Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.



Bài 1:
\(\frac23\) - \(\frac13x\) = \(\frac56\)
\(\frac13x\) = \(\frac23-\) \(\frac56\)
\(\frac13x\) = - \(\frac16\)
\(x\) = - \(\frac16\) : \(\frac13\)
\(x\) = - \(\frac12\)
Vậy \(-\frac12\)
Bài 2:
\(\frac29\) - \(\frac78x\) = 1
\(\frac78x=\) \(\frac29\) - 1
\(\frac78\)\(x\) = \(-\frac79\)
\(x=\) \(-\frac79\) : \(\frac78\)
\(x\) = - \(\frac89\)
Vậy \(x=-\frac89\)

+ Mở bài: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội. + Thân bài: * Giải thích: – Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình. * Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay: – Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước. – Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh
* Bài học: – Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình. – Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống. + Kết bài: Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

Bông hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, bền bỉ và giản dị. Dù nở vào mùa thu – khi nhiều loài hoa khác đã tàn – cúc vẫn khoe sắc nhẹ nhàng, thể hiện ý chí kiên cường và vẻ đẹp thầm lặng. Trong văn hóa Á Đông, hoa cúc còn tượng trưng cho trường thọ và lòng hiếu thảo.
Bông hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, bền bỉ và giản dị.

Nghệ thuật tả cảnh trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch thơ của Đoàn Thị Điểm) là một trong những điểm đặc sắc, góp phần thể hiện sâu sắc tâm trạng của người chinh phụ. Dưới đây là một số nhận xét tiêu biểu về nghệ thuật này:
1. Tả cảnh để thể hiện tâm trạng
Tác giả không đơn thuần miêu tả thiên nhiên, mà dùng cảnh vật làm phản chiếu nội tâm, giúp người đọc cảm nhận được nỗi cô đơn, buồn bã, trống vắng của người chinh phụ:
“Cảnh buổi chiều như nhuốm màu tâm trạng:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương…”
– Âm thanh “eo óc” của tiếng gà, hình ảnh “hoa đèn” và “bóng người” đều nhuốm màu cô quạnh, vắng lặng, thể hiện sự nhớ nhung và đơn độc trong không gian buồn bã.
🌫️ 2. Sử dụng hình ảnh thiên nhiên gợi buồn
Thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm thường gắn với cảnh chiều tà, sương khói, hoa rơi, trăng lạnh – những hình ảnh mang tính chất u tịch, tiêu điều:
“Non Kỳ quạnh bóng, trăng treo,
Bến Phì gió thổi, hiu hiu thổi.”
– Cảnh vật như cùng chung nỗi nhớ, tạo nên không khí trầm lắng, mênh mang, hoài cổ, giúp người đọc cảm nhận rõ nỗi lòng khắc khoải, mong mỏi của người phụ nữ chờ chồng ra trận.
🎨 3. Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu chất thơ
Ngôn ngữ tả cảnh thường mang đậm tính trữ tình, kết hợp giữa chất tự sự và biểu cảm, giúp cho cảnh vật trở nên sống động nhưng cũng rất mơ hồ, huyền ảo, như chính tâm trạng mơ hồ, vô định của chinh phụ.
💭 4. Tả cảnh mang tính biểu tượng
Nhiều hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng cho số phận và tình cảnh của người chinh phụ:
- Mây tượng trưng cho nỗi nhớ mong xa xôi.
- Trăng là hình ảnh quen thuộc gợi nỗi cô đơn.
- Hoa rơi mang ý nghĩa của sự phai tàn, buồn bã…
Kết luận:
Nghệ thuật tả cảnh trong Chinh phụ ngâm không chỉ là bức tranh thiên nhiên, mà là bức tranh tâm hồn. Cảnh vật và tâm trạng quyện hòa, làm nổi bật tâm thế buồn thương, chờ đợi, lẻ loi của người phụ nữ trong thời chiến, từ đó khiến tác phẩm trở nên sâu sắc và giàu tính nhân văn.
Nhớ tích cho mình nha