K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2020

ó thể nói trăng là sự kết tinh của những gì đẹp nhất, tinh túy nhất, vẻ đẹp của nó đủ để làm mê đắm hồn thi nhân. Trăng như một người bạn hữu gắn bó bền chặt với con người, là thú vui để họ đăng lầu vọng nguyệt, đàm đạo thi ca. Ánh trăng dát vàng lung linh ánh sáng dịu nhẹ ấy tỏa lan mọi nẻo đường, nó như chạm đến cả tâm hồn thi nhân. Bởi vậy mà trăng luôn là bến đợi, bến chờ của nhiều tác giả. Họ đã đi sâu vào khám phá mọi khía cạnh trong vẻ đẹp của ánh trăng bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Và sự khám phá ấy như được phô diễn, được thấm nhuần qua từng câu thơ, từng trang viết. Hình ảnh Ánh trăng đã đi vào thơ ca với vẻ đẹp vĩnh hằng, giờ đây nó như hiện hữu bất diệt trong các bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận; “Đồng chí” của Chính Hữu và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đó đều là những thi phẩm tràn ngập ánh trăng.

Trong vườn thơ dân tộc, ta đã bắt gặp hình ảnh ánh trăng trong nhiều thi phẩm với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó bao trùm tạo vật, gắn bó với con người dẫu đó là lúc gian khổ của chiến tranh khi hòa bình lập lại. Phải chăng vì thế mà nó đã được các nhà thơ khám phá và thể hiện một cách vừa gần gũi lại vừa riêng biệt trên những trang viết của mình? Đọc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, ta dễ bắt gặp hình ảnh ánh trăng đồng cam cộng khổ cùng những người lính trong thời chống Pháp. Nhà thơ đã gợi mở một không gian bao la của núi rừng Việt Bắc, một hoàn cảnh khắc nghiệt của đêm đông lạnh giá để rồi trăng xuất hiện làm tan biến hết những gian khổ thử thách ấy. Nếu qua những “Cơn ớn lạnh”, những trận “Sốt run người” và những thiếu thốn về vật chất, ta thấy những biểu hiện yêu thương đùm bọc của tình đồng chí thì khổ thơ cuối lại nêu lên những biểu hiện cao đẹp nhất, đó là chung chiến hào:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Trong đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu, trong gian khổ khắc nghiệt, trong căng thẳng “Chờ giặc tới” thi các chiến sĩ vẫn “đứng cạnh bên nhau”, vào sinh ra tử có nhau.Và trong hoàn cảnh đó thì trăng cũng như một người đồng chí, đồng đội luôn gắn bó và tỏa ánh sáng ấm nồng làm dịu đi cái rét buốt của thiên nhiên. Ánh trăng soi sáng tạo vật, rọi sáng mọi nẻo đường lối đi của các anh lính Cụ Hồ. Nếu người lính trên đường ra trận có ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan thì người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông “rừng hoang sương muối” lại có “đầu súng trăng treo”. Dưới cái nhìn của người lính thì súng và trăng không còn khoảng cách nữa mà quấn quyện với nhau làm tan biến cái hiện thực của chiến tranh gian khổ. Hình ảnh ánh trăng trong thơ Chính Hữu khiến người đọc mê đắm và hòa mình vào không gian bao lãng mạn dưới ánh sáng dát vàng lung linh. Nó như nguồn sáng vô tận rọi vào bức tranh một ánh sáng riêng, một màu sắc riêng thấm đẫm tình người. Phải chăng đó chính là sự khám phá sâu sắc, sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ?

30 tháng 11 2020

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.

26 tháng 11 2020

có nghĩa là con ngựa đá con ngựa làm bằng đá

Nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Phạm Tiến Duật bởi đây là một hình ảnh hết sức mới lạ, độc đáo, chưa từng xuất hiện trong thơ văn giai đoạn trước đó. Mặt khác, thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư tưởng chủ đạo của bài thơ cũng như tái hiện thành công hình tượng của những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tran trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả không đặt nhan đề của bài thơ là Tiểu đội xe không kính mà thêm hai chữ “bài thơ” vào là một dụng ý nghệ thuật đầy đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
Câu 1: Tình đồng chí ấy dựa trên những cơ sở: -Cùng nguồn gốc xuất thân, giai cấp, cảnh ngộ: đều là những người nông dân nghèo khổ từ những vùng quê khác nhau. -Cùng chí hướng, nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu chống quân thù. -Cùng trải qua những gian khổ trong chiến đấu: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
CÂu 2: * * Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí! (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). * Biểu hiện của tình đồng chí: - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao) * Biểu tượng của tình đồng chí: - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ)
Bài làm Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chổng đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam nhưông trăng:Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu dã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí. Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc’ kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thơ dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm dau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. ớ Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thứ tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cầm nhận theo một cách khác. Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng dể hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đát cày lèn sỏi đá. Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du ngheo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi đá. Những người lính nhạn thay ơ nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lâm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, đe bao vệ que hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung: Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 2Có thể nhận thấy rõ hình’ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh đê cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng- h tương cua^ họ là chiên đâu đê bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng Đoi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thanh nhưng tri am, tri ki cua nhau. Và dó là hai chữ tri kỉ tồn tai trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì •Chính Hữu đã khắc hoạ những’biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét. Tinh đong chi được bọc lộ. và lột tả ngay trong cuộc sông hàng ngày tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian kho. Những người lính khí ra đi mang theo một nỗi nhớ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sư thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù dầp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, những tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vang bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể- hiẹn nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giêng nước gốc đa^ luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng se chia noi nhơ nha, tinh đông chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó la cái gm rét của mùa đông, nơi rừng hoang vá đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mô hôi ướt đâm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phai chiu đựng sự khăc nghiệt của thời tiết luôn thay đổi. Trong hoàn cảnh ấy nhưng người lính vân luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá. Miệng cười buốt giá Chân không giày. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
       Họ và tên:…………………………….Lớp:…………..STT:…                                        KIỂM TRA 15 PHÚT                                                  (BÀI SỐ 2)      Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:       Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị...
Đọc tiếp

       Họ và tên:…………………………….Lớp:…………..STT:…

                                        KIỂM TRA 15 PHÚT 

                                                (BÀI SỐ 2)

      Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch suất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao tới với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai. Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

       -Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.

       Cô gái nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến còn truyền tai nhau về câu truyện cảm động này.

                                                                                 (Theo Phap luật và Xã hội)

      Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

      Câu 2.Tại sao tất cả các khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay không dứt?

       Câu 3.Từ văn bản trên, viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về sự chiến thắng

0