K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2021

Gợi em liên tưởng đến nhân vật Thị Kính trong vở chèo cổ Quan âm Thị Kính

So sánh:

Vũ Nương:bị chồng nghi oan có gian díu,có tình cảm với người đàn ông khác khi mình đi lính hoặc là bị chồng gán cho tội ''Hồng hạnh vượt tường''.....(bạn tự so sánh nhé)

Thị Kính:bị nghi có ý định mưu hại chồng,rồi bị nhà chồng đuổi về nhà mẹ đẻ(bạn tụ so sánh nhé)

10 tháng 8 2021

Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống của mọi thành viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách. Có những người cha, người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra  một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng. Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc. Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú, tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước. Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc.

10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

9 tháng 8 2021

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Vũ nương tên là Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương quê ở Nam Xương ,tính đã thùy mị ,nết na lại thêm tư dung tốt đẹp .

-Trương Sinh đem hơn trăm lạng vàng đến cưới nàng về làm vợ

# H

25 tháng 9 2021
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
7 tháng 8 2021

Con chó có bờ môi gợi cảm.

@Cỏundefined

7 tháng 8 2021

undefinedđó đc chưa

7 tháng 8 2021

??????

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại...
Đọc tiếp

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế 

Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.

Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại học bằng học bổng. Mẹ tôi là giáo viên dạy tiếng Latinh ở trường trung học. Trong Đại chiến Thế giới II, cha tôi tham gia quân đội, là đại úy hải quân, phụ trách đội pháo thủ bảo vệ thương thuyền chở dầu trên Đại Tây Dương. Khi tôi chào đời ở Hanlover, bang New Hanpshire, cha tôi vẫn đang nằm viện ở Texas vì bị gãy xương hông. Lên một tuổi tôi mới được gặp cha.

Sau đó, cha tôi dạy ngoại ngữ ở trường Tilton shool, một trường nội trú nam ở vùng ngoại ô New Hanpshire. Ngôi trường vươn mình kiêu hãnh (hay ngạo nghễ theo như cách nói của dân địa phương)- trên một quả đồi, phía dưới là một thị trấn cũng cùng tên Tilton. Mỗi năm, trường tư này chỉ nhận 50 học sinh cho mỗi lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh ở đây phần lớn là con cái của những gia đình giàu có từ Buenos Aires, Caracas, Boston và New York.

Nhà tôi luôn thiếu tiền, nhưng chúng tôi không bao giờ tự cho mình là nghèo. Mặc dù đồng lương giáo viên của bố mẹ tôi rất ít ỏi, nhưng tất cả nhu cầu thiết yếu của chúng tôi như thực phẩm, nhà ở, lò sưởi, nước, cắt cỏ hay dọn tuyết được cung cấp miễn phí. Từ lúc lên 4, tôi ăn ở bếp ăn nhà trường, nhặt bóng cho đội bóng mà cha tôi huấn luyện, được sử dụng khăn mặt ở phòng thay đồ.

Dù có tỏ ra khiêm tốn thì các giáo viên và vợ con họ vẫn coi mình thuộc tầng lớp cao quý hơn dân địa phương. Tôi từng nghe bố mẹ đùa rằng họ là chủ trang viên, cai quản những nông dân hèn kém – ý nói những người dân thị trấn. Tôi biết đó không chỉ đơn thuần là một câu đùa.
Các bạn học cấp I và cấp II của tôi thuộc tầng lớp nông dân đó. Chúng rất nghèo. Bố mẹ chúng là những người lao động chân lấm tay bùn, thợ xẻ gỗ hay thợ xay bột. Họ không ưa “ lũ học sinh trường tư” chúng tôi, và ngược lại, bố mẹ tôi cũng không thích tôi kết thân với những cô bạn thị trấn mà ông bà hay gọi là đồ “hư hỏng”. Nhưng từ hồi học lớp 1, tôi đã dùng chung sách giáo khoa và bút chì màu với mấy cô bạn trong lớp. Hồi đó, tồi phải lòng ba cô bạn: Ann, Priscilla và Judy. Vì vậy, khó mà chấp nhận quan điểm của cha mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn tôn trọng ý muốn của họ.

0