K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho...
Đọc tiếp


     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm

0
phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo HAI NGƯỜI CHA (Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối...
Đọc tiếp



phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo HAI NGƯỜI CHA (Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối cùng cho một quyết định mơ hồ, vô lý nhưng không thể nào cưỡng lại được.Bởi đứa nhỏ đâu phải con ông. Ông đúng tên họ đó, ở đơn vị đó, nhưng hồi đơn vị hành quân về Cà Mau ông đâu có đi. Cả đời ông cũng chưa từng về vùng đó. Ông có vợ con nhưng chết cả rồi, tự tay ông chôn cất, trong chiến tranh ở rừng miền Đông. Nhưng đó là chuyện đã qua. Giờ đứa nhỏ đang ngồi trước mặt ông, dễ thương quá chừng, nôn nóng muốn gặp cha nó nên vội vã nhận lầm ông. Cũng đâu có sao! Điều quan trọng là nó chẳng còn chỗ nào đi nữa, tám tuổi đã tưới rẫy, giờ lang thang đi tìm cha trong thành phố rộng mênh mông, sau ngày giải phóng rối mù như thế này. Hãy để nó ở lại đây ít ngày, ông tạm nhận là cha nó, để nó có chỗ ở. Rồi sau đó ông sẽ chỉ đường cho nó đi tìm cha, hoặc đích thân ông sẽ dẫn nó đi. Nó tìm gặp được cha rồi ông sẽ vỗ vai người đồng đội nói: “Tôi trả con cho anh đây. Tôi đã làm cha nó một thời gian, cũng thấy ấm lòng, đỡ cô đơn một thời gian”. Quả thật ông đã ấm lòng, không phải về sau này mà ngay lúc đó. Đứa nhỏ đang ngồi trong phòng ông cao lớn khỏe mạnh, mắt sáng long lanh, tóc chải rẽ, lưng ưỡn thẳng, chiếc túi xách để trong lòng. Một đứa con bỗng dưng hiện ra như thế này! Đứa con của ông không chết cũng bằng cỡ này, hãy để đứa nhỏ này thay vào chỗ đó. Chỉ ít ngày thôi, hoặc lâu hơn cũng được. Vậy là đứa nhỏ ở với ông, kêu ông bằng ba, bởi ông giả làm như thế. Và nhiều khi ông cũng tưởng lầm như thế. Ngày tháng trôi qua, không thấy ông nói ra sự thật với đứa nhỏ, dẫn nó đi tìm cha nó. Vội làm gì, trước sau rồi nó cũng gặp cha nó thôi. Để ít ngày nữa. Giờ ông đang bận lắm, ông biện bạch như thế, thành phố mới giải phóng đang trong thời kỳ quân quản. Ông đi làm việc suốt ngày, về nhà nhìn thấy đứa con hết mệt ngay. Nó lớn lên trông thấy, chẳng mấy chốc đã cao bằng ông. Phải cho nó ngủ giường riêng, ông đặt hai chiếc giường sát cạnh nhau, đêm nằm thò tay qua nắm tay nó, giở mùng lên nhìn mặt nó. Trước đây ông ăn cơm chung với anh em ở nhà bếp, giờ ông lãnh cơm về nhà hai cha con ăn với nhau. Buổi trưa buổi chiều hai cha con đi lãnh cơm, ông rề rà ở nhà bếp khoe với mọi người đứa con mình thế này thế nọ… Ông quên hẳn chuyện đưa đứa nhỏ đi tìm cha nó chăng? Không, ông không quên. Ban đêm ông vẫn nằm thao thức tính đến chuyện đường đi nước bước, phải tìm đến chỗ nào gặp đơn vị nào. Nhưng ban ngày ông chỉ tính chuyện hiện tại. Phải lo cho nó đi học, tìm nhà riêng cho nó, chọn cho nó một nghề sống về sau này… Chắc cha thật nó cũng muốn như vậy. (Lược phần sau: Khi đứa con học xong, có nghề nghiệp ổn định và chuẩn bị cưới vợ, ông Tám Khoa quyết định đi tìm cha ruột cho nó. Gặp cha ruột của con, ông biết chính người con nuôi cũng đã biết sự thật. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Hai người cha vui mừng cùng chuẩn bị làm đám cưới cho người con) (Trích Hai người cha, Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, NXB Văn học, 2012)* Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh năm 1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lê Văn Thảo là một mẫu nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, gan dạ dũng cảm như một chiến sĩ thực thụ với tư cách phóng viên mặt trận. Trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm cuộc sống với tất cả những bi tráng hào hùng thấm sâu vào máu thịt tâm hồn. Ông đã từng đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2007, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 2012 cho các tác phẩm Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn. Lê Văn Thảo đã góp phần lớn cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại kể cả tới sau này trong nhiều sự kiện hội nhập thế giới. Đặc biệt, ông được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển văn học Thành phố Hồ Chí Minh kể cả tới thời kỳ mở cửa sau này.


0
phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo.HAI NGƯỜI CHA(Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối...
Đọc tiếp

phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo.


HAI NGƯỜI CHA


(Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối cùng cho một quyết định mơ hồ, vô lý nhưng không thể nào cưỡng lại được.Bởi đứa nhỏ đâu phải con ông. Ông đúng tên họ đó, ở đơn vị đó, nhưng hồi đơn vị hành quân về Cà Mau ông đâu có đi. Cả đời ông cũng chưa từng về vùng đó. Ông có vợ con nhưng chết cả rồi, tự tay ông chôn cất, trong chiến tranh ở rừng miền Đông. Nhưng đó là chuyện đã qua. Giờ đứa nhỏ đang ngồi trước mặt ông, dễ thương quá chừng, nôn nóng muốn gặp cha nó nên vội vã nhận lầm ông. Cũng đâu có sao! Điều quan trọng là nó chẳng còn chỗ nào đi nữa, tám tuổi đã tưới rẫy, giờ lang thang đi tìm cha trong thành phố rộng mênh mông, sau ngày giải phóng rối mù như thế này. Hãy để nó ở lại đây ít ngày, ông tạm nhận là cha nó, để nó có chỗ ở. Rồi sau đó ông sẽ chỉ đường cho nó đi tìm cha, hoặc đích thân ông sẽ dẫn nó đi. Nó tìm gặp được cha rồi ông sẽ vỗ vai người đồng đội nói: “Tôi trả con cho anh đây. Tôi đã làm cha nó một thời gian, cũng thấy ấm lòng, đỡ cô đơn một thời gian”. Quả thật ông đã ấm lòng, không phải về sau này mà ngay lúc đó. Đứa nhỏ đang ngồi trong phòng ông cao lớn khỏe mạnh, mắt sáng long lanh, tóc chải rẽ, lưng ưỡn thẳng, chiếc túi xách để trong lòng. Một đứa con bỗng dưng hiện ra như thế này! Đứa con của ông không chết cũng bằng cỡ này, hãy để đứa nhỏ này thay vào chỗ đó. Chỉ ít ngày thôi, hoặc lâu hơn cũng được. Vậy là đứa nhỏ ở với ông, kêu ông bằng ba, bởi ông giả làm như thế. Và nhiều khi ông cũng tưởng lầm như thế. Ngày tháng trôi qua, không thấy ông nói ra sự thật với đứa nhỏ, dẫn nó đi tìm cha nó. Vội làm gì, trước sau rồi nó cũng gặp cha nó thôi. Để ít ngày nữa. Giờ ông đang bận lắm, ông biện bạch như thế, thành phố mới giải phóng đang trong thời kỳ quân quản. Ông đi làm việc suốt ngày, về nhà nhìn thấy đứa con hết mệt ngay. Nó lớn lên trông thấy, chẳng mấy chốc đã cao bằng ông. Phải cho nó ngủ giường riêng, ông đặt hai chiếc giường sát cạnh nhau, đêm nằm thò tay qua nắm tay nó, giở mùng lên nhìn mặt nó. Trước đây ông ăn cơm chung với anh em ở nhà bếp, giờ ông lãnh cơm về nhà hai cha con ăn với nhau. Buổi trưa buổi chiều hai cha con đi lãnh cơm, ông rề rà ở nhà bếp khoe với mọi người đứa con mình thế này thế nọ… Ông quên hẳn chuyện đưa đứa nhỏ đi tìm cha nó chăng? Không, ông không quên. Ban đêm ông vẫn nằm thao thức tính đến chuyện đường đi nước bước, phải tìm đến chỗ nào gặp đơn vị nào. Nhưng ban ngày ông chỉ tính chuyện hiện tại. Phải lo cho nó đi học, tìm nhà riêng cho nó, chọn cho nó một nghề sống về sau này… Chắc cha thật nó cũng muốn như vậy. (Lược phần sau: Khi đứa con học xong, có nghề nghiệp ổn định và chuẩn bị cưới vợ, ông Tám Khoa quyết định đi tìm cha ruột cho nó. Gặp cha ruột của con, ông biết chính người con nuôi cũng đã biết sự thật. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Hai người cha vui mừng cùng chuẩn bị làm đám cưới cho người con)

(Trích Hai người cha, Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, NXB Văn học, 2012)* Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh năm 1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lê Văn Thảo là một mẫu nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, gan dạ dũng cảm như một chiến sĩ thực thụ với tư cách phóng viên mặt trận. Trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm cuộc sống với tất cả những bi tráng hào hùng thấm sâu vào máu thịt tâm hồn. Ông đã từng đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2007, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 2012 cho các tác phẩm Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn. Lê Văn Thảo đã góp phần lớn cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại kể cả tới sau này trong nhiều sự kiện hội nhập thế giới. Đặc biệt, ông được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển văn học Thành phố Hồ Chí Minh kể cả tới thời kỳ mở cửa sau này.



0
Đọc hiểu :                                                 Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lênHiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng...
Đọc tiếp

Đọc hiểu :


                                                 Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên


Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.


Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:


Hiệu ứng nhà kính


Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.


Quá trình công nghiệp hóa


Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.


Rừng bị tàn phá


Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán. 


(Theo LV , quangnam.gov.vn )


Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên ?


Câu 2 : Theo văn bản , hiện tượng nào " đã làm thủng tầng ô - dôn "


Câu 3 : Hãy trìch dẫn và nêu vai trò của phần sapo được sử dụng trong văn bản ?


Câu 4 : Người viết văn bản thông tin này nhằm những mục đích gì ?


Câu 5 : Từ văn bản trên , em hãy nêu một số giải pháp của cá nhân để hạn chế tình trạng trái đất nóng lên ?

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Cánh cò cõng nắng qua sôngChở luôn nước mắt cay nồng của chaCha là một dải ngân hàCon là giọt nước sinh ra từ nguồn.Quê nghèo mưa nắng trào tuônCâu thơ cha dệt từ muôn thăng trầmThương con cha ráng sức ngâmKhổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.Lúa xanh, xanh mướt đồng xaDáng quê hòa với dáng cha hao gầyCánh diều con lướt...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.


Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.


Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha” – Thích Nhuận Hạnh)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung bài thơ.

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.”

Câu 4 (1,0 điểm): Đọc bài thơ, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ:

“Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”

(“Lục bát về cha” – Thích Nhuận Hạnh)

Câu 2 (5,0 điểm):

Dựa vào đoạn văn sau và bằng cảm nhận thực tế, em hãy nhập vai thành một hạt mưa xuân để kể lại câu chuyện về cuộc đời mình.

“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã đem lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt."

("Tiếng mưa"- Nguyễn Thị Thu Trang)

-----Hết----- mn giúp mk với ạ


0