K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biệp báp so sánh: “Bao nhiêu...bấy nhiêu”
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh nhằm so sánh những sợ tóc bạc đi với nỗi buồn của mẹ. Từ đó, làm nổi bật lên những khó khăn, vất vả của mẹ hi sinh vì con. Mẹ tuy vất vả trăm bề nhưng vẫn không quên dành tình cảm, quan tâm chăm sóc con. Bên cạnh đó cũng thể hiện tình cảm, sự cảm thông của người con trước sự hi sinh lớn lao của mẹ.

30 tháng 12 2024

-BPTT : So sánh : bao nhiêu - bấy nhiêu 

- Tác dụng : 

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh , tăng sức gợi hình , gợi cảm cho câu thơ

+ Đồng thời nhấn mạnh về sự vất vả , gian lao của mẹ trải qua để nuôi con lớn khôn

+Qua đó thể hiện lòng biết ơn sâu sắc,thấu hiểu , trân trọng của người con trước sự vất vả , gian nan của mẹ dành cho con .

+ Bồi đắp thêm cho em tình yêu mẹ sâu sắc .

16 tháng 12 2022

khổ thơ...của tác giả...(điền tên tác giả, tác phẩm)đã bộc lộ lên những công việc thường ngày bình dị của 1 gia đình. 2 dòng thơ:"người chị vấn hái lá cho thỏ mẹ, thỏ con" đã cho chúng ta thấy rằng người chị là một người yêu quý động vật, hàng ngày chăm sóc chúng. Còn người em được tác giả khắc lên hình ảnh 1 người con gái đảm đang, chăm chỉ lo bếp lúc, việc nhà. Người bố trong câu thơ trên lại khác với những người bô khác,ông biết nấu cơm, biết mua cá "nấu chua". Qua khổ thơ trên, tác giả đã nói lên được khung cảnh 1 gia đình sống êm đềm, biết phân chia việc làm. Cho thấy tác giả muốn gửi đén chúng ta rằng: hãy biết đoàn kết, chia sẻ và chăm chỉ rèn luyện từ những viẹc nhỏ nhất

13 tháng 12 2022

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng. Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên.

Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

13 tháng 12 2022

Trong cuộc đời, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng hơn hết là cách chúng ta đối mặt và sửa chữa những lỗi lầm ấy. Đã có lần, em che giấu tội lỗi của bản thân mà khiến cho mẹ buồn. Em rất ân hận vì hành động khi đó.

Cách đây hai năm, em mới học lớp bốn. Sau khi tiếng trống trường báo hiệu giờ tan học vang lên, em cùng đám bạn thân hớn hở khoác cặp chạy thật nhanh ra khỏi lớp. Chúng em đã hẹn chơi bắn bi ở đình làng. Em nhanh chóng lấy xe đạp rồi ra tiệm tạp hóa mua túi bi. Khi đến nơi, chúng em cùng nhau tụ lại một chỗ và bắt đầu đếm số bi của mình. Lũ trẻ trong làng thấy vậy thì xúm lại nhìn. Cách bắn bi rất đơn giản. Anh Hòe - anh trai họ của em hướng dẫn: "Chỉ cần kẹp bi vào ngón trỏ và ngón giữa, nhằm đúng mục tiêu, bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Nếu ai bắn trúng viên bi nào thì sẽ được ăn viên bi đó". Em và đám bạn thân cùng nhau chơi đến tận sáu giờ tối. Lúc này, em mới sực nhớ ra lời dặn của mẹ rằng hôm nay phải về sớm để đi thăm bà ngoại. Em vội vàng tạm biệt mọi người rồi về nhà. Mẹ đã đợi em từ lâu. Thấy em, mẹ liền hỏi:

- An, sao con về muộn thế?

Em ấp úng trả lời:

- Dạ, con bị hỏng xe mẹ ạ.

Mẹ liền nói tiếp:

- Con hỏng xe ở đâu? Mẹ đã đi tìm quanh làng nhưng không thấy con.

Em im lặng, trong lòng nổi lên nỗi lo sợ chưa từng có. Mẹ không nói gì rồi đưa em đi thăm bà. Tối đó, em suy nghĩ rất nhiều. Em chạy sang phòng, thành thật kể lại việc chiều nay và xin lỗi mẹ. Mẹ nhìn em với ánh mắt trìu mến, khẽ xoa đầu nhắc nhở và dặn dò sau này không được làm như thế nữa. Lúc ấy, em thở phào nhẹ nhõm, vội gật đầu và hứa sẽ không nói dối mẹ đi chơi.

Kỉ niệm ấy đã cho em bài học về sự trung thực. Chúng ta cần quan tâm tới cảm xúc, suy nghĩ của người thân. Nếu không, ta sẽ vô tình đánh mất những người luôn yêu thương mình.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bài đọc: (Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.) XUÝ VÂN: […] Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bài đọc:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

 Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

 (Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt  Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975) 

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm  đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha;  huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu  luyến, nhớ thương hay ai oán.

Câu 1. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể  nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 3. Những câu hát sau cho thấy ước mơ gì của Xuý Vân?

     "Chờ cho bông lúa chín vàng,

     Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Câu 4. Thực tế cuộc sống của Xuý Vân trong gia đình chồng như thế nào? Những câu hát nào  diễn tả điều đó?

Câu 5. Qua đoạn trích, em thử lí giải nguyên nhân vì sao Xuý Vân lại "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương"? 

Câu 6. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn  (khoảng 3 – 5 câu).

Câu 7. Nếu nhân vật Xuý Vân sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát  cho bi kịch của bản thân như thế nào?

 

1
18 tháng 12 2023

câu1: 

-Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

câu2:

-Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

-

Đặc điểm của sân khấu chèo thể hiện qua đoạn xưng danh của Xúy Vân:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

- Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.

 

 

 

13 tháng 12 2022

Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban

Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau

Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người mẹ cha.

12 tháng 12 2022

Hai tiếng “gia đình” vang lên gợi biết bao niềm thiêng liêng, yêu mến. Gia đình là mái nhà nơi cha mẹ dựng xây bằng tình yêu thương nhau nồng cháy, từ tình yêu thắm thiết ấy, những đứa con đẹp đẽ, ngoan hiền cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn xiết của cả cha và mẹ. Bởi vậy, gia đình là nơi gắn kết chúng ta bằng sợi dây ruột thịt vô cùng thiêng liêng. Là nơi bắt nguồn những tình cảm vô cùng cao đẹp: tình vợ chồng, tĩnh mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em…Chân thành, thiêng liêng, sâu nặng nhất. Minh chứng cho những tình cảm đó không chỉ có những cảm xúc cá nhân của mỗi chúng ta dành cho người thân trong gia đình mà còn có dòng sông văn học tuôn chảy bao đời nay cũng lấy đó làm đề tài bất diệt. 

9 tháng 12 2022

Sáng sớm chủ nhật, tôi bắt xe về quê. Khoảng hơn hai tiếng là về đến nhà ông nội. Chị Phương đã ra đón tôi ở bến xe. Chị là con gái út của bác Sáu. Còn bác Sáu là con trai cả của ông bà nội. Gia đình bác sống ở quê, gần với nhà ông bà. Bác rất quý bố của tôi, vì bố là em út trong nhà. Mỗi lần về chơi, bác đều cho nhà tôi rất nhiều quà.

Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm để đi dạo cùng ông nội. Bầu không khí thật trong lành, dễ chịu. Tiếng gà gáy báo sáng vang vọng từ xa. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời lúc này trong xanh, không một gợn mây. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Trưa về, tôi lại được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà nội.

Cánh đồng lúa của quê tôi đang đúng vụ thu hoạch. Hôm nay, tôi đã xin ông nội theo bác Sáu và chị Phương ra đồng thu hoạch lúa. Với một đứa trẻ thành phố, công việc này thật bỡ ngỡ và khó khăn. Chị Hòa đã hướng dẫn tôi cách cầm liềm, gặt lúa. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ làm việc. Tay ai cũng nhanh thoăn thoắt. Thỉnh thoảng, tôi nhìn mọi người xung quanh làm việc mà thấy thật khâm phục. Sau một thời gian, tôi cũng đã quen tay hơn. Bác Năm còn khen tôi chẳng mấy chốc mà sẽ trở thành một người nông dân đích thực. Lời khen của bác khiến tôi quên cả cái nắng oi bức.

Trải nghiệm quý giá này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Những bác nông dân đã vất vả trên cánh đồng để có thể sản xuất ra những hạt gạo trắng thơm mà tôi vẫn ăn hằng ngày. Điều đó khiến tôi thêm trân trọng và biết ơn họ nhiều hơn.

Tôi sẽ nhớ mãi về kỉ nghỉ hè năm nay. Trải nghiệm đầu tiên giúp tôi có thêm kỉ niệm đẹp đẽ cùng với người thân. Và quan trọng hơn cả, tôi cũng đã học được nhiều bài học quý giá.

9 tháng 12 2022

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được người lạ giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.

Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần tôi đi cùng mẹ, lần này mẹ để cho tôi đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Với một đứa con nít chỉ chín tuổi như tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến vào khu trò chơi.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-e

Một khoảng thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên nhanh chóng ra khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Cô ơi cuốn sách có giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò chơi kia thì giờ vẫn đủ tiền mua sách. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không đủ tiền trả cho cuốn sách ấy. Chẳng lẽ, tôi đi mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lạ mặt, đứng sau lưng tôi lúc này thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”

Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này. Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào. Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về sự việc lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa đã tốt bụng giúp đỡ để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác. Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt với những người xung quanh, giống như cách bác giúp tôi trước đây.


Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-em-van-6
 

9 tháng 12 2022

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.

Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.

Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.

Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.

 

9 tháng 12 2022

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.

Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.

Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.

Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.