K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta -Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: +Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). +Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông. +Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. +Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa...
Đọc tiếp

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).

+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.

+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

0
Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta -Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: +Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). +Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông. +Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. +Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa...
Đọc tiếp

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).

+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.

+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

0
- Nguyên nhân thắng lợi: Nhờ tinh thần yêu nước,sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.Sự lãnh đạo tài tình,sáng suốt của Quang Trung -Nguyễn Huệ bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi -Ý nghĩa lịch sử:Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn -Trịnh,xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài , đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống...
Đọc tiếp

- Nguyên nhân thắng lợi: Nhờ tinh thần yêu nước,sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.Sự lãnh đạo tài tình,sáng suốt của Quang Trung -Nguyễn Huệ bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi

-Ý nghĩa lịch sử:Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn -Trịnh,xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài , đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Đồng thời ,phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm,quân Thanh,bảo về nền độc lập và chủ quyềnh lãnh thổ tổ quốc

Em sẽ chọn di tích Gò đống Đa . Vì  gò Đống Đa  là một khu chiến trường, nơi diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đây cũng được xem dấu tích một thời oanh liệt của dân tộc trong trận chiến chống quân Thanh xâm lược. Di tích này mãi là minh chứng cho truyền thống của dân ta trong cuộc chiến đấu tranh giữ nước, một di tích có giá trị cao trong lòng thủ đô Hà Nội.

 

0
21 tháng 5 2024

TRẦN QUỐC TOẢN : 15/7/1285

HAI BÀ TRƯNG: 5/3/1043

22 tháng 5 2024

nam mà Hai Bà Trưng sinh hả

9 tháng 5 2024

Trong bối cảnh quốc tế, việc nắm vững về quan hệ với các quốc gia láng giềng và các tổ chức quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ hay chống lại phong trào chống pháp. Cần phải đánh giá các yếu tố như sự hỗ trợ từ các quốc gia hàng xóm, sự can thiệp từ các tổ chức quốc tế, và các mối quan hệ đối ngoại để điều chỉnh chiến lược và hoạch định hành động phù hợp.
Trong nước, việc hiểu biết về tâm trạng của dân chúng và sức mạnh của các phong trào chống pháp sẽ giúp xác định được mức độ ủng hộ và khả năng thực hiện của các biện pháp phản kháng. Nắm vững về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tâm lý dân chúng cũng là yếu tố quyết định để xác định chiến lược và hướng đi của phong trào chống pháp.

1 tháng 5 2024

vì do vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt và lại không có đê điều bao bọc như vùng Đồng bằng sông Hồng.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
28 tháng 5 2024

Hướng dẫn giải:

1. Vị trí địa lý và nguồn gốc nước

- Đồng bằng sông Hồng: Nằm ở miền Bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng chính từ sông Hồng và sông Thái Bình. Nước lũ chủ yếu xuất phát từ các khu vực miền núi phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam, nơi có độ dốc lớn và thời gian nước chảy từ thượng nguồn về hạ lưu tương đối ngắn.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Nằm ở miền Nam Việt Nam, chịu ảnh hưởng từ sông Mekong. Nước lũ của đồng bằng này bắt nguồn từ các quốc gia thượng nguồn như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia. Quãng đường nước phải di chuyển dài hơn và qua nhiều khu vực đồng bằng trung gian.

2. Khí hậu và thời gian mưa

- Đồng bằng sông Hồng: Có mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 và 8. Điều này dẫn đến mùa lũ thường bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng 7.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng lượng mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 9 và 10. Do đó, mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10.

3. Đặc điểm hệ thống sông ngòi

- Đồng bằng sông Hồng: Hệ thống sông ngòi ngắn hơn và có độ dốc lớn hơn so với sông Mekong, làm cho thời gian nước lũ di chuyển từ thượng nguồn về hạ lưu ngắn hơn. Hơn nữa, các trận mưa lớn ở khu vực thượng nguồn nhanh chóng làm gia tăng lưu lượng nước sông.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Sông Mekong có lưu vực rộng lớn và phải chảy qua nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trước khi đến Việt Nam. Điều này làm cho quá trình lũ kéo dài hơn do phải di chuyển qua các khu vực có độ dốc thấp và có thể bị chậm lại do các hoạt động điều tiết nước ở thượng nguồn.

4. Ảnh hưởng của địa hình và cơ chế khí hậu

- Đồng bằng sông Hồng: Khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông, mang lại lượng mưa lớn và gây lũ nhanh chóng.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam, nhưng lũ thường phụ thuộc vào tổng lượng mưa tích lũy từ các quốc gia thượng nguồn và chế độ điều tiết nước từ các đập thủy điện trên sông Mekong.

28 tháng 4 2024

* Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường biển :

+ Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác ra biển.

+ Hạn chế sử dụng túi nilon.

+  Tiết kiệm nước .

+  Tích cực trồng cây xanh ở đảo.

+  Hăng hái tham gia các phong trào nhặt rác ở bờ biển.

+  Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường...

   
11 tháng 4 2024

a, khởi nghĩa Ba Đình

- Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình (xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê - thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).

=> Đánh giá:

+ Điểm mạnh: Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc; được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau.

+ Điểm yếu: dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình.

+ Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.
- Kết quả: thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.

b, Khởi nghĩa Yên Thế 

a) Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khăn, một bộ phận dân chúng phiêu tán lên vùng núi Yên Thế để sinh sống => Hộ sẵn sàng đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh.

b) Lãnh đạo: Lương Văn Nắm (Đề Nắm), Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).

c) Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)

d) Hoạt động chủ yếu:

- Từ 1884 - 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.

- Từ 1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.

- Từ 1898 - 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.

- Từ 1909 - 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.

e) Kết quả, ý nghĩa:

- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....

+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

f) Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch, không có lợi cho nghĩa quân.

- Mang tính tự phát, chưa liên kết, tập hợp được lực lượng để phong trào thành phong trào đấu tranh trong cả nước.