánh thót trong vườn thu
Nghe vẳng tiếng chim gù
Vòm lá me xao động
Nghe tựa tiếng bà ru..
Em cắp sách đến trường.
Con đường nhỏ thân thương.
Từng khóm hoa cúc nhỏ.
Dịu dàng nở bên đường
Lòng em thấy lâng lâng
Bao tình cảm trào dâng.
Nguyện chăm lo học tập
Để xây đắp quê hương...!!!
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào!
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé!
Cây phượng thân cao lớn
Đứng nghiêm giữa sân hè
Làm hạ thêm rực rỡ
Nhưng một mình bơ vơ
~ học tốt ~
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .
Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.
Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.
Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.
Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
Bài làm
Hình ảnh nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu ám ảnh tôi suốt trên đường đi học về và cho đến tận khuya, khi tôi đăm chiêu học bài. Có lẽ Lượm cũng bằng tuổi tôi (cô giáo tôi cũng nói thế) vậy mà sao Lượm anh dũng quá! Nếu tôi cũng sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh bom đạn, liệu tôi có làm được như Lượm? Trời, giá một lần tôi được gặp anh ấy để thỏa lòng ngưỡng phục!... Tôi đâm đắm nhìn ra phía xa...
Trước mặt tôi là một khung cảnh hoang tàn, đổ nát. Những mái nhà sụp vỡ, những mảng tường tan hoang. Cánh đồng làng đang mùa trổ bông mà ruộng nào ruộng nấy gãy rạp từng mảng, loang lổ những vết cháy đen. Đường quốc lộ thì nham nhở những hầm hố ổ gà, nhìn hết sức bi thương. Không chỉ vậy, từ xa, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng nổ đì đùng. Bất chợt, có một tiếng nói cất lên phía sau tôi:
- Chào bạn! Tại sao bạn không đi tản cư mà lại ngơ ngác ở đây? Bạn có nghe tiếng súng rất gần đó không?
Tôi giật mình nhìn lại: một cậu bạn trạc tuổi tôi, gương mặt sáng láng, nụ cười tươi tắn, mũ ca lô đội lệch nhìn nghịch ngợm hết sức; trên vai cậu ấy còn đeo một chiếc túi xắc xinh xinh. Nhìn cậu bạn dễ thương, tôi trấn tĩnh lại rồi hỏi:
- Chào bạn! Bạn là ai? Và đây là đâu hả bạn?
Nụ cười lại lấp lánh trên đôi môi của người bạn mới gặp:
- Bạn không biết mình đang ở đâu ư? Bạn dang đứng ở Thừa Thiên Huế. Còn tôi, tên tôi là Lượm.
- Lượm! Có phải anh Lượm làm liên lạc trong một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu?
Bạn ấy lắc đầu:
- Mình bằng tuổi bạn đấy, đừng xưng hố như thế. Chắc gia đình bạn tản cư, bạn bị lạc đường mất rồi. Bạn có nhìn thấy cái cây cổ thụ phía xa kia không? Bạn chịu khó đi đến đó hỏi đường các chú cảnh vệ nhé. Mình phải đi bây giờ, mình đang vội lắm!
Lượm toan rảo bước chân đi nhưng tôi phần vì không muốn rời xa người bạn đáng mến mới quen như thế, phần vì tò mò (bom đạn thế này sao bạn ấy không đi tản cư như mình mà định đi đâu?) nên vội níu áo bạn:
- Ấy khoan! Cậu đi đâu mà vội thế?
- Mình là liên lạc của Việt Minh! - Cậu bạn tự hào trả lời. Khi nói câu này, mặt cậu ấy còn hơi nghênh lên rất ngộ! - Mình đi làm việc như mọi ngày thôi, đưa thư cho các cán bộ trong tỉnh, trong huyện,...
Trời ơi! Thật vậy không? Một cậu bé nhỏ xíu bằng tuổi tôi? Mà dám đi làm liên lạc cho cách mạng?
- Thế... thế cậu có sợ không?
- Ừ... Sợ thì cũng có sợ chứ. Tớ mấy lần bị đạn bắn hút chết. Có lần bị thương thật rồi đấy, nằm mấy ngày liền. Nhưng đất nước có chiến tranh ai cũng phải góp sức mình cho Tổ quốc. Hơn nữa, cứ ở nhà mà nghe tin này, tin nọ của ta, của địch sốt ruột lắm, mình thấy chân tay như thừa cả ra ấy, chỉ muốn góp chút sức mình cùng với mọi người. Mình làm liên lạc, đi lên đồn Mang Cá với các anh các chị trên ấy vui lắm! Thôi chào bạn nhé! Minh đi đây!
Tôi ngỡ ngàng nhìn bóng Lượm thoăn thoắt trên con dường đầy thương tích. Cậu ấy đang chữa lành vết thương cho những con đường đấy! Để tin tức của ta không vì bom bạn mà đứt quãng. Nhìn từ xa, tôi chỉ thấy một dáng hình nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, chiếc xắc lắc lên đập xuống theo nhịp chân sáo của Lượm; nhất là cái mũ ca lô, Lượm đã vào những bờ lúa mà chiếc mũ vẫn nhấp nhô thoắt ẩn thoắt hiện. Nắng đang lên nhẹ rải những ánh vàng trên con đường Lượm đi...
Bỗng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Tôi giật bắn mình, mắt ngỡ ngàng nhìn những tia máu nóng bắn tung lên và dáng Lượm chơi vơi giữa đồng lúa..
Tôi không dám đi tiếp theo dòng suy tưởng của mình. Bừng tỉnh, tôi thấy trời đã khuya lắm, hàng xóm xung quanh đã tắt điện cả rồi. Rất nhiều năm trước, có biết bao anh hùng nhỏ tuổi đã ngã xuống để hôm nay tôi có dược những đêm yên bình thế này. Tôi bâng khuâng nhớ về Lượm nhớ về các anh với niềm cảm phục vô hạn. Tôi đã toan cất sách đi ngủ nhưng lại tiếp tục giở trang học tiếp bài còn đang sang dở...
# Chúc bạn học tốt #
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan
k cho mk lay khichg le di
Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!