Nêu những thuận lợi về sự phát triển kinh tế xã hội với dạng địa hình nơi em sinh sống ( Thanh Hóa)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc điểm sự vận động của Trái Đất quay xung quanh mặt trời là:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông theo quỹ đạo hình e - líp gần tròn.
- Thời gian chuyển động một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất không đổi.
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Hướng dẫn giải
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Dưới đây ta xét ở bán cầu Bắc.
+ Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.
+ Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm. nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.
+ Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì neày dài đần. đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo, thời gian ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều. Từ vòng cực về phía có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực và đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
- Thuận lợi với ngành công nghiệp: Khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, nông nghiệp lâu năm.
- Địa phương tớ là BG nên có địa hình trung du
- (liệt kê ra hđkt pt ở địa phương cậu nhe)
Ba Vì là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Địa hình ở Ba Vì chủ yếu là núi non, với độ cao từ 100 đến 1.296 mét. Vùng địa hình này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp địa phương như sau:
1. Đất phù sa: Núi non ở Ba Vì thường có đất phù sa giàu dinh dưỡng. Đất này thích hợp cho việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp. Đất phù sa giàu dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt hơn và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nông sản.
2. Khí hậu và độ ẩm: Với địa hình núi non, Ba Vì có khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt nhiều loại cây, đặc biệt là cây ưa ẩm như lúa, cây ăn quả và rau màu.
3. Thủy điện và lợi thế nước: Núi non ở Ba Vì có thế mạnh về thủy điện. Các con sông từ núi Ba Vì chảy qua khu vực này cung cấp nguồn nước phong phú cho việc tưới tiêu và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thủy điện cũng đóng góp vào việc cung cấp năng lượng cho khu vực.
4. Du lịch và phát triển kinh tế đa dạng: Địa hình đẹp và thiên nhiên phong phú của Ba Vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và kinh tế đa dạng. Ngành nông nghiệp cũng có thể tận dụng tiềm năng du lịch để phát triển các hoạt động liên quan như nông sản sạch, thực phẩm hữu cơ, và nông nghiệp sinh thái.
Tóm lại, địa hình núi non ở Ba Vì có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp địa phương. Nó cung cấp đất phù sa, khí hậu và độ ẩm thích hợp, nguồn nước và cơ hội phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và kinh tế đa dạng của khu vực.
Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên).
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
1. Tài nguyên đất
Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau,
2. Tài nguyên khí hậu
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
3. Tài nguyên nước và mạng lưới sông ngòi
3.1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.
3.2. Mạng lưới sông suối
- Các hệ thống sông chính: Thanh Hoá có 5 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng.
4. Tài nguyên sinh vật
4.1. Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ - Myanmar, Malaysia - Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu như : Rừng nhiệt đới ở đai thấp, Rừng cận nhiệt đới trên núi, Rừng trồng, Hệ thống rừng đặc dụng
4.2. Động vật: Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt...
5. Tài nguyên khoáng sản
Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm: - Kim loại sắt và hợp kim sắt:, Kim loại màu và kim loại hiếm, Nguyên liệu hoá chất - phân bón, Nguyên liệu cho sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng, Nhiên liệu,...
6. Tài nguyên biển và ven biển
Vùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 - 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương... là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.