K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?

0
hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây và gọi tên kiểu câu trần thuật đơn ấy: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ...
Đọc tiếp

hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây và gọi tên kiểu câu trần thuật đơn ấy:

 “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân

“Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên không gian tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu”.

0
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:'” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của em tựa nghiêng trên gối mềm. Đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo" Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

'” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của em tựa nghiêng trên gối mềm. Đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo"

Câu 1: Đoạn trích trên trich trong văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn trên. Các trạng ngữ vừa tìm bổ sung cho nòng cốt câu về ý nghĩa gì?

Câu 4:Tìm từ láy, từ ghép có trong đoạn văn trên?

Câu 5: Trong đoạn văn tâm trạng của người mẹ và người con có gì khác nhau ?

0