K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021

Chỗ mình thi từ mồng 5->7 rồi

8 tháng 11 2021

Em và bạn ấy xa nhau rồi...

Mỗi khi hè đến, ve kêu trên những tán phượng hồng thắm và cái nóng oi bức trải dài gay gắt trên con đường nhỏ, lòng tôi lại thấy nao nao, nhớ người bạn cũ ba năm trước. Tôi đã quen và thân với Nhài trong một mùa hè như thế.

Hè đó tôi được mẹ đưa về quê thăm bà ngoại. Thăm bà thì rất thích, nhưng tôi vẫn buồn vì chẳng ai đánh bạn với tôi. Trẻ con làng hình như lạnh lùng với trẻ con thành phố vậy. Vừa đặt chân về làng tôi đã bắt gặp cái cây chuối già đầu làng xù xì, im lìm như cau có với đứa con gái thành phố khó ưa. Có lẽ trông tôi khó ưa thật. Mặt ỉu xìu, chân lê bước khó nhọc. Tôi bị say xe, lại phải đi bộ từ bến xe về làng, có đến bốn cây số chứ ít gì!

Làng vào trưa thật yên tĩnh, chỉ trừ mấy con chim chích hay se sẻ gì đó thì cứ nhảy nhót, lích chích luôn mồm, cứ thấy xe bò chở lúa, chở rơm là lại sà xuống đường nhặt hạt thóc rơi vãi. Mấy ngày sau đó tôi chỉ nằm trong nhà, hoặc mắc võng nằm chơi trong vườn. Có lẽ tôi sẽ qua một mùa hè được bà yêu chiều, nhưng buồn vì không có bạn, nếu như không có một hôm xảy ra một sự kiện đáng nhớ.

Tôi đang nằm ăn khế ngọt ngoài vườn và thưởng thức tiếng chim, thì có một cô bé trạc tuổi tôi cùng một thằng nhóc bé hơn đến nhà bà tôi và gọi í ới:

— Bà Liễu có nhà không ạ? Bà ơi! Cháu là Nhài và Hòa đây ạ.

Bà tôi đáp, rồi họ nói gì tôi chẳng nghe rõ. Được một lúc bà gọi tôi:

— Cún ơi! Cháu lấy cái rổ con cho chị em nó mượn này.

Tôi vừa cau có vì bị làm phiền vừa hơi bực trước bọn nó mà bị gọi là “Cún” vừa đứng dậy đi vào bếp lấy rổ. Tôi ra đã thấy chúng đứng đó rồi. Tôi hơi sẩng: “RỔ đây”. Thằng Hòa có vóc người nhỏ bé núp sau lưng chị. Còn Nhài có dáng người tầm thước, da bánh mật, thân hình chắc nịch nhưng vừa vặn, mái tóc nâu đỏ vì cháy nắng, nhưng dài và cặp gọn sau gáy. Nhài trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Nó đỡ lấy cái rổ rồi dắt em ra cổng. Nghe bà hỏi sao không ở lại chơi, nó cười và nghĩ thế nào, nó quay lại. Tôi nghĩ: “Cũng khá bạo dạn và tự nhiên đấy”. Nhài chạy lại chỗ tôi, cầm tay tôi khẽ lắc:

— Chị Liên ơi! Em là Nhài. Chị đi chơi với em đi. Rồi chị kể chuyện thành phố cho chúng em nghe nhé, em thèm được lên thành phố lắm.

Nó nói một lèo khiến tôi hơi bối rối. Tôi bảo nó mình bằng tuổi nhau thì cứ gọi là bạn và nó tươi cười đồng ý, để lộ ra hàm răng trắng, có một chiếc khểnh rất xinh. Chúng tôi đã quen nhau như vậy.

Chiều hôm đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của quê mình – qua lời giới thiệu và qua mắt nhìn của Nhài. Nhài dẫn tôi đi xem cánh đồng, con mương… Vào hè lúa chẳng còn xanh, nắng chói chiếu xuống, cùng gió lùa, lúa nghiêng mình như sóng và vàng óng như mật ong… Tất cả giản dị thôi, nhưng có được những thành quả đó là bao công sức của dân làng khai phá và bảo vệ. Nghe nói trong đó người đầu tiên đổ mồ hôi, công sức là cụ tổ dòng họ nhà Nhài. Cũng nghe Nhài kể có cả xương máu của dân làng thời chống đế quốc Pháp và Mĩ, trong đó có liệt sĩ Hoàng Văn Long là ông nội của Nhài. Giọng Nhài vừa đằm thắm vừa xiết bao tự hào. Đến đình làng, nơi được công nhận là di tích lịch sử chống Pháp, Nhài dẫn tôi đến một cây gạo lâu đời lắm rồi, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì cũng toại nguyện. Tôi không tin lắm nhưng cũng đến trước cây gạo cầu cho mình học giỏi. Còn Nhài lại cầu cho hai đứa tôi, sẽ luôn được chơi với nhau vào mỗi mùa hè sau. Nhìn vẻ mặt chân tình, nghe lời cầu đó của Nhài tôi rưng rưng lệ.

Rồi hai đứa đi hái hoa sen, trên hồ sen rộng. Ngồi trên thuyền len lách giữa các cây sen, thả hồn theo những cánh sen hồng thơm ngát, tôi thấy lòng mình thanh thản lạ kì. Lần đầu tiên trong đời tôi được tận tay hái những bông sen đẹp như cổ tích mà trước đây tôi chỉ được nhìn, chỉ biết trong những trang sách, trên màn hình ti vi. Nhài còn dẫn tôi đi mò cua, câu cá. Cũng lội bì bõm, nhưng tôi chỉ là người xách giỏ. Thế mà cuối buổi tôi cũng được chia phần, nào cua, nào cá rô. Bữa ấy bà cháu có canh cua và cá rô ròn rán. Tôi ăn ngon miệng hơn bất cứ bữa tiệc nào trên thành phố! Nhài và tinh bạn của Nhài làm cho những ngày hè của tôi hấp dẫn biết bao, bạn làm tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của đồng quê. Nhịp sống ồn ào, hối hả trên thành phố làm con người mệt mỏi. về quê, khi đã thực sự hòa nhập với hương đồng gió nội, với những con người như những bông sen, người ta mới thấy thế nào là cuộc sống đẹp. Cảm ơn Nhài!

Một buổi chiều, những vạt nắng vàng dần nhạt, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với người cha cùng đứa em nhỏ. Người cha ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm đồng áng vất vả lắm ba cha con mới không bị đứt bữa. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống với cha. Thiếu tình thương của mẹ nhưng Nhài vẫn cố vươn lên học giỏi và chăm ngoan. Nhài cứ luôn chân, luôn tay. Cho nên, nói là đi chơi, thực ra tôi theo Nhài đi làm những việc Nhài làm thường ngày. Gánh nặng gia đình làm Nhài nhẫn nại ghé đôi vai bé nhỏ gánh cùng cha. Nhài như một thiên thần bé nhỏ đáng kính phục mà tôi đọc trong cổ tích.

Một hôm, biết ngày mai là phiên chợ huyện, hôm nay thể nào Nhài cũng đi hái hoa sen để mai đem bán, tôi sang nhà Nhài để được cùng Nhài ra đầm sen. Từ ngoài tôi đã nghe tiếng Nhài khóc. Bố Nhài đang nghiến răng quật vào lưng Nhài bằng chiếc roi cày. Tôi vừa khóc vừa chạy về nhà kéo bà tôi sang can ngăn, Nhài mới thoát đòn. Hỏi bà, tôi mới biết: Bố Nhài vì nghèo khổ, túng thiếu lại bệnh tật nên dễ phật ý. Có khi Hòa, em Nhài, chẳng có lỗi gì, buồn bực đâu đó ông cũng quát mắng, đánh hai con. Nhài thương em chịu đòn thay tất, nhưng Nhài vẫn thương bố không bao giờ bị đòn oan mà giận bố vì bạn hiểu bố khổ quá nên trái tính. Nhài kể có lần đánh con rồi, đêm các con ngủ yên bố ngồi hút thuốc lào và thầm lặng khóc. Càng hiểu hoàn cảnh của Nhài, tôi càng cảm phục và yêu thương người bạn nghèo mà giàu nghị lực. Nghe Nhài kể chuyện và nhìn Nhài cười không thể biết được Nhài khổ đến vậy.

Một tuần sau tôi không gặp Nhài vì cùng bà đi thăm dì Thu lấy chồng ở làng bên. Hôm tôi về Nhài có ý trông đợi, thoáng thấy tôi bạn liền chạy đến, khóc nức nở và đưa tặng tôi một chậu cây nhỏ. Chị em Nhài phải theo cha đi vào Tây Nguyên. Cha Nhài sẽ làm ở trang trại cà phê của chú Nhài, mong kinh tế gia đình có thể khá lên được. Nhà cửa, rộng vườn cha đã bán xong cả rồi.

Nhài đi được một vài hôm thì tôi cũng về thành phố, hè đã gần hết, tôi phải về chuẩn bi vào năm học mới. Cây hoa nhài bạn cho tôi chăm đã lớn, mùa nào cũng nở hoa, những bông hoa trắng muốt, trong trắng và bình dị như người bạn của tôi. Tôi học bà ướp trà nhài để lúc nào uống trà cũng nhớ đến Nhài.

Tôi có nhiều bạn thân nhưng chẳng có ai như Nhài. Trước khi quen Nhài làm việc gì khó tôi cũng hay nản lòng. Nhài cho tôi thấy phải biến nước mắt thành nụ cười. Tình bạn của chúng tôi như hương nhài thầm lặng và thơm lâu.

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí...
Đọc tiếp

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc...em rút ra bài học j

 

0
8 tháng 11 2021

theo kiểu diễn dịch

8 tháng 11 2021

Theo cách diễn dịch

7 tháng 11 2021

Bạn tham khảo :

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

HT

7 tháng 11 2021

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cùng đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

bạn thi r hả

bạn ở đâu vậy

7 tháng 11 2021

giúp mik với đi

mik hứa tích cho

pờ li

8 tháng 5 2023

I. Giới thiệu vấn đề

  • Tình trạng sử dụng điện thoại của học sinh trong thời gian gần đây.
  • Sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.

II. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại của học sinh

  • Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh.
  • Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh.
  • Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.

III. Những giải pháp để giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh

  • Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.
  • Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại.
  • Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.
  • Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học.

IV. Kết luận

  • Tóm tắt vấn đề và các giải pháp đã đề xuất.
  • Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.
7 tháng 11 2021

Trả lời:

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Trong đó:

+ Vế câu "có lẽ" là giả thuyết về kết quả: tiếng Việt của chúng ta đẹp.

+ Từ nối "bởi vì" nêu nguyên nhân: tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của ta từ trước tới nay cao quý...



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-cau-ghep-tiep-theo-trang-123-sgk-ngu-van-8-c35a23596.html#ixzz7BXGpHhqp

TL

Mik trả lời câu 1 thui nha

- Quan hệ tương phản: Tuy có bận nhiều việc đấy nhưng tôi vẫn phải đến thăm bạn.

- Quan hệ thời gian nối tiếp: Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.

- Quan hệ điều kiện: Hễ trời mưa to thì đường này ngập nước.

- Quan hệ bổ sung: Lính cơ, cai lệ vẫn nằm chầu chánh tổng ở bên bàn đèn, thủ quỹ, thư kí chánh hội, phó hội và các chức dịch ngổn ngang bề bộn ngồi ở cạnh những cuốn sách.


Học tốt