K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi 26: Nhận xét nào đúng với đoạn văn dưới đây? "(1) Mùa hoa cà phê nở, cả đất trời Đắk Lắk dường như tinh khiết hơn, đằm thắm hơn và duyên dáng hơn. (2) Những cánh hoa trắng mỏng manh và nhỏ bé nhưng lại tạo ra được mùi hương quyến rũ đến kì diệu. (3) Khi cà phê vào mùa trổ bông, cả đất trời Đắk Lắk đều ngan ngát một mùi thơm vừa nồng nàn, vừa tinh khiết. (4) Đi...
Đọc tiếp

Câu hỏi 26: Nhận xét nào đúng với đoạn văn dưới đây?

"(1) Mùa hoa cà phê nở, cả đất trời Đắk Lắk dường như tinh khiết hơn, đằm thắm hơn và duyên dáng hơn. (2) Những cánh hoa trắng mỏng manh và nhỏ bé nhưng lại tạo ra được mùi hương quyến rũ đến kì diệu. (3) Khi cà phê vào mùa trổ bông, cả đất trời Đắk Lắk đều ngan ngát một mùi thơm vừa nồng nàn, vừa tinh khiết.

(4) Đi đến đâu cũng ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ ấy. (5) Hương phê

 

len lỏi vào tận các ngõ ngách , quyện vào trong tóc, thấm vào từng tế bào của người dân Ban Mê, nên trong hơi thở, trong giọng nói của họ đều toả ra mùi hương diệu.

(6) Nếu đến đó vào mùa hoa phê nở rộ, bạn sẽ được hít thở mùi hương thơm nồng nàn, ngọt lịm đến đặc quánh lại ấy."

(Theo Thu Hà)

A.      Câu (1), (2) (5) là câu ghép.

B.       Tất cả các từ in đậm trong đoạn văn đều là từ láy.

C.       Câu (1), (3) (4) thành phần trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu (3) (4) câu đơn. 

Câu 27 : 

: Theo bài tập đọc "Trí dũng song toàn", Giang Văn Minh đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào để đáp lại vế đối của đại thần nhà Minh?

A.   Tướng nhà Hán Định sợ hãi cắt tóc, cạo râu, lẩn vào tàn quân trốn về Trung Quốc.

B.   Tướng Thoát Hoan của Trung Quốc phải chui vào ống đồng để thoát thân.

C.   Cả ba triều đại Nam Hán, Tổng, Nguyên của Trung Quốc đều thảm bại trên sông Bạch Đẳng.

Triều đại nhà Tống hồn xiêu phách lạc trên trận tuyến sông Như Nguyệt. 

Cái này mình lấy trong đề ôn Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Cấp Tỉnh á! Tại mình thi trúng câu này rồi!!!!

1

Câu hỏi 26: C. Câu (1), (3) và (4) có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 27: C. Cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên của Trung Quốc đều thảm bại trên sông Bạch Đằng.

Trong một lần đi làm về, em chứng kiến một cảnh tượng vô cùng cảm động. Đó là hình ảnh một người đàn ông đang cõng trên vai một người phụ nữ già yếu, tóc bạc phơ. Họ đi rất chậm và có vẻ rất vất vả.

Em tiến đến gần và hỏi chuyện họ. Người đàn ông cho biết ông là con trai của người phụ nữ, và bà đang bị bệnh nặng. Ông không có tiền để đưa bà đi khám bệnh nên đành cõng bà đi bộ đến bệnh viện. Nghe xong câu chuyện, em cảm động vô cùng. Em liền đề nghị giúp đỡ họ bằng cách chở họ đến bệnh viện bằng xe máy của em. Người đàn ông và người phụ nữ rất vui mừng và đồng ý. Trên đường đến bệnh viện, em hỏi chuyện người phụ nữ về cuộc sống của bà. Bà kể rằng bà đã từng là một giáo viên, cả đời bà cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bà có hai người con, nhưng cả hai đều đã đi xa lập nghiệp và không có điều kiện để về thăm bà thường xuyên. Nghe những lời tâm sự của bà, em càng cảm thấy thương cảm cho bà hơn. Em thầm nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để giúp đỡ bà.  Sau khi đưa bà đến bệnh viện, em lấy tiền của mình ra để đóng viện phí cho bà. Họ liên tục cảm ơn em và nói rằng em là một người tốt bụng. Em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ họ. Em nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều cần phải có lòng nhân ái và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện này đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó khiến em hiểu rằng tình yêu thương giữa con người với nhau là vô cùng quý giá.

Em mong rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể lan tỏa tình yêu thương và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

24 tháng 3 2024

Nhà tôi ở vùng ngoại ô Hà Nội, ngôi nhà nhỏ vì thuận tiện bán buôn nên có mở một cửa hàng tạp hóa và bán nước giải khát, nước mía. Cũng chính vì vậy mà tôi đã có cơ duyên gặp một người mà có lẽ câu chuyện, cuộc gặp gỡ với người đó cả đời tôi không thể quên.

Trưa nay đang dọn cửa hàng chuẩn bị về nhà thì có một ông cứ đứng trước cửa hàng nhìn nhìn thậm thụt ngó vào. Cứ thấy ông đứng đó chần chừ một lúc lâu, tôi mới chạy ra hỏi “Ông mua gì thế ạ?”. Ông ấy tèm nhèm nhìn lại tôi rồi trả lời lập bập “Còn bán nước mía không cô? Cô..cô bán cho cốc nước mía, ít thôi cô ạ”.

Ban đầu cũng ngại không muốn bán vì máy xay mía dọn vào cả rồi, dây dựa cũng rút ra hết cả. Nhưng nhác trông bộ dạng của ông, tôi không đành lòng, khuôn mặt già nhăn nheo méo xệch túa mồ hôi trong cái thời tiết đổ lửa, cái áo may-ô mỏng manh cáu bẩn trộn màu đất, cái quần đen ống thấp ống cao, đôi chân đất dẫm trên nền bê tông nóng sôi như chảo dầu và trên lưng vác ba bốn cái túi to nhỏ lỉnh kỉnh. Tất cả đã vẽ ra cái chân dung xập xệ, nhàu nhĩ giữa nền trời nóng như rang của trưa hè. vậy là tôi lại lạch cạch cắm lại máy, đập đá và chặt mía xay cho ông cốc nước.

Xay xong, đưa cốc nước mía cho ông, ông vội vội vàng vàng đón lấy. Tôi nhận ra thêm hai ngón tay bị cụt một đốt. Ông cuống cuồng uống liền một hơi, bàn tay cầm cốc run run, nước sóng trào ra ngoài đổ vào cái áo mỏng manh tội nghiệp. Tôi bảo ông uống từ từ thôi, hết cháu lại rót tiếp. Ông cười móm mém bảo với tôi “Mía ngọt ngon quá cô ạ, nhà cháu mới từ Kẻ Bá xuống đây xem có ai thuê gặt không. Nhưng ai cũng chê cái thân già này cả, chốc nhà cháu lại vào Gối xem thế nào…”. Tôi cười bảo ông vào ngồi quạt nghỉ một lúc, uống cốc nước cho đàng hoàng đã rồi đi. Tôi cũng quên mất việc dọn hàng đang dở dang, ngồi xuống cùng ông, không biết bắt đầu thế nào mà ông cứ kể những câu chuyện của ông, còn tôi ngồi lắng nghe mải miết không thôi. Lần đầu tiên, tôi nghe một người lạ kể chuyện chăm chú đến vậy.

Ông kể quê ông ở một vùng nào đấy xa chỗ này, tận Hòa Bình. Rồi duyên nợ thế nào theo người ta làm thuê đến đây, ngót nghét năm chục năm rồi. Ngày xưa đến đây cái nhà không có, đi làm thuê cho nhà người ta, nhà nào thương thì cho ở lại, không thì cứ màn trời chiếu đất, lấy gạch làm gối, bạt mùng lá chuối làm chăn sống qua ngày. Có lúc tưởng không sống nổi vì đói, không ai thuê, ấy thế mà vẫn sống tốt. Ông cười xuề xòa. Vừa lắng nghe, trí tò mò khiêu khích tôi “Thế ông không có vợ con gì ạ?”. Ông móm mém trả lời “Ôi chao, ngày xưa nghèo không ai người ta ưng cô ạ. Mà nhà cháu ăn bữa sáng lo bữa tối sao dám mơ tới người ta. Trước ở một mình cũng neo người lắm, giờ có thêm thằng con trai nuôi cô ạ. Thằng cu con cũng mất bố mất mẹ từ đỏ hỏn, giờ nó đi chạy công cho người ta hết chỗ nọ chỗ kia. Nó có hiếu lắm, bẩu nhà cháu không phải đi làm gì cho mệt cả, già yếu rồi, ở nhà thôi. Nhưng mà nhà cháu mặc kệ, cứ đi kiếm đôi ba đồng cho nó chỉ vàng lấy vợ”. Xong cái đoạn, ông lại thở dài xa xăm “Thằng cu con nó sắp tuổi lấy vợ, hăm tư hăm nhăm rồi bẩu ưng ai thì bẩu đi nhưng mà nó cứ tủi cái phận nhà nghèo. Đấy nó lại như nhà cháu ngày xưa…”. Ông cứ thế kể, lúc tự hào, khi buồn bã, lúc đứt quãng run run lập bập, khi lại ập tới những mong đợi. Những câu chuyện về thằng cu con, về hai đốt ngón tay bị cụt do làm công, cả những cái chuyện tít mù khơi đâu đâu. Tôi cứ yên lặng lắng nghe, những câu chuyện của người già miên man, dai dẳng khó dứt quá. Dường như khi họ tìm được người chịu lắng nghe, họ sẵn sàng nói hết tất cả về cuộc đời mình.

Ông nhắc về quê ông, tôi hỏi “Bao năm nay có bao giờ ông muốn về lại thăm quê không ông?”. Ông ngưng một lát xa xăm “Có chứ cô, xa mấy vẫn phải về quê.Nhà cháu bẩu thằng cu con rồi, bao giờ sắp chết nhà cháu bẩu nó đưa về. Dưới nhà còn mảnh đất rau không bán, để dành bao giờ chết còn có chỗ mà chôn cô ạ. Tiền đám ma nhà cháu cũng chuẩn bị xong hết rồi, khỏi làm tội thằng cu con”. Nghe ông kể đến đây, mấy cái suy nghĩ lùng bùng bên tai tôi, những con người khắc khổ, khi sống không trọn vẹn miếng cơm manh áo, nhưng lại chuẩn bị cái chết cho mình thật chu toàn. Vậy ra làm sao?

Cứ như thế cho đến lúc quá trưa, ông đứng dậy lần mò giở túi tiền ở bụng lấy ra 10 nghìn đưa tôi rồi hỏi “Nước mía mấy đồng hả cô, cô cho nhà cháu uống nhiều quá”. Tôi bảo với ông “Cháu không lấy tiền nước mía đâu ông ơi, ông kể chuyện cháu nghe coi như là trả tiền rồi”. Ông vội vàng xua tay từ chối “Chết, nhà cháu phiền cô là có tội chết, cô lấy tiền đi”. Tôi vẫn nhất quyết không nhận tiền từ ông. Thế là ông mở một trong mấy cái túi mang theo, lấy ra 5 quả mận dúi dúi vào tay tôi “Thế cô ăn đi lấy thảo nhà cháu không phải tội lắm”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng vui lòng nhận mấy quả mận. Ông chào tạm biệt rồi bước ra khỏi cửa hàng nhà tôi, tôi trông theo mãi dáng lầm lũi tan dần trong cái nắng thiêu đốt của mùa hè…

20 tháng 3 2024

Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Ký đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Ký thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo ưu tú, tấm gương sáng về nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống. Ông sinh năm 1930 tại Hải Hậu, Nam Định, trong một gia đình nghèo đông con. Khi mới lên 4 tuổi, Ký đã không may mắc bệnh bại liệt, khiến hai cánh tay không thể cử động. Tuy mang trong mình khiếm khuyết, nhưng Ký không hề nản lòng. Nhìn bạn bè đến trường, Ký khao khát được học tập và quyết tâm không để số phận cản trở ước mơ của mình. Bằng nghị lực phi thường, Ký tập viết bằng chân. Ban đầu, việc luyện viết vô cùng khó khăn, Ký phải chịu đựng nhiều đau đớn. Nhưng với sự kiên trì và quyết tâm, Ký đã dần dần làm chủ được đôi chân của mình. Năm 1945, Ký thi đỗ vào trường phổ thông cơ sở. Suốt những năm học, Ký luôn là học sinh xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Ký thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với niềm đam mê giáo dục, Ký chọn trở thành giáo viên. Trên bục giảng, thầy giáo Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học sinh bằng nghị lực phi thường và lòng yêu nghề cao cả. Thầy đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, góp phần đào tạo nhiều học sinh thành tài. Năm 1993, thầy Ký được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Câu chuyện về cuộc đời của thầy Nguyễn Ngọc Ký là minh chứng cho câu nói "Có chí thì nên". Thầy Ký đã cho chúng ta thấy rằng, dù gặp phải bất kỳ khó khăn nào, chỉ cần có nghị lực và quyết tâm, chúng ta nhất định sẽ thành công.

Mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất trong năm. Mùa xuân mang đến cho đất trời một sức sống mới, tràn đầy năng lượng và niềm vui.

Bầu trời mùa xuân cao và trong xanh, không còn những áng mây xám như mùa đông. Nắng xuân ấm áp, nhẹ nhàng len lỏi qua từng tán lá, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Khí trời se se lạnh, thoang thoảng hương thơm của hoa cỏ. Cây cối sau một mùa đông dài ngủ vùi đã bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những mầm non xanh biếc nhú lên từ thân cây, cành cây. Hoa đào, hoa mai đua nhau khoe sắc thắm. Cánh đồng lúa xanh mướt trải dài như tấm thảm khổng lồ. Mùa xuân là mùa của những lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh. Đây là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau ăn uống, trò chuyện và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Em yêu mùa xuân vì nó mang đến cho em cảm giác ấm áp, vui tươi và hạnh phúc. Mùa xuân là mùa của sự khởi đầu mới, là mùa của hy vọng và ước mơ.

20 tháng 3 2024

Cái tốc độ 1p 1 bài văn này là gì đây em

20 tháng 3 2024

Mỗi ngày em đến trường nếu như không có chiếc cặp sách thì em không biết mình sẽ phải làm thế nào để có thể mang được sách vở đi. Vì vậy mà đối với em, chiếc cặp sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chiếc cặp sách của em được làm bằng vải dù nên khá cứng cáp và chắc chắn. Màu sắc chủ đạo của cặp là tông màu hồng tím. Hai màu sắc này kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa, rõ nét. Trên mặt chiếc cặp có thêu hình những chú bướm rất xinh. Chú thì được thêu bằng chỉ hồng, chú lại được thêu bằng chỉ xanh nhìn rất nổi bật. Mặt dưới của cặp là một ngăn khóa đủ rộng để em có thể đựng bút và thước kẻ ở trong đó. Hai bên hông là hai ngăn nhỏ kéo khóa. Em thường đựng cục tẩy và bút màu ở hai ngăn này để cho dễ lấy nhất. Mặt cặp bên trên có thêu dòng chữ “I love school” (Tôi yêu trường học) màu xanh rất đẹp. Hai bên sườn là hai hàng khóa kéo giúp em đóng mở cặp một cách dễ dàng. Mỗi khi mở khóa ra sẽ để lộ ngăn to nhất bên trong. Ngăn này được em dùng để đựng sách vở của từng môn học. Hôm nào có những môn học nào em sẽ cất sách vở của môn học đó vào. Để chiếc cặp sách của mình thêm phần đặc biệt, em còn đeo một con búp bê nhỏ xíu vào trước cặp nữa.

Mỗi ngày được khoác cặp sách trên vai đi đến trường em lại cảm thấy có chút gì đó tự hào và vui sướng. Em sẽ gìn giữ chiếc cặp này để có thể dùng nó được lâu nhất có thể.

Tham khảo ạ.

20 tháng 3 2024

Bố mẹ em đều là công nhân nhà máy may, vì vậy, gia đình em cũng không khá giả. Để mua cho em chiếc cặp sách mới vào đầu năm học, bố mẹ đã rất chắt chiu, tiết kiệm. Khi chuẩn bị khai giảng, bố đã dẫn em ra chợ để mua một chiếc cặp sách màu xanh nước biển theo ý thích của em. Em cảm thấy bất ngờ và vui mừng quá đỗi.

 

Chiếc cặp xinh xắn mang hình chữ nhật có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Phía ngoài cặp có in hình chú mèo máy Đô-rê-mon mà em yêu thích. Chiếc cặp còn có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lưng. Hai dây đeo hai bên màu xanh dương to bản có chiều ngang bằng hai đốt ngón tay, bên trong rất mềm mại giúp em khi đeo cặp không bị đau vai và lưng. Phía hai bên sườn chiếc cặp là chiếc tút lưới nho nhỏ để em để đồ vật nhỏ như khăn quàng đỏ, khăn lau...

 

Bên trong cặp là hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa rất tiện lợi vì em có thể đựng được nhiều sách vở. Em đã phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác.

 

Đối với em, chiếc cặp không chỉ là người bạn theo bước chân em đến trường, cùng em chăm chỉ học tập mỗi ngày, mà nó còn là món quà quý giá đối với em và cả gia đình. Em biết bố mẹ đã phải tiết kiệm và cố gắng tăng ca để có tiền làm thêm giờ mua cho em chiếc cặp này. Em sẽ trân trọng và giữ gìn chiếc cặp để sử dụng được nó thật lâu. Em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để không phụ công bố mẹ.

Quê hương em đẹp như một bức tranh phong cảnh. Nơi đây có những xóm làng bình yên với những mái nhà tranh đơn sơ, giản dị. Cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắp, xa xa là những rặng tre cao vút. Dòng sông quê hương hiền hòa chảy uốn lượn quanh bờ, soi bóng những hàng dừa nghiêng nghiêng. Trên cao, những ngọn núi cao sừng sững như những bức tường thành che chở cho quê hương. Ánh nắng mặt trời rải khắp nơi, tô điểm cho cảnh vật thêm rực rỡ. Những cây xoài xanh biếc, những cây cam vàng ươm trĩu quả. Hàng cau thẳng tắp vươn lên trời cao như những ngọn giáo. Quê hương em đẹp bình dị mà thơ mộng, đẹp nên thơ và đầy sức sống.

20 tháng 3 2024

Quê hương em đẹp như một bức tranh phong cảnh. Nơi đây có những xóm làng bình yên với những mái nhà tranh đơn sơ, giản dị. Cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắp, xa xa là những rặng tre cao vút. Dòng sông quê hương hiền hòa chảy uốn lượn quanh bờ, soi bóng những hàng dừa nghiêng nghiêng. Trên cao, những ngọn núi cao sừng sững như những bức tường thành che chở cho quê hương. Ánh nắng mặt trời rải khắp nơi, tô điểm cho cảnh vật thêm rực rỡ. Những cây xoài xanh biếc, những cây cam vàng ươm trĩu quả. Hàng cau thẳng tắp vươn lên trời cao như những ngọn giáo. Quê hương em đẹp bình dị mà thơ mộng, đẹp nên thơ và đầy sức sống.

=> Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, em không những không nản lòng mà còn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân ngày càng tốt hơn.

19 tháng 3 2024

em không những cố gắng học mà còn cố gắng giúp đỡ mọi người

(nếu ko đc thì bỏ qua nhé!)

19 tháng 3 2024

Tả đồ vật bạn nhé!

19 tháng 3 2024

mình thi qua luôn rồi, qua cả giữa học kì 2 môn văn lớp 7 luôn rồi

=> Nếu Minh chăm chỉ học tập thì bạn ấy sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.
* Mình chỉ ra để bạn tự kẻ nhé ^^:
+ Bộ phận chủ ngữ:
--> Câu 1: Minh
--> Câu 2: bạn ấy
+ Vị ngữ:
--> Câu 1: chăm chỉ học tập
--> Câu 2: đạt được kết quả cao trong học tập

Bạn liên đội trưởng của trường em là Minh Thu, năm nay bạn học lớp 5A. Minh Thu là một học sinh giỏi, năng động và nhiệt tình. Bạn có mái tóc dài đen mượt, khuôn mặt trái xoan ưa nhìn và đôi mắt toát lên vẻ thông minh, lém lỉnh.

Trong tiết sinh hoạt dưới cờ, Minh Thu luôn xuất hiện với bộ đồng phục chỉnh tề, nụ cười rạng rỡ và phong thái tự tin. Giọng nói của bạn to, rõ ràng, truyền cảm, thu hút sự chú ý của toàn bộ học sinh. Khi điều khiển buổi lễ, Minh Thu luôn thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm và khả năng tổ chức tốt. Bạn dẫn dắt các phần nghi thức một cách trôi chảy, nhịp nhàng, tạo bầu không khí trang trọng và hào hùng. Minh Thu không chỉ giỏi về học tập mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội. Bạn là một cán bộ Đội gương mẫu, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, là người truyền cảm hứng cho các bạn học sinh khác. Minh Thu luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi người.

Em rất ấn tượng với Minh Thu bởi sự năng động, nhiệt tình và khả năng lãnh đạo của bạn. Minh Thu là một tấm gương sáng cho học sinh toàn trường noi theo.

24 tháng 3 2024

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người. 

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió. 

Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ. 

Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.