K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết đến, và có tiếng nói là những nhu cầu hết sức cơ bản của con người. […]

     (2) Mỗi một blog là một kênh trao đổi thông tin mở. Không chỉ tác giả mà cả những khán giả có thể vào xem và viết bình luận. Tính năng liên kết cho phép nối kết một blog với nhiều blog khác, và nhờ đó tạo nên một mạng lưới blog toàn cầu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép có thể đưa được ảnh, nhạc và video lên blog. Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”.

     (3) Việc một blog có thể trở thành một nguồn tin mở, và mỗi một blogger có thể trở thành một nhà báo công dân chắc chắn sẽ có tác động đến việc làm báo truyền thống. Tuy nhiên, tác động cụ thể của nó như thế nào thì có lẽ còn phải chờ thời gian mới đánh giá được một cách chính xác. Chẳng hạn như theo Friedman, tác giả của “Thế giới phẳng”, trong vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London, chỉ trong vòng 24 giờ, BBC đã nhận được 20.000 bài viết qua thư điện tử, hơn 1.000 bức ảnh và hơn 20 đoạn video. Việc thẩm định, chọn lọc và sử dụng những nguồn tư liệu hết sức đồ sộ, phong phú và đa dạng này thực sự là một thách thức chung cho làng báo truyền thống: một mặt, họ rất muốn có một cách nhanh nhất những thông tin trực tiếp, từ nhiều góc độ khác nhau, đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau, mặt khác, việc chọn lọc, xử lí, biên tập những tin này quả thực không đơn giản.

(Vũ Thành Tự An, Blog và nền báo chí công dân, trích Một góc nhìn của tri thức, NXB Tri thức, tr.115)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi yếu tố nào là chính?

Câu 2. Chọn câu văn thể hiện luận điểm ở đoạn (2).

Câu 3. Em có nhận xét gì về cách người viết trình bày bằng chứng trong đoạn (3)?

Câu 4. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn “Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”. Cho biết câu văn này là câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ?

Câu 5. Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, báo mạng, blog là một trong những phương tiện cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Trong bối cảnh này, theo em báo chí truyền thống có vai trò như thế nào? (Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện quan điểm của bản thân)

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:        Việt Nam quê hương ta       Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.       Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.       Quê hương biết mấy thân yêu, Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.       Mặt người vất vả in sâu, Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.       Đất...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

       Việt Nam quê hương ta

      Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
      Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
      Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
      Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

      Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
      Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
      Việt Nam đất nắng chan hoà,
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh.
      Mắt đen cô gái long lanh,
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

      Đất trăm nghề của trăm vùng,
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.
      Tay người như có phép tiên,
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

      Nước bâng khuâng những chuyến đò,
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi.
      Đói nghèo nên phải chia ly,
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

      Ta đi ta nhớ núi rừng,
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ.
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô,
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

                             (Trích trường ca Bài thơ Hắc Hải, 1958, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. 

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: 

      Ta đi ta nhớ núi rừng,
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ.
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô,
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

Câu 4. Con người Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất nào?

Câu 5. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ. 

0
DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
22 tháng 1

Kỳ Phát, nhân vật chính trong "Ngôi nhà cổ", là một cá thể phức tạp với mối liên kết sâu sắc với ngôi nhà cổ kính. Anh ta như một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh tổng thể của căn nhà, mang trong mình những bí mật và câu chuyện riêng. Kỳ Phát không chỉ đơn thuần là người thừa kế, mà còn là người bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử mà ngôi nhà mang lại. Qua từng trang sách, ta thấy Kỳ Phát đối mặt với những thử thách, khám phá những bí ẩn, và dần trưởng thành. Ngôi nhà cổ không chỉ là một không gian vật lý, mà còn là nơi trú ẩn, là nơi giúp Kỳ Phát tìm thấy chính mình.

Ba khổ thơ cuối của bài thơ "Quê hương" của Trúc Quỳnh đã khéo léo lột tả được tình yêu tha thiết đối với quê hương, đồng thời chạm đến trái tim người đọc bằng những hình ảnh thân quen và giản dị. Khổ thơ thứ ba vẽ lên hình ảnh ngôi làng nhỏ, với con đường mòn quanh co và những cánh đồng lúa bát ngát, như một bức tranh quê hương tươi đẹp, mộc mạc. Hình ảnh "cánh cò trắng muốt" bay lượn trên cánh đồng tạo nên một khung cảnh yên bình và đầy ắp ký ức tuổi thơ. Khổ thơ thứ tư tiếp nối với âm thanh ríu rít của lũ trẻ chăn trâu, tiếng sáo diều vi vu trong gió, gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ, vui tươi của thời ấu thơ. Đặc biệt, khổ thơ cuối cùng với hình ảnh bà cụ già ngồi nhai trầu bên hiên nhà, ánh mắt xa xăm nhìn về những ngày đã qua, khiến người đọc không khỏi xúc động và trân trọng hơn những giá trị truyền thống, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tất cả đã làm nên một bức tranh quê hương thật sống động, giàu cảm xúc, gợi cho người đọc niềm tự hào và tình yêu bất tận đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình. nếu sai bạn có thể nói với mình

21 tháng 1

cảm ơn bạn nhé


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau: VỤ MẤT TÍCH KÌ LẠ      Lược một đoạn: Mary Sutherland, một cô gái trẻ, đến gặp thám tử Sherlock Holmes để nhờ ông giúp tìm người yêu của mình, Hosmer Angel. Cô kể rằng cô đã gặp Hosmer tại một buổi khiêu vũ và họ đã nhanh chóng yêu nhau. Tuy nhiên, cha dượng của cô, ông Windibank, không ủng hộ mối quan hệ này. Hosmer đã đề nghị kết...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau:

VỤ MẤT TÍCH KÌ LẠ

     Lược một đoạn: Mary Sutherland, một cô gái trẻ, đến gặp thám tử Sherlock Holmes để nhờ ông giúp tìm người yêu của mình, Hosmer Angel. Cô kể rằng cô đã gặp Hosmer tại một buổi khiêu vũ và họ đã nhanh chóng yêu nhau. Tuy nhiên, cha dượng của cô, ông Windibank, không ủng hộ mối quan hệ này. Hosmer đã đề nghị kết hôn với Mary trước khi cha dượng cô trở về. Ông ta rất gấp rút và yêu cầu Mary hứa rằng cô sẽ luôn luôn trung thành với ông ta, bất kể có chuyện gì xảy ra.

     - Vậy là hôn lễ đã được dự tính cử hành vào ngày thứ sáu vừa qua?

     - Vâng, hôn lễ đã được dự tính cử hành ở nhà thờ St. Saviours, gần Kings Cross và sau đó chúng tôi sẽ dự bữa ăn trưa gia đình tại khách sạn St. Pancras. Hosmer đến nhà đón chúng tôi. Anh đỡ mẹ tôi và tôi lên chiếc xe ngựa có mui, còn anh thì nhảy lên một chiếc khác đang đậu gần đấy. Khi chiếc xe ngựa của anh ấy hiện ra, chúng tôi trông đợi anh Hosmer xuống xe, nhưng trông mãi chẳng thấy. Người đánh xe quay đầu nhìn vào bên trong xe: anh Hosmer đã biến mất.

     - Tôi có cảm giác rằng cô đã bị lừa gạt một cách hết sức bỉ ổi. - Holmes nói.

     - Ồ không, thưa ông. Anh ấy quá tốt và quá ngay thật. Này nhé! Suốt cả buổi sáng hôm đó, anh ấy không ngừng lặp đi lặp lại với tôi rằng dẫu cho có chuyện gì xảy ra, tôi phải luôn luôn trung thành với anh ấy, rằng dẫu có một biến cố bất ngờ nào chia cách hai chúng tôi, tôi phải luôn luôn nhớ rằng tôi là của anh ấy, và sớm hay muộn gì anh ấy cũng sẽ tìm lại tôi.

     - Theo ý cô thì Hosmer đã gặp tai nạn? Cô có cho cha dượng biết việc này không?

     - Có. Ông ấy cũng cho rằng có một điều gì đó đã xảy ra. Và ông ấy bảo đảm rằng chỉ trong thời gian ngắn, tôi sẽ được biết tin tức về Hosmer. Thưa ông, tại sao chuyện này lại có thể xảy ra?

     Lược một đoạn: Mary Sutherland cung cấp nhận dạng, 4 lá thư của Hosmer và địa chỉ cha dượng cho thám tử. Holmes xem xét các bức thư của Hosmer và phát hiện ra rằng chữ ký của ông ta cũng được đánh máy. Điều này có nghĩa là Hosmer có thể chối bỏ chữ ký của mình trong trường hợp bị đưa ra tòa về tội đơn phương hủy bỏ hôn ước. Holmes viết hai lá thư, 1 gửi cho một công ty ở trung tâm thương mại London, yêu cầu họ cho thông tin về người đàn ông tên là Hosmer Angel, 1 gửi cho cha dượng của Mary, yêu cầu ông ta đến gặp Holmes vào lúc 6 giờ chiều ngày mai.

     Khách là một người đàn ông vạm vỡ, cao trung bình, trạc 30 tuổi. Gương mặt vàng nhạt, trụi lủi, không có râu mép, râu cằm hay râu má gì cả. Ông ta có một vẻ dịu dàng giả tạo. Đôi mắt xám, rất linh hoạt và sắc sảo ném một cái nhìn dò hỏi về phía chúng tôi. Đoạn ông ta đặt nón lên chiếc tủ buýp-phê, hơi nghiêng mình một chút và ngồi xuống chiếc ghế gần nhất.

     - Thưa ông Windibank. Có phải lá thư đánh máy này là của ông không? 

     - Thưa ông, làm sao ông có thể tìm ra được anh chàng Hosmer.

     - Trái lại. Tôi sẽ tìm ra được ông Hosmer.

     - Điều đáng ngạc nhiên, là những máy đánh chữ cũng có cá tính riêng biệt của chúng! Có những chữ có vẻ mòn hơn những chữ khác, có những chữ chỉ mòn có một bên... Này ông, trong lá thư đánh máy của ông gửi cho tôi, tôi nhận thấy trên tất cả những chữ “e” đều có một vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ “t” đều có dấu gạch ngang hơi mờ. Tôi còn đếm được 14 đặc điểm khác, nhưng hai đặc điểm vừa kể, là nổi bật nhất.

     - Ở văn phòng, chúng tôi sử dụng cái máy chữ đó để đánh tất cả những thư tín của chúng tôi, chắc chắn là nó không còn được tốt lắm. - Trong khi trả lời, đôi mắt sắc sảo của ông ta nhìn Holmes đăm đăm.

     - Và bây giờ, tôi sẽ trình bày cho ông xem một trường hợp thật là thú vị: trong lá thư đánh máy của ông gửi cho tôi và bốn lá thư gửi cô Mary có điểm chung. Bên trên những chữ “e” đều có những vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ “t” đều có dấu gạch ngang không được rõ. Ông lấy chiếc kính lúp của tôi để xem, tôi sẽ chỉ cho ông thấy 14 đặc điểm khác mà tôi đã nói với ông lúc nãy.

     Ông Windibank liền đứng phắt lên và chụp lấy chiếc nón của ông ta. Đôi mắt sắc sảo của Windibank nhìn Holmes đăm đăm, rồi nói:

     - Ông Holmes, tôi không có thì giờ rảnh để nói những chuyện tầm phào! Nếu ông có thể bắt gặp được ông Hosmer thì hãy cứ bắt đi, rồi báo tin cho tôi biết.

     - Chắc chắn là như thế? - Holmes đáp, vừa lẹ làng đứng lên khoá trái cửa lại.

     - Ông nên biết rằng tôi đã bắt được Hosmer rồi.

     - Sao? Ở đâu? - Ông Windibank kêu lên bằng một giọng thảng thốt, như một con chuột bị sa bẫy.

     - Ô không sao... Không sao cả! - Holmes đáp bằng một giọng ngọt lịm - Ông Windibank, bây giờ ông không còn cách nào để thoát được nữa. Tất cả đều đã quá rõ.

     Ông Windibank ngồi phịch xuống. Gương mặt tái mét, trán ướt đẫm mồ hôi.

     - Pháp... pháp luật không thể làm gì được tôi! - Ông ta nói lắp bắp.

     - Có thể là pháp luật không làm gì được ông. Nhưng hành động của ông thật là vô cùng đê tiện, tàn nhẫn và ích kỷ...

     - Tôi sẽ kể lại sự việc từ đầu đến cuối và nếu tôi có sai chỗ nào thì ông cứ việc sửa: Người cha dượng của cô gái đã cải trang thành một người đàn ông tên là Hosmer để lừa cô gái. Hắn mang một cặp kính màu, đeo một bộ râu giả, và biến giọng nói bình thường của mình thành một giọng nói thì thầm êm dịu, ông ta đến dự buổi khiêu vũ, làm quen với cô gái và tự giới thiệu mình là Hosmer, thế là người cha dượng đã đóng vai trò một kẻ si tình cô con gái riêng của vợ mình, để gạt ra ngoài bất cứ anh chàng nào muốn lăm le tán tỉnh cô. Ông ta đã làm điều này vì muốn ngăn cản cô gái lập gia đình, vì như vậy ông ta sẽ không được hưởng số tiền 100 bảng mỗi năm từ cô gái nữa.

     Lược một đoạn: “Đúng là một tên đểu giả mặt dày!” – Holmes nói, rồi phá lên cười và buông mình xuống một chiếc ghế bành. – “Tên này trong tương lai gần sẽ còn phạm thêm trong nhiều tội ác nữa. Tôi thú thật rằng tôi không theo kịp được những suy diễn của anh vụ này. Holmes nói: “Này nhé, hai người đàn ông đó không bao giờ gặp mặt nhau cả. Khi một người xuất hiện thì người kia biến mất; đây là chi tiết rất quan trọng! Và rồi cặp kính màu, bộ râu giả, giọng nói khác lạ với giọng nói của một người bình thường... rồi những lá thư, chứng tỏ, người gửi chúng muốn che giấu chữ viết của mình mà cô gái đã quá quen thuộc. Và tôi loại bỏ tất cả những gì có thể ngụy tạo được: cặp kính màu, bộ râu, giọng nói, và gửi bản mô tả hình dạng đó đến công ty ông Windibank và được xác nhận đó chính là Windibank. Giản dị vậy thôi.

(Sherlock Holmes toàn tập, Arthur Conan Doyle,  NXB Văn học, 2015)

----------------------------------

* Arthur Conan Doyle (1859 - 1930) là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes – được kể dưới điểm nhìn của Dr. Watson - Bạn đồng hành của Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch...

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản Vụ mất tích kì lạ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Câu 3. Điều gì cần làm sáng tỏ trong văn bản Vụ mất tích kì lạ?

Câu 4. Xác định chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật trong văn bản Vụ mất tích kì lạ?

Câu 5. Nhận xét về đặc điểm nổi bật của nhân vật thám tử Sherlock Holmes trong văn bản.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rịn, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).

     Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi (1) có hội ngộ, Chức Nữ (2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

     Ông buồn nét mặt mà rằng:

     – Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi.

     Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói:

     – Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên (3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân (4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi.

     Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi.

     Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường (5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.

                   (Trích Người liệt nữ ở An Ấp, Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 344-357)

Chú thích:

(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.

(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7.

(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn 7 năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.

(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.

(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra một số đặc trưng của thể loại truyền kì được thể hiện trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 3 điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ trong được thể hiện trong lời thoại sau.

     Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi có hội ngộ, Chức Nữ lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Thông qua hành động, lời nói của nhân vật người vợ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay?

0
17 tháng 1

Bài thơ "Thơ về nhà mình" của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh là một tác phẩm mang đậm chất trữ tình và suy tư về quê hương, gia đình. Qua bài thơ, tác giả không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc đối với nơi mình lớn lên mà còn phản ánh những suy nghĩ về cuộc sống, về con người và về giá trị của những điều giản dị xung quanh.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Thúy Quỳnh đã khéo léo gợi nhớ về hình ảnh quê hương với những kỷ niệm ngọt ngào. Những hình ảnh cụ thể như cánh đồng xanh, dòng sông trong veo hay mái nhà xưa cũ không chỉ là bối cảnh mà còn là biểu tượng cho những gì thân thuộc, gần gũi với tâm hồn mỗi con người. Những hình ảnh này được tác giả miêu tả bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của quê hương.

Tiếp theo, tác giả đi sâu vào những kỷ niệm gắn liền với gia đình. Những khoảnh khắc bên bữa cơm sum vầy, tiếng cười đùa của cha mẹ và anh chị em là tài sản tinh thần vô giá mà bất kỳ ai cũng muốn gìn giữ. Qua đó, tác giả không chỉ tôn vinh giá trị của gia đình mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của những mối quan hệ tình cảm trong việc hình thành nên nhân cách và bản sắc của mỗi người. Đây cũng là một thông điệp sâu sắc về việc trân trọng các mối quan hệ gia đình, dù cuộc sống có bận rộn và hối hả đến đâu.

Bài thơ còn thể hiện những trăn trở, suy tư của tác giả về cuộc sống hiện đại. Nguyễn Thúy Quỳnh không ngần ngại chỉ ra rằng, trong dòng chảy của thời gian, con người có thể dễ dàng lãng quên những giá trị căn bản của cuộc sống. Những lo toan, bộn bề trong cuộc sống thường nhật có thể khiến chúng ta xa rời những điều giản dị và quý giá. Tác giả khuyến khích người đọc nên dừng lại một chút để nhìn nhận và cảm nhận những điều xung quanh mình, để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống.

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh rất giàu hình ảnh và âm điệu. Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh được sử dụng linh hoạt, tạo nên những câu thơ vừa gần gũi vừa sâu sắc. Điều này không chỉ giúp bài thơ dễ nhớ, dễ cảm mà còn làm nổi bật lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Từ ngữ được chọn lọc kỹ càng, mang đậm sắc thái tình cảm, thể hiện rõ nét tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc của người viết.

Cuối cùng, "Thơ về nhà mình" không chỉ là một bài thơ về quê hương mà còn là một lời nhắc nhở về việc giữ gìn những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình trong bối cảnh xã hội hiện đại. Qua từng câu thơ, Nguyễn Thúy Quỳnh gửi gắm thông điệp rằng, dù cuộc sống có thay đổi thế nào, những gì thuộc về quê hương, gia đình vẫn luôn là nguồn cội, là nơi chúng ta tìm về để tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc.