Đọc văn bản sau:
VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI DÂN SỐ GIÀ
TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.
Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Việt Nam cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm...
Dân số già nhanh
Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24 – 12, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế. "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay."– ông Tú chia sẻ.
Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.
Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.
"Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn." – ông Tú khuyến cáo.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.
Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số – KHHGĐ – Đồ họa: TUẤN ANH
[…]
(Theo Lan Anh, https://tuoitre.vn, ngày 25/12/2020)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Mục đích của văn bản là gì?
Câu 2. Chỉ ra một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản.
Câu 3.
a. Xác định 01 phép liên kết được dùng trong đoạn sau:
Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%.
b. Xác định phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn sau:
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.
Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.
Câu 4. Trình bày hiệu quả của cách triển khai thông tin trong đoạn văn sau.
Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.
Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.
Câu 5. Phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì?
Câu 6. Theo bài viết, từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Theo em, việc dân số già nhanh sẽ mang lại những tác hại gì đối với nước ta?
Câu 1: Phân tích nhân vật người bà
Người bà trong văn bản là một nhân vật rất đặc biệt. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu. Qua cách bà chăm sóc cháu, chúng ta thấy được sự yêu thương và quan tâm của bà dành cho cháu. Bà luôn cố gắng tạo ra những bữa ăn ngon nhất cho cháu, như bát canh rau tập tàng. Điều này cho thấy sự hi sinh và lòng nhân hậu của bà. Người bà cũng là một nhân vật rất mạnh mẽ và kiên cường. Dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tiếp tục chăm sóc cháu và làm việc nhà. Điều này cho thấy sự quyết tâm và lòng kiên trì của bà. Tổng kết lại, người bà là một nhân vật rất đặc biệt và đáng kính trọng. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu.Câu 2: Ý nghĩa của những điều bình dị trong cuộc sống
Những điều bình dị trong cuộc sống là những điều mà chúng ta thường gặp hàng ngày, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, những điều bình dị này lại có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Trước hết, những điều bình dị giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống. Một bữa cơm gia đình ấm cúng, một cuộc trò chuyện với bạn bè, một buổi đi dạo trong công viên... đều là những điều bình dị nhưng lại mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực. Thứ hai, những điều bình dị giúp chúng ta học cách trân trọng và biết ơn. Khi chúng ta quá tập trung vào những điều lớn lao, chúng ta dễ bị bỏ qua những điều nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng. Những điều bình dị giúp chúng ta nhận ra giá trị của những điều nhỏ bé và học cách trân trọng chúng. Cuối cùng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong một thế giới đầy rẫy những điều phức tạp và căng thẳng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong những điều đơn giản. Tổng kết lại, những điều bình dị trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống, học cách trân trọng và biết ơn, và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống.