K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hành vi của E đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật thư tín của F, được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật thư tín. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được bảo đảm an toàn. Việc E tự ý truy cập, chụp lại tin nhắn riêng tư của F mà không có sự đồng ý, sau đó còn phát tán thông tin này ra bên ngoài, đã trực tiếp xâm phạm đến quyền riêng tư của F, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, tinh thần và cuộc sống của F. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân trong xã hội

12 tháng 3

Hành vi của E đã xâm phạm quyền bảo vệ bí mật cá nhân của F, theo Điều 21 Hiến pháp 2013, quyền này bao gồm việc bảo vệ thông tin cá nhân và đời sống riêng tư của mỗi người. Việc E truy cập, chụp và chia sẻ tin nhắn riêng tư của F mà không được sự đồng ý đã xâm phạm quyền này.

a) Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ có vai trò tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ quản lý các lĩnh vực quan trọng của đất nước như kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… để bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội

b) Hành vi của D thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân và khả năng sử dụng thông tin một cách đúng đắn. Thay vì tin theo tin đồn chưa xác thực, D đã chủ động kiểm chứng thông tin từ các nguồn chính thống, sau đó chia sẻ lại với bà con trong khu phố. Việc làm này không chỉ giúp mọi người tránh hoang mang mà còn góp phần nâng cao nhận thức về việc tiếp cận và sử dụng thông tin một cách chính xác, có trách nhiệm trong đời sống xã hội

12 tháng 3

a. Đặc điểm, vai trò của Chính phủ:

Đặc điểm: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước.Vai trò: Chính phủ có nhiệm vụ quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và bảo vệ quyền lợi của người dân.

b. Nhận xét về hành vi của D:

D hành động đúng đắn khi chủ động xác minh thông tin từ nguồn chính thống, giúp cộng đồng hiểu rõ và tránh hoang mang. Hành động của D thể hiện trách nhiệm trong việc chia sẻ thông tin chính xác, góp phần bảo vệ lợi ích và ổn định tâm lý của mọi người.

Hành vi của P đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của H, được quy định trong Hiến pháp năm 2013

 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và được pháp luật bảo vệ về uy tín. Việc P bịa đặt thông tin sai sự thật về H trên mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của H mà còn gây tổn hại đến tinh thần và các mối quan hệ xã hội của H. Hành vi này có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho H và duy trì sự công bằng trong xã hội

12 tháng 3

Hành vi của P đã xâm phạm quyền danh dự, nhân phẩm của H theo Hiến pháp 2013. Cụ thể, Hành vi bịa đặt thông tin về H, gây tổn hại đến danh dự và uy tín của H là hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân.

Ông bà xưa coi trọng lời nói và cách cư xử của mỗi người, đặc biệt là ở nơi công cộng, vì họ cho rằng đó là thước đo nhân cách và phẩm chất của một con người

Lời ăn tiếng nói thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đồng thời phản ánh giáo dục và nền nếp gia đình

 Trong xã hội truyền thống, việc cư xử đúng mực ở nơi đông người không chỉ giúp giữ gìn hình ảnh cá nhân mà còn góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, lịch sự

Nếu một người ăn nói thô lỗ, hành xử thiếu ý thức, họ có thể bị đánh giá thấp và khó được người khác tin tưởng, quý trọng

Chính vì vậy, ông bà ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn lời nói, cư xử đúng mực, nhất là khi xuất hiện ở chốn đông người

12 tháng 3

Ông bà xưa coi trọng lời nói và cách cư xử của mỗi người, nhất là nơi công cộng, vì họ tin rằng đó là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và giữ gìn đạo đức xã hội. Lời nói và hành động đúng mực không chỉ phản ánh phẩm giá cá nhân mà còn góp phần duy trì hòa hợp, sự đoàn kết trong cộng đồng. Trong xã hội xưa, nơi công cộng là nơi nhiều người gặp gỡ, nếu không chú trọng đến cách cư xử thì dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, ảnh hưởng đến tinh thần chung của cộng đồng.

a) N có biểu hiện căng thẳng thông qua việc thu mình, ít nói và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Bạn không thể hòa nhập với môi trường mới, dẫn đến sự cô lập bản thân. Sự căng thẳng kéo dài khiến tâm lý của N trở nên tiêu cực và cuối cùng dẫn đến tình trạng trầm cảm

 

b) Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng của N là do sự thay đổi đột ngột về môi trường sống sau trận sạt lở đất. Việc phải rời xa nơi quen thuộc, mất đi sự ổn định và gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng mới khiến N cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Sự căng thẳng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của N, khiến bạn dần trở nên thu mình, mất đi sự tự tin, suy nghĩ tiêu cực và cuối cùng dẫn đến trầm cảm

 

c) Nếu rơi vào tình huống của N, em sẽ:

-Cố gắng tìm cách thích nghi với môi trường mới bằng cách mở lòng hơn với những người xung quanh

-Em sẽ tâm sự với người thân hoặc bạn bè để tìm sự động viên và chia sẻ cảm xúc

-Em sẽ tham gia vào các hoạt động tập thể để dần dần làm quen với môi trường mới

...........
10 tháng 3

a) Biểu hiện của sự căng thẳng:
N ít nói, ngại giao tiếp, thu mình, không tiếp xúc với mọi người, dẫn đến trạng thái cô đơn và không hòa nhập được với môi trường mới.

b) Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự căng thẳng:

Nguyên nhân: Chuyển đến nơi ở mới sau trận sạt lở đất, thiếu sự ổn định về môi trường sống và xã hội, làm N cảm thấy lạc lõng, lo lắng và không an tâm.

Ảnh hưởng: Cảm giác căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm, làm N giảm khả năng giao tiếp và dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống.

c) Cách ứng phó:

Tìm sự hỗ trợ: Chia sẻ cảm xúc với gia đình hoặc bạn bè, không giữ trong lòng.

Tham gia hoạt động xã hội: Thử tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc lớp học để làm quen và tạo kết nối với mọi người.

Thực hành thư giãn: Tập thể dục, thiền hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng.

Nhờ sự giúp đỡ chuyên gia: Nếu cảm thấy không thể tự vượt qua, tìm đến bác sĩ hoặc nhà tâm lý để được hỗ trợ.

8 tháng 3

- Hành vi của Phương và nhóm bạn là bạo lực học đường. Vì các bạn thường xuyên trêu chọc, bắt nạt, nói những lời mỉa mai, xúc phạm về nhân phẩm và có những hành vi cố ý gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của Hùng

- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng nên báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm/ nhà trường để kịp thời can thiệp và xử lí

-Hành vi của Phương và nhóm bạn đối với Hùng chính là bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở hành động đánh đập mà còn bao gồm lời nói và hành động gây tổn thương về tinh thần. Ban đầu, nhóm của Phương chỉ mỉa mai ngoại hình và cách ăn mặc của Hùng, nhưng sau đó đã có những hành vi nghiêm trọng hơn như xô đẩy, lấy đồ dùng học tập, viết những lời xúc phạm. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến tâm lý của Hùng, khiến bạn ấy cảm thấy sợ hãi, mất tự tin và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, đây là một hình thức bạo lực học đường cần được ngăn chặn

-Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên bạn ấy nên mạnh dạn chia sẻ vấn đề này với thầy cô giáo hoặc bố mẹ để nhận được sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, Hùng có thể tâm sự với những người bạn đáng tin cậy để có sự an ủi và hỗ trợ. Đồng thời, Hùng cần giữ vững tinh thần, không nên để những lời lẽ và hành động của nhóm bạn bắt nạt làm ảnh hưởng đến bản thân. Nếu nhóm của Phương tiếp tục có những hành vi xấu, Hùng có thể nhờ sự can thiệp của nhà trường để bảo vệ quyền lợi của mình. Quan trọng nhất, Hùng không nên chịu đựng một mình mà cần tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời

7 tháng 3

Dưới đây là kế hoạch chi tiêu với 500 nghìn trong vòng 1 tuần:

Ăn uống (200k):

Ăn sáng: 50k (cho 7 ngày)Ăn trưa và tối: 150k (ăn ngoài, cơm bình dân, hay tự nấu)

Di chuyển (100k):Di chuyển bằng xe buýy hay xe máy: 100k (7 ngày)

Giải trí và mua sắm (100k):Mua sắm vật dụng cần thiết: 50kGiải trí (xem phim, cà phê)

Tiết kiệm (100k):Dành ra cho trường hợp khẩn cấp hoặc chi tiêu phát sinh: 100k

-70 nghìn ăn sáng trong 7 ngày

-20 nghìn tiền để xe trong 7 ngày

-10 nghìn tiền in đề

-Mua thẻ nạp điện thoại 100 nghìn

-100 nghìn để đi chợ mua rau, trứng,...

-100 nghìn chi tiêu cho sở thích cá nhân (đi chơi, mua sắm,..)

-100 nghìn còn lại tiết kiệm để phòng cho những trường hợp phát sinh

Báo cáo cho thầy cô , người lớn biết để xử lí , trình bày và hoà giải với các bạn

Hành động của một số bạn trong lớp là không đúng vì đã sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, châm chọc G, gây ảnh hưởng đến danh dự và tinh thần của bạn. Đây có thể coi là hành vi bắt nạt trực tuyến, gây tổn thương nghiêm trọng cho G

-Để xử lý tình huống này, em sẽ khuyên G không nên im lặng mà cần tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình hoặc người có thẩm quyền để can thiệp. Đồng thời, nói G có thể báo cáo tài khoản ảo đó lên nền tảng mạng xã hội để yêu cầu gỡ bỏ các bài viết sai sự thật. Ngoài ra, em sẽ ở bên động viên bạn, khuyên G cũng nên giữ vững tinh thần, không để những lời nói tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân, tiếp tục cố gắng trong học tập và chứng minh khả năng của mình bằng những hành động tích cực

HN
5 tháng 3

Em sẽ xử lí như sau:

- Báo với cô giáo, thầy giáo.

- Bảo với N là: "N ơi, cậu ko nên làm như thế, cậu có biết điều đó khiến bạn T xấu hổ ko? Tốt nhất cậu nên xóa bức ảnh kia đi!".

- An ủi T.

Hành động của N là không đúng vì đã sử dụng hình ảnh của T mà không có sự đồng ý, thậm chí còn chỉnh sửa để trêu chọc, khiến T cảm thấy xấu hổ. Dù N cho rằng đó chỉ là một trò đùa, nhưng việc này có thể làm tổn thương T và ảnh hưởng đến danh dự của bạn

-Nếu em là N, em sẽ ngay lập tức xóa bức ảnh, xin lỗi T và rút kinh nghiệm, không lặp lại hành động này

- Nếu em là T, em sẽ thẳng thắn nói với N rằng em không cảm thấy vui với trò đùa này và yêu cầu bạn tôn trọng cảm xúc của mình. Nếu N vẫn không chịu xóa, em sẽ nhờ sự can thiệp của giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết

-Nếu là người chứng kiến tình huống này, em sẽ nhận thấy rằng hành động của N là không đúng vì đã sử dụng hình ảnh của T để trêu chọc mà không có sự đồng ý. Dù N nghĩ đây chỉ là một trò đùa, nhưng nó có thể khiến T xấu hổ, tổn thương và ảnh hưởng đến danh dự của bạn ấy. Khi thấy T yêu cầu xóa ảnh nhưng N không chịu, em sẽ lên tiếng khuyên N gỡ ảnh xuống, nhắc nhở rằng việc làm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu N vẫn cố tình không xóa, em sẽ cùng các bạn khác trong nhóm động viên T, đồng thời báo cho giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết, tránh để sự việc đi quá xa

a) -Hành động của N là xâm phạm quyền riêng tư của Q. Dù là bạn thân, N cũng không nên tự ý đọc tin nhắn cá nhân của Q khi chưa được sự cho phép. Điều này có thể khiến Q cảm thấy bị mất lòng tin và khó chịu

-Nếu em là N, em sẽ tôn trọng sự riêng tư của Q, chỉ sử dụng điện thoại để chơi game như đã xin phép và không tự ý vào những nội dung cá nhân của bạn. Nếu đã lỡ đọc tin nhắn, em sẽ xin lỗi và rút kinh nghiệm để không lặp lại lỗi này

b) -Hành động của K là không đúng vì đã lợi dụng việc V quên đăng xuất để truy cập tài khoản cá nhân, đọc tin nhắn và đăng trạng thái mà không có sự đồng ý. Điều này không chỉ vi phạm quyền riêng tư mà còn có thể gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến V

- Nếu em là K, em sẽ không truy cập vào tài khoản của V mà thay vào đó sẽ đăng xuất giúp bạn để tránh rủi ro

-Nếu em là V, em sẽ bình tĩnh yêu cầu K xóa bài đăng, xin lỗi và nhắc nhở bạn về việc tôn trọng thông tin cá nhân của người khác

5 tháng 3

a. Nhận xét và xử lý: Việc N đọc tin nhắn của Q mà không có sự cho phép là xâm phạm quyền riêng tư của bạn. Nếu em là Q, em sẽ cảm thấy không thoải mái và bị xâm phạm. Em sẽ nói thẳng với N rằng việc đọc tin nhắn riêng tư mà không hỏi ý kiến là không thể chấp nhận, và yêu cầu N tôn trọng quyền riêng tư của nhau trong mối quan hệ bạn bè.

b. Nhận xét và xử lý: Việc K vào tài khoản của V mà không xin phép, đọc tin nhắn và đăng trạng thái trêu đùa là hành động thiếu tôn trọng. Nếu em là V, em sẽ cảm thấy tức giận và thất vọng về hành động của K. Em sẽ yêu cầu K xin lỗi và giải thích rằng hành động đó không chỉ làm tổn thương tình cảm bạn bè mà còn vi phạm quyền riêng tư. Nếu K không nhận ra lỗi của mình, em sẽ báo với giáo viên hoặc người lớn để giải quyết.