Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng :
a)Người là cha , là bác , là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
b)Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc 10 năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm 60.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng hiếu thảo là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người, là tinh hoa tinh túy của tình cảm gia đình. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ những năm tháng đầu đời, khi ta nhận thức về tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Lòng hiếu thảo không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là sự biết ơn và lòng tri ân chân thành đối với những người đã đưa ta đến với cuộc sống này. Có lòng hiếu thảo, ta luôn quan tâm, chăm sóc và đặt lợi ích của cha mẹ lên trên hết. Ta sẵn lòng hy sinh, làm mọi việc có thể để đáp lại công ơn và lòng ân cần mà họ đã dành cho ta. Không chỉ với cha mẹ, lòng hiếu thảo còn mở rộng đến những người thân khác trong gia đình, những người đã đóng góp, chia sẻ và chăm sóc ta trong cuộc sống. Lòng hiếu thảo cũng là điểm đáng tự hào của mỗi người, nó thể hiện tinh thần tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơn. Trong mỗi hành động của con người, lòng hiếu thảo luôn hiện diện để hướng dẫn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó là điểm tựa vững chắc trong những khó khăn và là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Tuy lòng hiếu thảo rất quan trọng, nhưng hiện nay, nó đang dần mất đi giá trị trong xã hội đương đại. Cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sự phân cách gia đình là một số yếu tố đang làm mờ đi sự quan tâm, chăm sóc của con người đối với nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm hơn đến lòng hiếu thảo và chăm sóc những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng một xã hội đoàn kết, yêu thương và cởi mở hơn. Hãy nhớ rằng lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm, mà là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hãy trân trọng và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo trong từng hành động, từng lời nói và cách cư xử của chúng ta.
Tham khảo:
“Dạy con, con nhớ lấy lời
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”
Những câu ca dao quen thuộc ấy hẳn ai cũng biết. Hiếu thảo chính là một trong những đức tính quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Vậy hiếu thảo là gì? Có lẽ điều này đã quá dễ hiểu, bởi chúng ta có ai là chẳng biết hiếu thảo là ra sao. Đó là chỉ việc ta kính trọng, sống đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, công ơn tổ tiên. Không chỉ đơn giản là đức tính sống cần phải có, nó còn là một thước đo đánh giá con người. Ông cha ta từ xa xưa đã có những câu ca dao, tục ngữ dạy ta phải biết sống hiếu thảo. Ngoài ra còn có những câu chuyện về những con người trong lịch sử - tấm gương sáng cho sự hiếu thảo như Châu Thọ Xương người Tống, con của người vợ thứ. Mẹ ông bị vợ cả đuổi đi khi ông mới 7 tuổi, sau này làm quan, nghĩ đến công sinh thành của người mẹ đang lưu lạc bên ngoài của mình, ông từ quan đi khắp nơi tìm mẹ. May sao hai mẹ con trùng phùng được nơi đất Đồng Châu, từ đó ông đưa mẹ về để phụng dưỡng. Vì mẹ, ông sẵn sàng bỏ xuống công danh lợi lộc của bản thân mình. Đó chính là hiếu thảo. Điều ấy là đúng đắn bởi cha mẹ tổ tiên là người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, trao cho ta tình yêu thương vô bờ bến, dạy ta nên người. Những thành công ta có được không chỉ đơn giản là do bản thân ta đạt được mà còn nhờ có công sức, sự động viên đồng hành của họ. Họ không quản nhọc nhằn vất vả mà dành cho ta những thứ tốt nhất, luôn mong ta thành tài. Hiếu thảo còn là đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay, vậy nên đó còn là hành động kế thừa và phát triển hơn nữa kết tinh của dân tộc, làm sâu sắc và dày thêm bản sắc. Ấy vậy nhưng ngày nay lại có những đứa con vô tâm, chê bai cha mẹ mình, bỏ rơi họ trong bệnh tật và già yếu, chỉ biết vì bản thân mình, thấy xấu hổ khi có cha mẹ như vậy. Những kẻ máu lạnh ấy thật đáng bị lên án và phê phán. Hiếu thảo không có nghĩa là phải làm những việc quá lớn lao, chỉ đơn giản là dành sự quan tâm cho cha mẹ ông bà, cố gắng thật tốt trong cuộc sống đôi khi cũng là niềm vui khiến họ nở nụ cười và hạnh phúc rồi.
Một trong những câu chuyện mà em thấy sâu sắc, ý nghĩa nhất là truyện "Con Cáo và chùm nho". Vì sao lại thế?, sau đây em xin phép phân tích đặc điểm của nhân vật Cáo để làm rõ câu hỏi trên.
Câu chuyện trên nói về một chú Cáo không ăn được nho bởi chúng quá cao. Tình huống truyện đặt ra là sự thèm thuồng của chú về những quả nho chín mọng thơm ngon vô cùng. Tất nhiên, ai ai cũng muốn có được thứ mình thích. Chú cáo này cũng thế, chú cố gắng hết sức lấy nho nhưng chúng quá cao thành ra không với tới được. Thèm nhỏ dãi, bỗng phát hiện thấy cây nho khác có vẻ thấp hơn thì chú phấn khích tột độ. Lần này Cáo ta cố gắng để lấy được quả nho mà hắn mong muốn. Thật đáng tiếc làm sao, lần thứ hai vẫn không được quả nào. Chi tiết này ta thấy được bản thân chú là người cần cù, siêng năng với tới thành quả hắn muốn. Cuối cùng, sau khi lượn lờ xem xét thận trọng chú thấy một cây nho thấp hơn cả cây vừa nãy. Khi này, chú tự đắc chắc mẩm mình sẽ có được quả nho khi chưa hành động. Ta thấy được sự tự tin khi làm việc của chú, điều này ai cũng cần học hỏi. Thế nhưng, kết quả cả cây thấp nhất hắn cũng không với tới và không đành lòng chấp nhận mình thua cuộc chú tự ru mình bằng những lời chê bai sự mong muốn của chính mình. Theo em, Cáo cần có sự đoàn kết nhờ sự giúp đỡ hoặc tìm ra nguyên nhân, giải pháp để lần sau chạm tay thành công. Bởi người xưa đã nói: "thất bại là mẹ thành công". Dù chỉ đơn thuần là hành động mong muốn của chú Cáo với quả nho thơm ngon, thế nhưng yếu tố nghị luận sự nhận thức lại mang đến cho người đọc rất lớn. Khuyên nhủ ta cần phải có mong muốn ước mơ trong cuộc sống, có sự tự tin và đầu óc tư duy trước khi thực hiện lý tưởng của mình. Sau cùng, chính là không nên tự ru mình bằng những lời chê bai thành quả mình muốn sau sự thất bại của bản thân. Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật góp phần không nhỏ đến nội dung và ý nghĩa đoạn trích muốn truyền tải.
Khép lại, đoạn trích trên sắc sảo về nội dung và cả về hình thức xây dựng nhân vật. Đơn giản nhưng để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc.
✿Tuệ Lâm☕
Biện pháp tu từ điệp ngữ "rất lâu", "rất lâu" và "khăn xanh"
Tác dụng:
- Cho thấy khoảng thời gian kéo dài ngỡ như là vô tận và đó cũng là khoảng thời gian mà "anh" đã tìm kiếm "em"
- Gây ấn tượng với người đọc
- Cho thấy sự lưu luyến và tình cảm của chàng trai với cô gái
Biện pháp nhân hóa: trang giấy "mở tung" cả nắng chiều. Tác dụng:
- Khiến câu thơ giàu tính biểu hình, biểu cảm
- Gây ấn tượng với người đọc
- Những trang giấy dường như mang cả thiên nhiên và tình cảm của chàng trai dành cho cô gái
a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu: Hình ảnh có thể là một người đang đi qua nhiều nơi, tìm kiếm một người khác. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự kiên nhẫn và quyết tâm trong việc tìm kiếm người mình yêu thương.
Cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn: Hình ảnh có thể là một cô gái đang đứng trên một tảng đá, có vẻ ngoài mạnh mẽ và quyết đoán. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự độc lập và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm: Hình ảnh có thể là một dãy khăn màu xanh đang được treo trên dây phơi. Ý nghĩa của hình ảnh này có thể là sự tươi mới, sự sạch sẽ và sự hy vọng trong cuộc sống.
Trang giấy mở tung trắng cả rừng chiều: Hình ảnh có thể là một tờ giấy trắng đang được mở ra, trước mặt là một cảnh đẹp của rừng chiều. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự mở rộng, sự tự do và sự tươi mới trong cuộc sống.
a. Từ ngữ nhân hóa "điệu","mặc"
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
b. Từ nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn"
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
c. Từ nhân hóa : "tự tin","khoe".
- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
-
Từ ngữ được nhân hóa: "điệu", "mặc", "thướt tha".
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất con người để chỉ đến hoạt động, tính chất sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn"
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ tính chất con người để chỉ đến tính chất sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "tự tin", "khoe", "mình"
Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để chỉ đến hoạt động của sự vật đồng thời dùng từ ngữ xưng hô, trò chuyện với vật như người.
a)
Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng hoạt động của con người để chỉ rõ tính chất của "núi"
Tác dụng: làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình ảnh núi cao như thế nào từ đó làm giàu giá trị diễn đạt hình ảnh và cảm xúc nhà thơ.
b)
Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật.
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt việc những con vật khó khăn kiếm ăn đồng thời gợi sự gần gũi đến đọc giả qua đó câu văn thêm hay hơn.
c)
Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ chỉ tính chất con người để nói đến tính chất sự vật.
Tác dụng: hình ảnh "chòm cổ thụ" được gợi ra có hồn hơn, sinh động hơn, đặc sắc hơn đồng thời câu văn thêm giá trị gợi hình, giàu sức hút, giàu biểu cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
Trong bài ca dao, con trâu được xưng hô và gọi “Trâu ơi” như đang trò chuyện, xưng hô với một người bình thường. Và cách trò chuyện cực kì thân thiế. Qua cách trò chuyện ấy, ta thấy trâu và người thân thiết như những người bạn, cùng nhau lao động để dựng xây cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận được rằng giữa con vật và con người có nhiều sự gắn bó, thân thiết giống như bạn bè dù không hiểu tiếng nói nhau. Đó là tình cảm đơn thuần giản dị, tự nhiên mà xuất phát từ lao động - trong cuộc sống hàng ngày.
a. Từ nhân hóa "bọc","ôm","níu"
Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
b.Từ nhân hóa "cài","sập"
Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
c. Từ nhân hóa "nhòm","ngắm"
Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
-
Từ ngữ được nhân hóa: "bọc", "ôm", "níu".
Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "cài", "sập"
Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.
-
Từ ngữ được nhân hóa: "nhòm", "ngắm"
Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.
Ngày 5/9 lại đến gần làm tôi chợt nhớ đến lễ khai khai giảng đầu tiên trong đời mình. Ngày hôm ấy, tôi sửa soạn tươm tất với bộ đồng phục mới được mua. Tôi tự thấy mình trong gương "người lớn" hơn hẳn. Một suy nghĩ thoáng qua trong tôi liệu đây có phải là cảm giác trưởng thành không? Sau đó tôi theo mẹ đến trường. Nơi đây là ngôi trường tôi sẽ gắn bó trong suốt năm năm tới. Ngôi trường tiểu học này to hơn hẳn trường mẫu giáo. Tôi nhìn thấy rất nhiều người lạ, những người bạn tôi chưa từng gặp gỡ và cả những thầy cô khác hẳn với những cô giáo mầm non tôi từng gặp. Tôi sợ hãi núp vào người mẹ. Mẹ có nói nhỏ với tôi "Trước lạ sau quen, con đừng lo, ngồi vào chỗ đi". Tôi chọn một chỗ ngồi trong sân trường để tham dự lễ khai giảng. Trường học rực rỡ sắc màu của cờ và hoa. Thầy cô và học sinh đều mặc thật trang trọng. Các thầy mặc áo sơ mi trắng, quần âu. Các cô thật duyên dáng trong bộ áo dài. Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lễ chào cờ trong không khí trang nghiêm. Sau đó là những tiết mục văn nghệ đầy màu sắc. Cuối cùng là phần diễu hành của khối lớp 1. Chúng tôi đi qua khán đài và dơ tay chào các thầy cô ở phía sân khấu. Và buổi lễ khai giảng bế mạc bằng bài phát biểu của cô hiệu trưởng. Đã bao năm trôi qua tôi không thể quên được buổi lễ khai giảng đầu tiên của mình. Đó sẽ mãi là hồi ức đẹp nhất tôi cất giữ trong tim.
Ngày lễ khai giảng là một dịp trọng đại trong năm học, đánh dấu sự khởi đầu mới cho các em học sinh. Đây là thời điểm mà tất cả các em đều háo hức, tràn đầy năng lượng để bước vào một năm học mới. "Học hành như trên đồng cỏ, không ai biết mình sẽ gặp gỡ ai" - thành ngữ này đã trở thành động lực để các em học sinh luôn cố gắng, không ngừng phấn đấu để đạt được thành công trong học tập.
Trong ngày khai giảng, không chỉ có các em học sinh mà cả gia đình, thầy cô giáo và những người thân yêu cũng đều có mặt để chúc mừng và động viên các em. Trạng ngữ "đầy phấn khởi động" được dùng để miêu tả tâm trạng của tất cả mọi người trong ngày này. Cảm giác hồi hộp, vui mừng và mong đợi đã tràn ngập không khí trường học.
Ngày lễ khai giảng không chỉ là dịp để các em học sinh gặp lại bạn bè, thầy cô giáo mà còn là cơ hội để xây dựng những mục tiêu, kế hoạch cho năm học mới. Các em hẹn hò sẽ cố gắng hơn nữa, rèn luyện kiến thức và kỹ năng để trở thành những người học giỏi, có ích cho xã hội.
Trên chương trình học tập, có thể sẽ gặp khó khăn, thử thách nhưng với sự hỗ trợ và động viên từ gia đình, thầy cô giáo và bạn bè, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn. Hãy luôn giữ niềm tin vào bản thân và không bao giờ từ bỏ.
...
Tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề nghị luận xã hội đầy ý nghĩa và sâu sắc. Đất nước không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mà còn là nguồn cảm hứng, niềm tự hào và tình yêu mãnh liệt. Tình yêu quê hương đất nước không chỉ là tình yêu cá nhân, mà còn là tình yêu của một cộng đồng, một quốc gia.
Đầu tiên, tình yêu quê hương đất nước là sự kết nối giữa con người và đất nước. Quê hương là nơi chúng ta trải qua những kỷ niệm đáng nhớ, những ngày tháng hạnh phúc và cả những khó khăn. Nó là nơi chúng ta gắn bó, nơi chúng ta gọi là nhà. Tình yêu quê hương đất nước là sự yêu thương và tôn trọng đất nước, với những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của nó.
Thứ hai, tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng và niềm tự hào. Đất nước của chúng ta có những vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và những di sản văn hóa độc đáo. Tình yêu quê hương đất nước thúc đẩy chúng ta khám phá và bảo vệ những điều này. Nó cũng là nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ, nhà văn, nhà thiết kế và những người sáng tạo khác để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt.
Thứ ba, tình yêu quê hương đất nước là sự đoàn kết và tương thân tương ái. Khi chúng ta yêu quê hương, chúng ta cảm nhận được sự đoàn kết và tình yêu thương của cộng đồng. Chúng ta cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước, chia sẻ niềm vui và khó khăn. Tình yêu quê hương đất nước là sự gắn kết giữa mọi người, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo hay tầng lớp xã hội.
Cuối cùng, tình yêu quê hương đất nước là trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta phải bảo vệ và phát triển đất nước, bảo vệ môi trường, duy trì hòa bình và sự công bằng. Tình yêu quê hương đất nước không chỉ là tình yêu từ trái tim, mà còn là tình yêu bằng hành động.
Tình yêu quê hương đất nước là một giá trị vô giá mà chúng ta cần trân trọng và gìn giữ. Nó là nguồn động lực để chúng ta vươn lên, phấn đấu và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hãy yêu quê hương, yêu đất nước và làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
a)
BPTT: so sánh "Người là cha, là bác, là anh"
Tác dụng: thể hiện tình cảm thân thương gắn bó của nhà thơ đối với Bác đồng thời gợi sự gần gũi, yêu mến giữa vị lãnh tụ vĩ đại và đọc giả. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình, gợi cảm, giàu sức diễn đạt hấp dẫn hơn.
b)
BPTT: điệp ngữ "con đi"
Tác dụng: nhấn mạnh hành động đi xa nhà của tác giả để thể hiện nên tình cảm của một người lính giành cho người mẹ mình thân thương ở nhà. Từ đó nổi bật nên tình mẫu tử thiêng liêng đẹp đẽ.
thiieu so sanh