K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ I: PHẦN I. ĐỌC HIỀU (6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:         "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng   thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre   thân mật làng tôi... đâu đâu ta...
Đọc tiếp

ĐỀ I: PHẦN I. ĐỌC HIỀU (6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:

 

 

 

 

"Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng

 

thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre

 

thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

 

 

 

Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thắng.

 

 

Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.

 

 

Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."

 

 

 

( Ngữ văn 6- tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

 

 

A. Sông nước Cà MB. Lao xao

Câu 2: Văn bản " cây tre Việt Nam" thuộc thể loại gì?

 

C. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Cây tre Việt Nam

A. Kí

B. Truyện ngắn

 

C. Thơ

D. Tiểu thuyết

Câu 3: Đoạn văn trên mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây trẻ?

 

 

A. Dịu dàng và mềm mại

 

B. Mạnh mẽ và oai hùng

C. Đẹp, thân thuộc và đầy sức sống

 

D. Duyên dáng và yểu điệu

Câu 4: Loại cây nào sau đây không cùng họ với tre?

 

 

A. Sến

B. Vầu

C. Trúc

 

D. Nứa

Câu 5: Trong câu : " Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" có mây từ láy?

 

 

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

 

Câu 6: Khi viết: "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn." tác giả đã sử dụng biện pháp tu

 

từ gì?

 

 

A. So sánh

B. Án dụ

C. Nhân hoá

D. Hoán dụ

tinh thần, phẩm chất của con người Việt Nam, đúng hay sai?

Câu 7: Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng cao đẹp về

 

A. Đúng

 

B. Sai

Câu 8: Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu "

 

... màu tre tươi nhũn nhặn" ?

A. Giản dị

B. Bình dị

C. Bình thường

D. Khiêm nhường

 

Câu 9 (1.0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng từ loại nào nhiều nhất để miêu tả cây tre?

 

Qua đó em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam?

 

 

Câu 10 (1.0 điểm): Em thích nhất đặc điểm nào của cây tre? Vì sao? ( trình bày 3-5 câu)

 

 

Phần II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

 

 

 

0
Câu 9. Qua đoạn trích           Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá...
Đọc tiếp

Câu 9. Qua đoạn trích

          Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng ruộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

        tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.

       tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.

EM hãy nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên đất rừng phương Nam. 

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Mẹ là cơn gió mùa thu  Cho con mát mẻ lời ru năm nào  Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ  Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên? Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu? Câu 4. Xác định các từ láy có trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau:

Mẹ là cơn gió mùa thu 

Cho con mát mẻ lời ru năm nào 

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng?

Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu?

Câu 4. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ?

Câu 5. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ đầu:

Câu 6. Khổ thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai ?

Câu 7. Sưu tầm 2 câu thơ có cùng thể loại và chủ đề với ngữ liệu trên.

Câu 8. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình cảm mà mẹ dành cho con hãy ghi lại những cảm xúc của mình bằng một đoạn văn từ 10 -12 dòng.

Giúp đỡ mình nhé!❤️❤️❤️

Mình đang rất gấp ạ 

0
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru, Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về, Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con, Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về,
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình,

NXB GD, 2002, tr 28-29 )

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?

Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong 2 câu thơ sau:

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Câu 4 (1.0 điểm). Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.

Câu 5 (1.0 điểm). Nhận xét tình cảm của tác giả đối với người mẹ.

Câu 6 (1.5 điểm). “Hạnh phúc lớn nhất là có mẹ và còn mẹ”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? (Trình bày đoạn văn 5-7 dòng).

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một cảnh sinh hoạt mà e đã được tham gia và để lại trong em ấn tượng sâu sắc.

Hết

 

0
Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông,… đều mang âm vọng của...
Đọc tiếp

Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông,… đều mang âm vọng của núi mênh mang lời của núi. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

Trước khi trở thành nhà thơ Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ chú bé Lò Ngân Sủn đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuôn… “nơi tận cùng bờ cõi”:

Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Vùng ta mộc tạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

Khi lớn lên thế giới của cậu bé sinh ra từ Bản Qua không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến cuối bể,…đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của thơ ông, mà Chiều biên giới là một ví dụ tiêu biểu:

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương

(Chiều biên giới)

Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

con đường là cái hạt ta gieo

con đường là cái rễ lan tỏa

dệt nên hoa trái, tiếng chim ca.

(Đi trên chín khúc Bản Xèo)

Núi rừng xứ sở muốn cất tiếng bằng thơ và nhà thơ Lò Ngân Sủn đã phần nào đáp ứng được mong mỏi ấy, bằng tình thương thuần khiết của mình.

Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”,...chắc hẳn không có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”, khiến trái tim của bao độc giả phải bồi hồi.

(Theo Minh khoa, Báo điện tử giáo dục Việt Nam, tháng 12/2020)

Câu 3. Liệt kê những ý kiến mà tác giả đưa ra trong văn bản? Nêu 1 số lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến đó?


tớ đang cần gấp ạ

0