K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

Bẩn thỉu, bôi bác

Ranh mãnh, tinh ranh

Gọn gàng, tươm tất

Vui vẻ, vô tư

Tranh giành, đua đòi

Thản nhiên, bình tĩnh

Dịu dàng, vị tha

@Cỏ

#Forever

Mình trình bày

@Bảo

#Cafe

undefined

3 tháng 11 2021

Gửi bạn !!!

Tranh sẵn, từ hoidap qua đâyundefined
:))
@Phương

Mình và Ta

@Bảo

#Cafe

2 tháng 11 2021

mình,ta

2 tháng 11 2021

Trước mặt tôi / một cây sòi / cao lớn phủ đầy lá đỏ.

    TN                 CN                       VN

1 tháng 11 2021

; là dấu chấm phẩy. Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. Một thợ in người Italia tên là Aldus Manutius the Elder đã tạo ra cách sử dụng dấu chấm phẩy để phân chia những từ có nghĩa đối lập, và để biểu thị những câu có liên quan đến nhau. Sau dấu chấm phẩy là một từ không viết hoa, trừ khi từ đó chỉ tên riêng. Trước dấu chấm phẩy thì không cách còn sau dấu chấm phẩy thì có thể cách tùy ý. dấu chấm phẩy được sử dụng để ngăn cách các câu lệnh trong lập trình ví dụ trong lập trình pascal: write('n='); readln(n); sẽ ngăn cách câu lệnh write('n=') và câu lệnh readln(n). Nếu liệt kê hai số, ví dụ 1 và 3, nếu viết (1,3) thì người Việt Nam và một số nước khác sẽ tưởng là một phẩy ba nên người ta mới dùng dấu chấm phẩy phẩy để ghi cho rõ, ví dụ(1;3)và nhất là trong tập hợp số, ta cũng dùng dấu chấm phẩy.

Em sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế, sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ em. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hoà nhập với những con sông khác như sông Lô, sông Hồng, cùng đổ ra biển Đông.

Các cụ già thường kể về con sông Đà hung dữ. Trước đây, hằng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng và nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ạt đổ về từ thượng nguồn, cuồn cuộn chảy bọt tung trắng xoá, có sức tàn phá thật đáng sợ! Những tai hoạ do sông Đà gây ra trở thành mối lo thường xuyên của người dân sinh sống hai bên bờ từ bao đời nay.

Em rất thích vẻ đẹp của sông Đà vào mùa nước cạn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá lội tung tăng, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông.

Chiều chiều, chúng em thoả thích bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những doi cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân kéo ra đây lấy cát. Chúng em sục chân thật sâu vào cát rồi lội ngược dòng với một niềm thích thú khó tả.

Dưới nắng trưa, dòng sông lấp lánh ánh vàng. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè.

Chiều đến, màu nước như sẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa. Những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít lan toả từ các mái bếp ven sông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nhưng sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ em cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thuỷ sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mặt đập nước khổng lồ, em không còn nhận ra hình dáng quen thuộc của sông Đà ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mông như biển. Phía chân đập, chỗ cửa xả lũ, nước đổ xuống thành một dòng thác trắng xoá, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Nhưng hình ảnh dòng sông Đà nước trong veo mùa cạn với những doi cát vàng lấp lánh dưới nắng trưa vẫn mãi mãi in đậm trong kí ức của em.

31 tháng 10 2021

Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.

Dòng sông quê em lớn lắm. Nghe bà nội bảo, dòng sông ấy chảy từ ngọn núi lớn phía Bắc, băng qua bao núi rừng hùng vĩ, rồi chảy về thôn làng đây. Bàn về dòng sông, thì có nhiều sự tích lắm. nào là sông do nước mắt của nữ thần chảy xuống tạo thành, nào là sông chính là tấm lụa đào của bà tiên rớt xuống… Sự tích nào cũng làm lũ trẻ chúng em phát mê. Tên gọi của dòng sông đến nay cũng vẫn là một thứ còn nhiều tranh cãi. Khi mỗi nơi lại gọi bằng một cái tên khác nhau. Riêng người dân làng em, thì đều gọi nhau bằng cái tên thân mật là sông Cầu. Đơn giản là bởi cả dòng sông dài không có cây cầu nào cả, người dân cứ ngóng mãi mà gọi là sông Cầu.

Suốt bốn mùa, nước sông luôn đầy ăm ắp, nhưng đầy nhất vẫn là vào những tháng mùa mưa. Nước sông một màu xanh ngắt. Một phần vì dưới đáy sông có rất nhiều rêu xanh mọc tự nhiên, nhưng một phần cũng bởi nó đang ánh lại bầu trời xanh biêng biếc ở trên cao kia. Ở những đoạn sông có nhiều rêu xanh ấy, nước rất sâu, có khi phải đến hơn năm mét. Chỉ có tàu thuyền mới dám đi qua đoạn sông này. Còn khúc sông dưới, nơi chảy qua khu dân cư, nước chỉ tầm một đến hai mét, nước trong vắt, dưới đáy toàn là sỏi đá mới là nơi mà mọi người dám ra bơi lội, sinh hoạt. Hai bên bờ sông có. Trong đó những cây dương xỉ là nhiều nhất, rồi cả những bạch đàn, thông… Tất cả đều là của thiên nhiên ban tặng cả.

Dòng sông quê em như là một hiện thân của mẹ thiên nhiên dịu dàng và phẳng lặng. Mặt sông quanh năm bình thản như một mặt gương, chỉ ồn ào tấp nập khi mọi người ùa đến. Dưới lòng sông, ở những khúc sâu, là cả một thế giới của cá, của tôm, của hến. Nên mới có những người quanh năm làm nghề đánh bắt cả, mò ốc, mò hến ở ven sông. Ấy thế mà vẫn đủ cho mấy miệng ăn của cả một gia đình. Sáng sáng, hình ảnh những chiếc thuyền nan nhỏ lênh đênh trên bờ sông, những chiếc lưới đánh cá vung rộng trên mặt nước, những bóng lưng lúi húi đãi hến, tìm ốc, và cả những giọng hò mộc mạc mà mê say văng vẳng, đã là đặc sản riêng của chốn sông quê này. Và rồi, cũng quen thuộc không kém, là những chuyến đò, chuyến thuyền lớn chở người đi qua sông. Người đi bộ, thì ưa đi đò, người có xe máy, ô tô thì phải đi tàu mới có chỗ để xe. Theo đó, mấy chiếc thuyền bán hoa quả, rau củ, bánh kẹo… cũng tấp nập sớm hôm. Mà vui nhất, chính là ở khúc sông phía cuối, nơi không quá sâu và chẳng có tôm có cá. Đó là nơi, mà cứ chiều chiều, lũ trẻ trong làng lại kéo nhau ra nhảy ùm xuống tắm mát. Rồi các bà, các mẹ mang quần áo ra giặt, ra giũ. Hay đơn giản, là những cụ bà, cụ ông, lót cái tàu cau rồi ngồi kể chuyện ngày xưa, khiến lũ trẻ mê tít thò lò. Tất cả cứ bình lặng và giản dị như thế.

Bây giờ, quê hương đã có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên từng dãy, những chiếc cầu lớn bắc qua sông cũng đã được xây lên. Lũ trẻ cũng đã không mấy mặn mà với việc bơi lội dưới sông nữa. Nhưng dòng sông thì vẫn trong vắt và hiền hòa như thế. Luôn dang rộng vòng tay chào đón những đứa con trở về.

                      ~ Học tốt ~

31 tháng 10 2021
Huhu, bài này tớ ko vào học nên không giúp cậu đc sorry nha :<
31 tháng 10 2021

a:S

B:Đ

C) Ba quan hệ từ: Với, và, như

@Bảo

#Cafe