K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi.Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó. Còn bây giờ cái tủ đã che kín khoảng tường ấy. Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vôi vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé.Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm.Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ baolần giờ nơi nao? Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. [...] Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ? Chẳng hiểu lớp vôi quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây? Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. (Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1(0,5 điểm): Xác định chủ đề và ngôi kể của câu chuyện? Câu 2 (1,0 điểm): Xét về mục đích nói, những câu in đậm thuộc kiểu câu gì? Theo em tác giả sử dụng kiểu câu đó có ý nghĩa như thế nào với việc thể hiện chủ đề câu chuyện? Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chiều dày của bức tường”? Câu 4 (0,5 điểm)Câu văn “Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ởchỗ của nó.” đã cho thấy thái độ như thế nào của nhân vật tôi với những kỉ niệm, những kí ức của mình? Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy liên hệ với thực tế và viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của mình về việc cần biết trân trọng kí ức, kỉ niệm của chính mình.

0
TAY TRONG TAY Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng say sưa xây một lâu đài có đủ cổng, tháp, hào và có cả khách tham quan. Khi công trình gần hoàn thành thì một cơn sóng lớn ập đến phá tan tất cả. Giờ thì chỉ còn một đống cát ướt mà thôi. Tôi tưởng bọn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng kỳ công xây dựng. Nhưng không!...
Đọc tiếp

TAY TRONG TAY Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng say sưa xây một lâu đài có đủ cổng, tháp, hào và có cả khách tham quan. Khi công trình gần hoàn thành thì một cơn sóng lớn ập đến phá tan tất cả. Giờ thì chỉ còn một đống cát ướt mà thôi. Tôi tưởng bọn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng kỳ công xây dựng. Nhưng không! Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và… xây dựng một lâu đài mới. Chúng đã dạy tôi một bài học quan trọng. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù quý giá đến đâu thì cũng không khác gì những tòa lâu đài trên cát. Chỉ có tình yêu, tình bạn là vững bền. Trước sau gì thì cơn sóng cũng sẽ đến và mang đi tất cả những gì chúng ta cố công xây đắp. Nhưng bao giờ thì những cơn sóng sẽ đến? Không ai biết trước được! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ những thành công, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua mọi khó khăn. (Theo Songdep.xitrum.net – Sống đẹp tập II NXB. Giáo dục Việt Nam, tr. 117) Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2.  Theo văn bản, hai đứa trẻ đã dạy cho nhân vật “Tôi” bài học gì? Câu 3.  Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu: "Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và...xây dựng một lâu đài mới." Câu 4.  Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề văn bản “Tay trong tay”? Câu 5. Em hãy đưa ra một thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất khi đọc văn bản trên? Vì sao em lại chọn thông điệp đó? Câu 6: Tìm trợ từ có trong văn bản trên?


0
Câu chuyện về củ khoai tây Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần. Sau đó,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về củ khoai tây Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần. Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi đấy bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa…  (Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống,  Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, Tr23) Câu 1 : Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? Câu 2 Trong đoạn trích trên người thầy giáo đã yêu cầu “chúng tôi” (học sinh) những gì? Câu 3 Đọc đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn “Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần.”? Câu 4 Từ đoan trích trên, theo em tác giả muốn gửi đến người đọc những bài học nào?

0
Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. ...
Đọc tiếp

Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. Mưa ngớt dần. Cánh tay vẫn lì lợm vươn ra để níu lấy mấy giọt mưa cuối cùng. Tức thì, con bé thu tay lại khi nhận ra có thứ gì đó bám nhẹ trên tay mình. Ồ! Con chuồn chuồn kim! Con bé nhìn chuồn chuồn kim mảnh mai không chớp mắt. Màu xanh trên thân nó như bầu trời kỳ diệu hiện ra trước mắt. Chuồn chuồn kim chợt run rẩy, hai cánh ướt nhẹp khép vào nhau. - Bố! Bố! Bố ơi! Con bé vừa chạy đi vừa gọi thét lên, xé tan cả điệu nhạc tí tách yên bình sau cơn mưa. Xòe bàn tay có chuồn chuồn ra trước mắt bố, con bé hốt hoảng: - Con chuồn chuồn bị cảm mất bố ơi! Ông Tấn chau mày, buông tiếng thở dài: - Con đem nó ra ngoài sân rồi mau vào tắm gội đi! Đừng nghịch ngợm nữa! Con bé bỏ lại sau lưng lời nhắc nhở của bố và chạy vụt vào trong bếp. Lần đầu tiên sau cơn mưa, con bé huơ tay mình trên đống than hồng. Chỉ là để ủ ấm cho con chuồn chuồn kim bé nhỏ. Đêm đó, con bé sẵn sàng nhường gối êm cho chuồn chuồn kim nằm im trên đó và thủ thỉ với nó: - Em còn lạnh không? - Nhà em ở đâu? - Em thích chơi ở đâu nè? - Mai chị sẽ dẫn em đi chơi nha. ... Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho con bé đến thế giới kỳ lạ trong khu vườn. Cơn mưa đêm qua đã gột sạch tất cả bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng mơ đậu đầy trên thảm cỏ. Và, ở góc vườn, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên. Rồi, con ếch cốm, con cóc nâu, con dế mèn... Một, hai, ba... bảy... chín, mười. Con bé đứng tròn mắt nhìn cả thế giới đang động đậy quanh mình. Thoắt cái, con bé lại chạy vụt đi. ... Đêm đêm, đàn đom đóm đến phiên gác, thắp đèn lung linh cả góc vườn. Con bé lần theo thứ ánh sáng huyền diệu đó bước vào thế giới của riêng mình. Đó là thế giới thần tiên giữa bóng đêm. Con bé như người khổng lồ đang bước vào xứ sở của những người bạn tý hon. Không! Con bé là người mẹ tí hon của mười đứa con tí hon. Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... (“Thế giới của con” - Dương Hằng - Trích trong “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” - NXB Kim Đồng, 2022, tr 509 - 511). Câu 1. Hãy xác định ngôi kể và các nhân vật trong truyện ngắn trên? Câu 2. Hãy nêu các chi tiết truyện quan trọng thể hiện tình cảm của nhân vật “con bé” với các con vật dễ thương trong khu vườn bé nhỏ? Qua đó em thấy cô bé là người như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn trích sau: Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... Câu 4. Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, tác giả của Hoàng tử bé, từng khẳng định: “Chỉ có con mắt trẻ em mới có thể cảm nhận một cách thuần khiết vẻ đẹp phong phú và bí ẩn của thế giới”. Em thấy điều đó có đúng với truyện ngắn trên không? Vì sao? Câu 5. Hãy nêu những thông điệp ý nghĩa em rút ra từ văn bản trên? Câu 6: Tìm thán từ có trong văn bản trên?


0
Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như...
Đọc tiếp

Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa? - Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. (Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, năm 2019) Câu 1. Xác định chủ dề của câu chuyện? Câu 2. Theo câu chuyện, vì sao bông hoa lại kính trọng những chiếc lá? Câu 3.Theo em chiếc lá trong câu chuyện là hình ảnh của những người như thế nào trong cuộc sống của con người? Câu 4.Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Từ câu trả lời của hoa, em rút ra cho mình những bài học gì? Câu 5: Tìm thán từ có trong văn bản trên?

0
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM) Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.     [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.

    [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].

     Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước. Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:

     – Con đã về đấy ư?

    – Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? – Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.

     – Bà ở đây một mình thôi à?

     Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:

     – Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.

     – Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không?

     Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.

     – Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.

     Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:

    – Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy.

     Bà cụ yên lặng một lát.

     – Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.

     Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người. Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi: 

     – Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?

     Tâm nhìn ra ngoài đáp:

     – Như thường rồi.

     Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:

     – Ở làng có việc gì lạ không?

     Bà cụ trả lời:

     – Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. [….]

     Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:

      – Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.

     – Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.

      Tâm lại an ủi:

     – Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.

     Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:

     – Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.

    Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt. Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. [….]

     (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27)

* Chú thích: Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam. Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:           HƠI ẤM Ổ RƠM          (Nguyễn Duy)   Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm   Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:   – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ   Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ     Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.   Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,   Tôi thao thức trong hương mật ong của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:    

      HƠI ẤM Ổ RƠM

 

       (Nguyễn Duy)

 

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

 

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:

 

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

 

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

 

 

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

 

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,

 

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

 

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

 

 

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò. 

 

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

 

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

 

Cái mộc mạc lên hương của lúa

 

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

 

(In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

 

* Chú thích:

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc gặp gỡ tình cờ đầy ấm áp. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp gỡ giữa ai với ai.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của nó.

             Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

             Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.

Câu 4. Nhận xét về hình ảnh “ổ rơm” xuất hiện trong bài thơ.

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ.

0