Các bạn giúp mình với :
Những câu ca dao nói về đất đai ?
< tối thiểu 5 câu nhé mọi người >
< Ai nhanh nhất mình cho 3 tick >
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn lên google rồi ghi là " Dàn bài cho .... " thế là có liền nhé
#Huyền
Bài làm
Tả quang cảnh trường em vào buổi sớm - Bài tham khảo 1
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
@Như Ý
Câu 1 : Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.
Câu 2 : Cây xanh lấy khí CO2 để quang hợp tạo ra khí O2 và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí CO2 giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.
Câu 1
+Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
+Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
+Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
+Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.
Câu 2
Nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí Cacbonic và khí Oxi trong không khí được ổn định. Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí Cacbonic và thải ra khí Oxi để tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cây nhờ có ánh sáng.
Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
+ Thực vật cung cấp oxi cho con người
+ THực vật cung cấp nơi ở cho động vật
Đối vs đời sống con người
Hạn chế hiện tượng sói mòn sạt lở
Bảo vệ , giữ mạch nước ngầm
Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
#)Trả lời :
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người :
- Nhiều cây có giá trị sử dụng :
+) Làm lương thực, : lúa, ngô, khoai, sắn, ...
+) Làm thực phẩm : mướp đắng, xu hào, cà chua, ...
+) Cho công nghiệp : chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, ...
+) Cho hoa quả : vải, ổi, bòng, bưởi, nho, ...
+) Làm dược liệu : nhân sâm, đinh lăng, tía tô, tam thất, ...
+) Làm cảnh : cây mai, cây đào, cây si, ...
Kết luận : Thực vật có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người :
- Cung cấp oxi cho con người, tạo bầu không khí trong lành, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
- Hạn chế hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạc lở đất
- Bảo vệ và giữ mạch nước ngầm
- Cung cấp lương thực cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
- Cung cấp dược liệu, làm cảnh, ...
#~Will~be~Pens~#
Khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hạn do mặt trời chiếu sáng liên tục, các hạt trần nguyên thủy dần dần bị chết thay vào đó là các hạt kín.
Chí tuyến bắc nằm ở vĩ độ nào ?
Đáp án :
nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc
Lời giải chi tiết từ gg :
Chí tuyến Bắc hay Bắc chí tuyến (còn được gọi là hạchí tuyến, chí tuyến Cự Giải, hay nhiệt tuyến Bắcgiải) là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu để đánh dấu bản đồ Trái Đất. Đường tuyến này song song với đường xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Hơi dài đó nha bn có thể bn cát ngắn ik nha :
mk chỉ nghĩ đc năm khổ thui à thông cảm nha bn.
Khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.
Mở đầu là một phát hiện và một câu hỏi của anh đội viên:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Có lẽ sự xúc cảm mạnh nhất là biểu tượng Đêm nay Bác không ngủ. Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: Mà sao Bác vẫn ngồi, đêm nay Bác không ngủ? Bác giữa đêm khuya, dưới mái lều tranh xơ xác, trong cảnh trời mưa lâm thâm, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng, tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra mặt trận, cung “nếm mật, nằm gai ”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân. Cái hay của bài thơ là nói đến quan hệ chan hoà yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động, bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ, bộ đội,... đối vs Bác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:
# Học tốt #
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: tuỳ thuộc vào lứa tuổi , giới tính , thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
2. Điều kiện tài chính : cần cân nhắc, một bữa ăn đủ chất không cần đắt tiền
3. Sự cân bằng dinh dưỡng : đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn
4. Thay đổi món ăn
- Tránh nhàm chán
- Đổi cách chế biến để ngon miệng
- Thay đổi hình thức trình bày , màu sắc để món ăn hấp dẫn
- Không nên có món ăn cùng loại hoặc cùng phương pháp chế biến
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: tuỳ thuộc vào lứa tuổi , giới tính , thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
2. Điều kiện tài chính : cần cân nhắc, một bữa ăn đủ chất không cần đắt tiền
3. Sự cân bằng dinh dưỡng : đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn
4. Thay đổi món ăn
- Tránh nhàm chán
- Đổi cách chế biến để ngon miệng
- Thay đổi hình thức trình bày , màu sắc để món ăn hấp dẫn
- Không nên có món ăn cùng loại hoặc cùng phương pháp chế biến
TỤC NGỮ:
- Đất chăng dây, cây cắm sào.
- Đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Đất có gấu thì gấu lại mọc.
- Đất cũ đãi người mới.
- Đất đen trồng dưa, đất đỏ trồng bầu.
- Đất khách quê người.
- Đất lạ đồng xa.
- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay.
- Đất mọc Thổ Công, sông mọc Hà Bá.
- Đất nặn nên bụt.
- Đất ruộng be bờ.
- Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau.
- Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt.
- Đất xấu vắt chẳng nên nồi.
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
CA DAO:
- Thôi con còn nói chi con
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người.
- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn
Xuân xanh hai tám tuổi tròn
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông.
- Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa.
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả
Can chi mà vất vả như ai.
1. Đất lành chim đậu
2. Tấc đất tấc vàng
3. Người ta là hoa đất
4. Đất lề quen thói
5. Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu
~ Hok tốt ~