K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2020

B.Mị Nương

5 tháng 10 2020

Ý b. Mị Nương nghem

 Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

5 tháng 10 2020

Nhờ có tiếng đàn của thạch sanh mà giúp công chua thoát khỏi câm , giúp vạch mặt lý thông , giúp thạch sanh ko cần đánh giặc , tiếng đàn thần là tiếng đàn công lý , làm cho quân sĩ  18  nước chư hầu xin đầu hàng

4 tháng 10 2020

B. truyền thuyết bạn nha

4 tháng 10 2020

A. Truyện cổ tích

4 tháng 10 2020

 Gợi ý dàn bài:

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện

b. Thân bài

- Mở đầu: Giới thiệu anh trai cày hiền lành và lão nhà giàu tham lam, lừa lọc.

- Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh.

- Phát triển:

Anh quần quật làm giàu cho lão suốt ba năm.

Lão nhà giàu gả con gái với điều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt

Anh trai cày không tìm được nhưng nhờ có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.

- Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.

- Kết thúc: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc.

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ

- Rút ra bài học

3 tháng 10 2020

Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. ... Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.

3 tháng 10 2020

– Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kể muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.

– Chủ đề của bài văn tự sự toát lên từ toàn bộ câu chuyện được kể. Sự việc và nhân vật trong câu chuyện được lựa chọn, sắp xếp nhằm thể hiện chủ đề, thống nhất trong việc thể hiện chủ đề.

– Chủ đề có khi được trực tiếp nói ra, cũng có khi không trực tiếp nói ra mà ngầm thể hiện ra. Song dù có trực tiếp nói ra hay không người kể cũng phải hướng tới việc kể làm sao để cho người đọc (hoặc nghe) hiểu được chủ đề. Chủ đề thường được thể hiện ra rõ nhất trong các tình huống mâu thuẫn của câu chuyện, ở cách giải quyết mâu thuẫn, ở kết cục của câu chuyện.

3 tháng 10 2020

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào.

3 tháng 10 2020

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Lần ra biển thứ mấy?Cảnh biểnVì sao cảnh biển lại như vậy
1Biển gợn sóng êm ảMụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn
2Biển xanh đã nổi sóngMụ vợ đòi một tòa nhà đẹp
3Biển xanh nổi sóng dữ dộiMụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân
4Biển nổi sóng mù mịtMụ vợ muốn làm nữ hoàng
5Biển nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đếnMụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển
2 tháng 10 2020

B1:

(1) Sự ra đời của Gióng;

(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3) Gióng lớn nhanh như thổi;

(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ;

(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

B2:Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Còn về các yếu tố lịch sử thì rất xin lỗi bạn là mình ko rõ,mn có thể sẽ giúp bạn sau!

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

mk thấy Đai Sơn hay hơn 

3 tháng 10 2020

nhưng mà ban mình bảo là Đại Đồng hay hơn