K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ sau:                MẸ CỦA ANH      Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi     Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.    Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau   Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ sau: 

              MẸ CỦA ANH

     Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
    Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
   Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
  Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen.
  Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
 Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
  Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
  Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa.
  Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
  Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà.
  Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
  Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.
  Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
  Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

0
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau:            CHÂN QUÊ   Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng.   Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!   Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?   Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?   Nói ra sợ mất lòng em, Van...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau: 

          CHÂN QUÊ
  Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
  Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
  Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
  Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?


  Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
  Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
  Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
  Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957

Chú thích:
  Nguyễn Bính (1918 - 1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc. 
  Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ Chân quê chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.

0