Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường"
GIÚP MIK VS, MAI MIK PHẢI NỘP CHO CÔ RỒI!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
a, lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
khi đến trường cô giáo như mẹ hiền
=> Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ.
b, công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
=> Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ.
c,bóng tre trùm lên âu yếm bản làng , thôn xóm
=> Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
# Học tốt #
a,Phép tu từ là so sánh mẹ với cô giáo làm cho có nét tương đồng
b,Phép tu từ so sánh
c,Phép tu từ nhân hóa lam cho tre gần gũi với con người hơn
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường đầu tiên ( mầm non ), rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có dc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.
-Nhà hán giữ độc quyền về sắt
-Nông nghiệp phát triển
-Nghề gốm , nghề dệt cũng rất phát triển
-Buôn bán không chỉ với người trong nước mà cả người nước ngoài
b) Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.
Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
a)Ko biết
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Sáng nay là một buổi sáng thật tuyệt. Khi ông mặt trời vén lớp voan mỏng của màn mây và chiếu những tia nắng thu vàng dìu dịu xuống vạn vật. Lúc này, những chú chim đã tỉnh dậy hót líu lo bản nhạc yêu đời. Bất chợt vang vẳng bên tai tôi câu hát ngọt ngào của một ca sĩ nào đó:
"… Ăn quả ngọt ngon nhớ người vui trồng… "
Làm tôi nhớ ông da diết. Chân bước vội tới cây cam ông trồng trước sân.
Giờ đứng ngắm cây cam vàng trĩu quả,tôi như thấy hình ảnh ông hiện ra tràn đầy yêu thương. Tôi còn nhớ như in hồi tôi mới vào lớp 1 ông được người bạn quý biếu cho cây cam này. Lúc đó cây còn nhỏ lắm, tôi nói với ông: "ông ơi, cây bé thế này trồng bao giờ được ăn hả ông?" Ông cười hiền hậu đáp: "Chẳng bao lâu nữa đâu cháu sẽ được thưởng thức quả của nó đấy!".
Thế rồi tôi phụ giúp ông trồng cây. Ngày ngày ông chăm sóc cho cây rất cẩn thận. Chẳng bao lâu, cây cam đã xanh tốt. Cành lá vươn cao, xanh thẫm như những cánh tay hứng ánh mặt trời. Và niềm mong đợi của tôi đã đến. Thế rồi cây cam đã ra hoa và đơm những trái đầu. Những quả cam li ty xuất hiện, da dầy xanh đậm rồi lớn dần theo thời gian. Sau đó, những chiếc áo ấy cứ mỏng dần, từ xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm này, những quả cam vàng ươm nổi bật trên nền trời xanh thẫm. Những quả cam gia dầy căng mọng vàng óng như mời gọi mọi người đến thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Mặc dầu đã có bao nhiêu cành tre chống đỡ mà những quả cam vẫn sà xuống mặt đất. Từng chùm quả ấy cứ đung đưa trong gió. Những quả cam áo xanh áo vàng như chứa đựng bao hơi ấm và vị ngọt của ông. Công lao vun trồng của ông như làn gió mát quạt cho bé cam. Còn thân cây cũng mặc chiếc áo mầu nâu sẫm,giản dị như ông vậy. Đứng đó để trụ đỡ cho những cành cam chi chít quả như che trở cho những đứa con yêu dấu. Gió vườn xào xạc như ru bé cam vào giấc ngủ say. Chắc là trong giấc mơ những quả cam nghĩa tình kia sẽ rất vui khi được biết những giọt nước cam mát lạnh sẽ làm mát lòng bao người trong giây phút mệt nhọc.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, lòng tôi vui buồn khó tả. Ôi những quả cam-kết quả của bao ngày vun xới. Nó đã chứa đụng bao mồ hôi công sức của ông tôi làm tôi yêu quý vô ngần. Tôi muốn nói với ông rằng: "Ông ơi ông cứ yên giấc, cháu sẽ thay ông chăm sóc cho cây để cây luôn sai hoa kết quả như ông hằng mong đợi ông nhé!".
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
hok tốt
nhớ tk
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
Bài làm
~ Mik nghiên cứu sơ qua, còn đâu, bạn tự viết đi, tham khảo nha ~
Ẩn tiểu sử tác giả Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy. Tiểu sử Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977). Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học. Tác phẩm chính Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài. Tự bạch "Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính. Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi? Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm. Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con. Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự". Nhận định Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lần viết bài giới thiệu và bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn truyền hình Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ra tiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud. Chị Riffaud về đăng lên báo Nhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả một tập thơ Khoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiều nơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và các thành thị phía nam (1975-1976). (Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984) Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ
# Học tốt #
Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.
So sánh và nhân hóa nha
Chúc bạn học tốt Ngữ Văn
Kb với mk nha!
Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, luỹ tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên luỹ thành bền vững:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
hay:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường.
hay:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
“Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ “xanh” trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bền vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Đọc bài thơ Tre Việt Nam, ta yêu thêm cây tre, luỹ tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc