K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.       “Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Ðầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi rất lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
       “Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Ðầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi rất lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai tay lên vuốt râu.”
                                                                                                                                      ( Sách giáo khoa Ngữ văn 6- tập 2)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó là gì?
3. Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích trên.
4. Tìm các phó từ có trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của chúng

0
20 tháng 2 2020

a)Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ:So sánh

... Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...

Tác dụng:Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
b)Rút ra bài học:. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.Ngòi bút tài hoa

Tâm hồn và tài năng

20 tháng 2 2020

kiểu hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật

-áo nâu(để chỉ)những người nông dân

-áo xanh(để chỉ)những người công nhân

tác dụng:nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân,công nhân nước ta.Thể hiện sự quan sát,miêu tả cụ thể ,gần gũi ý nói:các tầng lớp giai cấp cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước

20 tháng 2 2020

Áo nâu:( để chỉ) những ng­ười nông dân

Áo xanh:( để chỉ) những ng­ười công nhân

=> Tác dụng : Nêu được đăc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước.

19 tháng 2 2020

lao xao, tít tắp, đồn điền, tươi tốt, mênh mông, thấp thoáng, quây quầy,

Đề số 3.I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại....
Đọc tiếp

Đề số 3.

I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)

          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

                                                                                                 ( Thạch Sanh)

1. Chi tiết nào dưới đây không được dùng để giới thiệu nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên?

A. Cậu bé mồ côi

B. Gia tài nghèo nàn

C. Võ nghệ tinh thông

D. Con trai Ngọc Hoàng

 

2. Yếu tố thiên trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với thiên trong thiên thần?

A. Thiên nhiên

B. Thiên thanh

C. Thiên vị

D. Thiên đường

 

3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ gia tài trong đoạn trích trên?

A. Gia đình

B. Gia sản

C. Gia bảo

D. Thiên đường

 

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ" mọi phép thần thông"?

A. Thần thông

B. Phép

C. Mọi

D. Thần

 

5. Dòng nào dưới đây là từ láy?

A. Thiên thần

B. Thần thông

C. Lủi thủi

D. Dạy dỗ

 

6. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ?

A. Trong túp lều cũ

B. Một lưỡi búa

C. Mọi phép thần thông

D. Dưới gốc đa

 

7. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi dưới:

   Nhà vua gả công chúa cho Thạch sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.

                                                                              ( Thạch Sanh)

   Nếu phải tìm một từ phù hợp nhất để thay thế từ tưng bừng ở đoạn văn trên em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây?

A. Mạnh mẽ

B. To lớn

C. Đầy đủ

D. Đông vui

 

8. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

(1) Phú ông gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt.....người một.

(2) Thần dùng phép lạ bốc....quả đồi, dời ....dãy núi.

Trong các từ dưới đây, từ nào có thể điền vào chỗ trống...cho cả câu 1, 2"

A. Vài

B. Nhiều

C. Từng

D. Mấy

 

9. Thạch Sanh thuộc loại nhân vật nào của truyện cổ tích?

A. Người dũng sĩ

B. Người thông minh, tài trí

C. Người bất hạnh

D. Người ngốc nghếch

 

10. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh hiện thực cuộc sống

B. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp

C. Giáo dục và cải tạo con người

D. Truyền đạt kinh nghiệm

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
18 tháng 2 2020

Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi.

Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở…

Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.

Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào:rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
 

Em rất quý ông nội em. Vì thế mỗi dịp được về quê em lại theo ông suốt ngày. Em thích nhất là cùng ông vào vườn, nhìn ông chăm sóc cây cối.

Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi nhưng vẫn rất vui tươi, hoạt bát. Sáng nào, ông cũng dậy sớm tập thể dục. Ông đi lại mấy vòng quanh sân rồi vào vườn cắt tỉa cành lá. Ông coi mảnh vườn là người bạn của mình. Mảnh vườn dưới bàn tay chăm sóc của ông lúc nào cũng tươi tốt.

Sáng nay, như thường ngày ông lại vào vườn làm việc. Dáng người ông cao, gầy trong bộ quần áo kẻ sọc màu xanh. Trên đầu ông vấn một cái khăn trông như người nông dân ra đồng cày ruộng. Ông tuy đã nhiều tuổi nhưng còn khoẻ mạnh lắm. Ông bước đi nhanh nhẹn, dứt khoát. Tay ông cầm bao đồ lỉnh kỉnh, nào kéo, nào cuốc, xô nước... để chăm sóc vườn cây. Đầu tiên, ông đến khu chậu cảnh, những chậu cảnh do ông sưu tầm hay được tặng. Đây là nơi ông yêu nhất. Ông tỉa cành, cắt lá sâu, tạo dáng cây, cho cây uống nước. Bàn tay ông nhẹ nhàng, khéo léo như một nghệ nhân. Hết một lượt những cây cảnh, ông đến những cây ăn quả, những luống rau và những khóm hoa... Loại cây nào với ông đều ý nghĩa. Đến đâu ông cũng chú ý xới đất, tưới nước, bón thêm chút thức ăn, bắt sâu, tỉa cành cho cây. Ông còn cúi xuống nhặt cỏ dại xung quanh để tạo không gian thoáng đãng cho cây phát triển. Ông làm việc chăm chỉ, say mê đến nỗi có giọt mồ hôi rơi xuống cũng không hay biết. Ông coi công việc này là niềm vui nên vừa làm ông vừa thủ thỉ trò chuyện với các cây. Ông tâm sự với chúng rất nhiều chuyện, có lúc ông cười vang lên sảng khoái. Khuôn mặt ông lúc này hồng hào như một ông tiên, ông tiên hiền từ mang sự sống cho muôn loài.

Sau khi làm xong khu vườn, ông lấy chiếc khăn trên đầu xuống lau mồ hôi. Em chạy ra giúp ông cất đồ. Lúc này, ông mới thở phào nhẹ nhõm, thoải mái. Ông mỉm cười hạnh phúc ngắm nhìn thành quả lao động của mình. Khu vườn đẹp và thoáng mát hẳn lên. Chim chóc ở đâu kéo về hót líu lo...

Mỗi tuần ông chăm khu vườn vài lần như thế. Em biết ông yêu khu vườn lắm.

18 tháng 2 2020

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm lắng vào chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của biểu chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

18 tháng 2 2020

Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!

Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.

Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.

Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.

Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.

Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!

Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!

Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.

Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.

Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.

Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.

Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!

Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!

18 tháng 2 2020

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.

Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?

Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.

Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.

Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.

18 tháng 2 2020

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.