K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DT
21 tháng 5 2024

C

21 tháng 5 2024

câu c vì nó ko có từ chỉ tự nhiên 

Tích cho mik nhé

21 tháng 5 2024

giúp mik với. Mik cần gấp

21 tháng 5 2024

câu 1D  câu 2 C  câu 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40 Họ và tên…………………………… Lớp…. Bài 01. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau: a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Họ và tên…………………………… Lớp….
Bài 01
. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau:

a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo
c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm

Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống.

Nhận xét Đúng Sai
1. Anh hai, hai anh đều là những từ ghép.
2. Nhóm từ im lìm, thưa thớt, yên ắng là những từ đồng nghĩa.
3. Từ nhân dân là từ ghép Hán Việt.
4. Câu Năm nay, Nam như cao hơn năm ngoái. sử dụng biện pháp so
sánh.

Bài 03. (4,5 điểm) Đọc đoạn văn sau trong bài Đất Cà Mau của Mai Văn Tạo:
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải
cắm sâu vào lòng trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất
cuối cùng, thẳng đuột nhưng hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. (7) Nhà cửa dựng dọc theo
những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (8) Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng
thân cây đước.

a. Tìm trong câu (2) và (4) rồi điền vào chỗ trống:
- Từ ghép tổng hợp:……………………………………………………………………………
- Từ ghép phân loại:…………………………………………………………………………...
- Từ láy:………………………………………………………………………………………..
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ
thẳng đuột:……………………………………………………...
c. Tác dụng của dấu phẩy trong câu (7):………………………………………………………
d. Tìm trong đoạn văn: Các câu đơn:…………………….Các câu ghép:…………………….
e. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào?....................................................................................
f. Xác định thành phần câu trong những câu sau:

(2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
(3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn
thịnh nộ của trời.

g. Câu văn số (6) sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhờ đó giúp em hình dung gì về cây đước?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………............................

Bài 04. (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

Nắng khẽ vươn tay ngà
Vén chăn mây bừa bộn
Còn lem nhem góc nhà
Bóng đêm vừa chạy trốn
Hê! Một hai ba bốn
Nào vẫy cánh, xoạc chân
Gà con tập thể dục
Trước khi chơi đánh vần.
(
Trích Tinh khôi ngày mới - Nguyễn Ngọc Hưng)

a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch chân từ ngữ thể hiện biện pháp đó.
…………………………………………………………………………………………………
b. Có nên thay từ
vén trong đoạn thơ bằng từ kéo hay không ? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… …………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c. Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………… ……
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Bài 05. (1,5 điểm) Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của Hà Nội và tình cảm của em dành cho
mảnh đất Thủ đô yêu dấu.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

0
21 tháng 5 2024

làm bánh trưng,bánh tét,.trang trí nhà cửa,mua cây đào,mai,mua quần áo,mua bong bóng,đèn lét,dọn veej sinh nhà cửa,mua đồ ăn chào khách

 

21 tháng 5 2024

làm bánh trưng,bánh tét,.trang trí nhà cửa,mua cây đào,mai,mua quần áo,mua bong bóng,đèn lét,dọn veej sinh nhà cửa,mua đồ ăn chào khách

 
21 tháng 5 2024

a)Gia cầm,gà,ngan,ngỗng cần thiết cỏ

b)(mình thêm vài từ nhé)

Cỏ là thuốc quý của con người

(nếu ko cần để mình sửa)

21 tháng 5 2024

Phạm Duy Tùng câu b đúng rồi còn câu a

20 tháng 5 2024

cho tui hỏi gạch chân ở đâu vậy ạ =))??

20 tháng 5 2024

Nghe nó mà xốn xang mãi ko chán

20 tháng 5 2024

 

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.

Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳn

 

20 tháng 5 2024

Một buổi chiều tối bố em đi làm về có xách theo một chiếc lồng màu xanh trong đó có một đôi bồ câu trắng bố em mua về để nuôi trên sân thượng.

Chú bồ câu đực và cô bồ câu cái rất yêu thương nhau từ lúc mua về đến giờ chúng luôn gần gũi, gắn bó với nhau. Bộ lông của chúng mềm mượt như nhung lụa có thêm những vệt xám lốm đốm nổi bật trên lưng, đôi cánh to dang rộng và cái đuôi xòe ra như chiếc quạt giấy của bà em phe phẩy mỗi ngày. Cổ của nó ngắn ngắn, phần vai mập mập, đầy đặn. Đôi chân nhỏ xíu màu hồng nhạt với những móng vuốt sắc nhọn để bám thật chắc vào cây gỗ trong ngôi nhà mới xinh xắn. Đôi mắt bồ cô đẹp lắm! Một đôi mắt tròn xoe, đen nháy như hòn bi ve nho nhỏ mà em hay chơi với viền mắt màu hồng nổi lên trên nền màu trắng ở phần đầu. Chiếc mỏ của nó có màu vàng đậm, rất cứng để mổ thức ăn là cám viên dành cho các loài chim. Khi mổ thức ăn nó làm rất nhanh nhưng ăn rất chậm, ăn được một lúc nó lại uống nước để bớt khô cổ.

Khi bồ câu đã quen với ngôi nhà mới bố em thường thả nó ra để chúng được dang rộng đôi cánh bay trên bầu trời. Cứ chiều chiều nó lại trở về với ngôi nhà của mình. Tiếng bồ câu gáy cúc cu cúc cu mỗi sáng mỗi chiều khiến cho ngôi nhà em trở nên nhộn nhịp, vui tươi hơn. Chẳng mấy chốc mà đôi bồ câu trống mái đã cho gia đình em những quả trứng to, tròn nở thành những chú bồ câu non. Em rất yêu thích những chú bồ câu ấy.

20 tháng 5 2024
1. Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng 

- Mục tiêu:

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh

- Nội dung công việc thực hiện:

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…

- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.

Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

2. Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Ngắn gọn

Phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách

- Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.

- Phương pháp

+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.

+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.

- Kết quả

+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng

- Tác động

+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.

Tổng hợp các kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng, các em học sinh theo dõi chi tiết dưới đây:

>> Tham khảo thêm: Em hãy xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Ngắn gọn.

3. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

4. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 1

Nhằm tăng cường việc đọc sách trong các đối tượng khó khăn như người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in. Đồng thời nâng cao ý thức về giá trị của việc đọc sách và ảnh hưởng tích cực của nó đối với cuộc sống và phát triển cá nhân. Tôi xin đề xuất một số sáng kiến góp phần thực hiện các điều trên như sau:

Xây dựng các điểm đọc sách cộng đồng: Tạo ra các điểm đọc sách tại các khu vực cần thiết, như trung tâm cộng đồng, trường học, các điểm giao thông chính, trạm y tế, và trung tâm dân cư. Cung cấp sách, tạp chí, và tài liệu đa dạng phù hợp với sở thích và nhu cầu của các đối tượng đọc.

Tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức: Tổ chức các buổi đọc sách, hội thảo, và các hoạt động văn hóa như tập đọc chuyện, thảo luận sách, trò chơi về sách, và các buổi trình diễn văn hóa. Thúc đẩy việc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm đọc sách.

Đào tạo và hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các khóa đào tạo về ý thức đọc sách, kỹ năng đọc hiệu quả, và lợi ích của việc đọc sách đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Hỗ trợ tài chính và tư vấn về việc quản lý và phát triển các điểm đọc sách cộng đồng.

Tích hợp với văn hóa địa phương và truyền thống: Tạo ra các chương trình đọc sách phản ánh và tôn vinh văn hóa, truyền thống của địa phương và các dân tộc thiểu số. Khuyến khích việc sáng tác và phát hành sách văn hóa, sách cho trẻ em với nội dung gần gũi, dễ hiểu và phản ánh đời sống thực tế.

Với như sáng kiến trên, tôi xin dự kiến kết quả đạt được như sau:

  • Tăng cường ý thức về giá trị của việc đọc sách và thúc đẩy hành vi đọc sách trong cộng đồng.
  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng của các đối tượng đọc, từ đó tạo ra một cộng đồng thông thái, sáng suốt và phát triển.
  • Góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần hòa bình trong xã hội.

Minh chứng:

Sáng kiến này đã được áp dụng thành công tại một số khu vực trên thế giới, như chương trình "Di Động Thư Viện" tại các khu vực vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, chương trình "Đọc Sách Cho Mọi Người" tại các đảo nhỏ của Indonesia, và các chương trình đọc sách cộng đồng tại các khu vực dân tộc thiểu số ở Nam Phi. Đối với mỗi chương trình, việc kết hợp giữa cung cấp sách, tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức, cùng với việc tích hợp với văn hóa địa phương, đã đem lại những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy việc đọc sách và nâng cao tri thức cho cộng đồng.

5. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 2

Không gì có thể thay thế văn hoá đọc”. Đối với em, đó là mục tiêu, là phương châm trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện dưới mái trường yêu dấu. Chính vì vậy, để phát huy phong trào văn hóa đọc trong nhà trường, em xin xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hoá đọc của bản thân và bạn bè quanh em như sau:

- Mục tiêu

Nâng cao ý thức tự giác đọc sách, tuyên truyền tác dụng đọc sách cho các bạn học sinh quanh em. Từ đó, có tinh thần tự giác đọc sách, làm giàu vốn hiểu biết trong học tập và cuộc sống.

Biết yêu và trân trọng những cuốn sách; hiểu rằng “không gì có thể thay thế văn hoá đọc”. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, phong phú, thì đọc sách vẫn luôn là một nét văn hoá đẹp cần giữ gìn và lan toả.

Đối tượng hưởng lợi

Bản thân, các bạn học sinh trong trường em, xung quanh em.

Nội dung

* Phát huy vai trò tích cực của “ Sao đọc sách” trong các hoạt động phong trào. Bản thân em được là một “ Sao đọc sách”, em đã và đang tuyên truyền tới các bạn trong lớp và trường những cuốn sách hay, ý nghĩa với những bài học bổ ích, thú vị.

Kế hoạch

+ Đề xuất với Đoàn Thanh niên nhà trường truyên truyền với các đoàn viên, hội viên bằng các hình thức phổ biến thường xuyên, đa dạng nhằm xây dựng thói quen đọc sách trong học sinh, tìm kiếm các giá trị đạo đức, nhân văn từ sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc và ý thức sử dụng thông tin trên các mạng điện tử.

+ Thành lập một câu lạc bộ sách để mọi người có thể giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm đọc sách cũng như tìm hiểu thêm những cuốn sách hay.

+ Tăng cường chia sẻ sách điện tử, gửi những đường link bài giảng, sách điện tử cho bạn bè để cùng nhau học tập bằng phương pháp ngày một hiện đại.

+ Tích cực đọc sách để chia sẻ và viết cảm nhận về những cuốn sách mình đã từng đọc trên mạng xã hội để mọi người trên mạng xã hội hứng thú với cuốn sách và sẽ tôi sẽ hỗ trợ mọi người tìm đọc cuốn sách em đã từng đọc.

+ Tổ chức những buổi sinh hoạt Chi đoàn, Liên chi đoàn để chia sẻ với những thành viên trong chi đoàn, liên chi đoàn của mình lợi ích của việc đọc sách, lan tỏa giá trị tốt đẹp, truyền lửa đến từng đoàn viên thanh niên của việc đọc đến từng thành viên trong chi đoàn, liên chi đoàn.

+ Kêu gọi thi đua lập thành tích từ những chi đoàn, liên chi đoàn trực thuộc ĐTN cấp cơ sở để tìm hiểu về cuộc thi thuyết trình sách, hùng biện về vai trò của văn hóa đọc, giao lưu với tác giả, tác phẩm. Nếu thành công thì sẽ phát triển lên cấp đoàn cơ sở.

+ Vận động mọi người tham gia hội sách của từng đơn vị để mọi người có thể mua bán, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp mọi người có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua sách cũ.

6. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 3

Tôi sẽ nỗ lực hết mình để có những biện pháp phù hợp và thiết thực nhất nhằm giảm thiểu và lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường. Việc quyên góp sách làm từ thiện cho vùng trung du, miền núi và xây dựng những thư viện đọc nhỏ Hỗ trợ nhu cầu đọc sách của mọi người để mọi người có cơ hội đến gần hơn với sách là điều cần thiết. Tôi ước mơ mở một câu lạc bộ sách, khuyến khích và kết nối những người yêu sách, đặc biệt là các bạn trẻ và giúp sách đến gần hơn với những bạn trẻ vung cao.

Tại trường, các em có thể vận động thầy cô, bạn bè đóng góp, ủng hộ, phối hợp với Thư viện trường tổ chức Hội sách quy mô nhỏ, nơi các em có thể mua bán sách với giá phải chăng hoặc là củng cố ví sinh viên, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mỗi học sinh trong trường có cơ hội đọc được nhiều sách, để những cuốn sách các em đã đọc và tâm đắc đến được với nhiều người. Và tôi dự định cùng những người bạn thích đọc sách của mình làm một triển lãm về bộ sách nào đó, trưng bày, giới thiệu những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn những đoạn văn hay, những thông tin thú vị trong sách. hứng thú khám phá cho bạn. Thông tin về buổi giao lưu buổi chiều sẽ được phổ biến rộng rãi trên website, fanpage của trường, trên Thư viện điện tử để tạo diễn đàn đọc sách ý nghĩa. Để làm được điều đó, tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức của bạn ngay hôm nay, tôi có thể và bạn cũng có thể!”

Trong mỗi lớp học, tôi thấy có một chiếc tủ nhỏ để đựng dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số sách và từ điển cần thiết cho việc học. Tôi muốn xây dựng toàn bộ tủ sách bằng cách sử dụng mỗi thành viên trong lớp để đóng góp một cuốn sách. Trong vòng một học kỳ hoặc một năm học, tất cả học sinh trong lớp đã có thể đọc đủ những đầu sách này trước khi cuốn sách về với chủ nhân của nó. Theo thời gian, hoạt động này sẽ tiếp tục với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, bạn có thể viết nhận xét và nhận nhuận bút cho trang game của trường, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tham gia hoặc tổ chức thảo luận về lớp. Nội dung sổ buổi chiều trong giờ sinh hoạt lớp. Nếu làm được như vậy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen và niềm vui chung của nhiều học sinh.

7. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 4

Kế hoạch của tôi cũng yêu cầu xây dựng sách, phát triển phong trào văn hóa đọc, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội. học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người; Theo dõi các mục tiêu và nhiệm vụ.

Mục đích của tôi khi xây dựng “Tủ sách lớp học” là để tất cả học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, “Tủ sách lớp học” hoạt động với mong muốn người dân trong thôn, bản, bà con cùng nhau đọc sách, sáng tạo tri thức. Đặc biệt mình sẽ tập trung chia sẻ những cuốn sách gia đình có con từ 0-5 tuổi nên đọc. "Tủ sách lớp học" được mọi người đóng góp nhiều lần cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học". Giờ đây, khi được nhận sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục con trẻ, vừa có thêm cơ hội giáo dục chính mình.

>>> Tham khảo toàn bộ: Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc mới nhất.

-------------------------------------

Trên đây là toàn bộ bài tham khảo Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 Đề 1 Câu hỏi 2.

20 tháng 5 2024

Viên phấn trắng

 

20 tháng 5 2024

Thửa ruộng đen chỉ bảng viết

Cây trắng mọc lên thành hàng chỉ chữ

Đáp án là viên phấn