K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2024
Mầm non nơi ước mơ chớm nở, Bé chăm chỉ, tương lai rộng mở. Học hành siêng năng, không ngại khó, Vẽ vời, đọc thơ, lòng bé thêm xốn xang. Bảng chữ nhiều màu, đẹp như tranh, Bé vui học bài, tình yêu lan tỏa. Kiến thức như hạt mưa rơi, Bé gom từng giọt, mơ mộng đẹp tươi. Mỗi ngày một niềm vui mới, Bé chăm chỉ, ước mơ vươn cao. Mầm non - khởi đầu hành trình, Bé vững bước, tương lai sáng ngời. Mong bạn thích bài của mình cảm ơn ạ
Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy thế nào là nghiện điện thoại thông minh? Và điện thoại thông minh là gì? Điện thoại thông minh là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết...
Đọc tiếp

Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy thế nào là nghiện điện thoại thông minh? Và điện thoại thông minh là gì?

Điện thoại thông minh là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. Chứng nghiện điện thoại là lạm dụng điện thoại một cách quá mức. Thực tế đã chứng minh như sau: sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…, sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

Nguyên nhân là do xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người; Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình; Học sinh lười học, ý thức chưa tốt hay thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại. Hậu quả của nghiện điện thoại thông minh có rất nhiều như: Sử dụng điện thoại trong giờ học, không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra, tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại… Sử dụng điện thoại với mục đích xấu; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật,...

Giải pháp khắc phục của việc này là: nâng cao tinh thần tự giác trong học tập; sống có văn hóa, có đạo đức và hiểu thêm về pháp luật. Là một học sinh em sẽ luôn rèn luyện tính tự lập và không ỷ vào điện thoại quá nhiều. Vì đó cũng chính là viên thuốc khiến em thoát khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh. Em mong gia đình và xã hội sẽ siết chặt hơn về vấn đề này. Mọi người ơi! Vì một trái đất do con người làm chủ thì hãy hạn chế sử dụng điện thoại nhé!

đây là bài văn viết về j nhỉ ?

nhanh mình tick cho

2
28 tháng 3 2024

Bài văn viết về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

28 tháng 3 2024

Bài văn viết về ý kiến của em về vấn đề lạm dụng điện thoại quá mức của học sinh hiện nay

28 tháng 3 2024

mẹ ru cái lẽ ở đời: thể hiện tình cảm mẹ là người đã dạy cho con cách sống thế nào cho đúng

sữa nuôi phần xác hát nuôi tâm hồn: thể hiện mẹ là người đã nuôi cho thân thể con lớn , trưởng thành

28 tháng 3 2024

bộ sách gì vậy

 

28 tháng 3 2024

đề mà 

 

28 tháng 3 2024

Bài thơ Cây Dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập: Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.

tick cho mik nha

28 tháng 3 2024

bài này từ lớp 3 và rất là hay

28 tháng 3 2024

Tham khảo:      

Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do.

28 tháng 3 2024

Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do.

28 tháng 3 2024

Tình cảm của tác giả Đỗ Quang Huỳnh đối với thiên nhiên vô cùng yêu mến ,quý mến thiên nhiên . Câu "Tháng riêng đến tự bao giờ?"không phải là một câu hỏi.Mà đó là câu khẳng định mùa xuân đã đến trên quê hương.Ông như đang hòa mik vào với mùa xuân của quê hương đất nước vậy .Tác giả giống như những đứa trẻ đang mong ngóng mùa xuân đến vậy.Tác giả Đỗ Quang Huỳnh đã rất yêu thiên nhiên khi viết câu thơ cuối"Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào"tác giả như đang hòa mik và vui đùa cùng những cảnh vật vào mùa xuân vậy

29 tháng 3 2024

Tấm nhé. Nếu đóng vai là tấm thì có thể kể được tất cả sự việc có trong câu chuyện vì Tấm là người trực tiếp tham gia và biết tới sự việc còn Bụt chỉ là người xuất hiện trong một sự việc và cũng chẳng thể bày tỏ cảm xúc chi tiết bằng Tấm nhe.

28 tháng 3 2024

Từ lâu, vật nuôi đã trở thành người bạn thân thiết của con người. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, một số người vẫn cho rằng không nên nuôi chúng. Vậy nên hay không nền có vật nuôi?

Đầu tiên, cần hiểu được vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc để bầu bạn, trông coi nhà cửa. Việc nuôi vật nuôi vừa có lợi ích, vừa có tác hại.

Trước tiên, vật nuôi giúp con người biết sống trách nhiệm. Các loài vật cần nhận được sự chăm sóc, yêu thương. Chúng cần được ăn uống, tắm rửa và vui chơi nữa. Khi chúng ta nuôi một con vật, nghĩa là chúng ta cần có trách nhiệm với nó. Từ đó, bạn sẽ trở nên có trách nhiệm hơn.

Tiếp đến, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Chúng trở thành người bạn gắn bó với con người. Có một số nghiên cứu cho rằng, khi chúng ta vuốt vẻ, ôm ấp vật nuôi sẽ đem lại cảm thấy dễ chịu, thư thái. Cảm xúc tiêu cực cũng dần tan biến, dần bình tâm hơn. Sự gắn kết với các loài vật nuôi, cũng sẽ giúp con người biết trân trọng, yêu thương thiên nhiên hơn.

Kế tiếp, thú cưng còn giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Chúng ta chăm sóc tốt cho thú cưng thì cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Để có thể chăm sóc vật nuôi, con người cũng cần phải có điều kiện kinh tế. Bởi vậy, chúng ta sẽ biết học cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, mỗi người cũng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Người nuôi cần phải có đủ điều kiện, thời gian cũng như sự kiên nhẫn và sự quan tâm với vật nuôi. Các hành vi như đánh đập, bỏ đói hay giết hại các loài vật nuôi là vô cùng tàn bạo, dã man.

Mỗi người đều có quan điểm riêng vấn đề trên. Nhưng lợi ích mà vật nuôi đem lại là không thể phủ nhận. Vì vậy, nếu có thể, chúng ta cũng nên cân nhắc để sở hữu một thú cưng cho mình.

28 tháng 3 2024

Các bạn nhỏ vẫn hay thích nuôi một chú cún hay một chú mèo. Bởi đó là những loài vật dễ thương, có thể bầu bạn với con người. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng con của họ còn quá nhỏ tuổi để có thể nuôi một con vật cũng như cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà. Một số khác lại cho rằng, nên có vật nuôi trong nhà. Vậy có vật nuôi trong nhà, nên hay không?

Vật nuôi là những loài gia súc, gia cầm được con người thuần hóa và nuôi trong gia đình. Chúng có thể để phục vụ vấn đề kinh tế hay làm thú cưng, làm cảnh. Chúng hoàn toàn khác với động vật hoang dã. Những ý kiến về việc nên hay không nên nuôi động vật hoang dã đều có những lý lẽ xác đáng. Nhưng với vật nuôi trong nhà, chúng ta còn cần bàn luận thêm.

Nhiều người cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà vì vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm. Nuôi một con vật cũng cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…Tôi cho rằng những lý lẽ trên đây đã kể ra những khó khăn, thách thức khi có vật nuôi trong nhà. Nhưng đó cũng chính là cơ hội để chúng ta có cuộc sống tích cực hơn. Chúng ta sẽ có ý thức trách nhiệm hơn nhờ việc chăm sóc vật nuôi hàng ngày. Ta phải lo cho vật nuôi bữa ăn, giấc ngủ, những khi chúng đau ốm, phải huấn luyện chúng và phải chấp nhận rằng chúng sẽ mãi là những đứa trẻ không trưởng thành. Ta sẽ phải học cách để hiểu được ngôn ngữ và tập tính của loài vật. Chính điều đó cho ta phát triển bản thân. Đó có thể là việc cố gắng tìm hiểu người khác, vật khác, là việc biết chăm sóc và yêu thương. Đó có thể là đức tính bao dung, sự kiên nhẫn và chu đáo. Cũng có thể là việc phải biết cách giữ gìn vệ sinh hay cần cố gắng cải thiện tài chính để vật nuôi được sống tốt hơn. Tóm lại, ta sẽ có cơ hội và động lực phát triển bản thân.

Vật nuôi trong nhà còn giúp chúng ta có cảm xúc tốt đẹp và tích cực. Chắc hẳn ai cũng đã biết về sự trung thành của loài chó đối với con người. Những loài chó, mèo luôn có một bộ lông mềm mại và dễ chịu. Những vật nuôi khác như chim lại cất cao tiếng hót cho ta nghe, v.v… Vật nuôi thú cưng đều làm cho cảm xúc của chúng ta tích cực hơn. Chúng có thể lắng nghe ta vô điều kiện mà không phán xét. Chúng cũng có thể cho ta những cái ôm đầy tình cảm, tập cho ta sự kiên nhẫn, kiểm soát cảm xúc.

Vật nuôi giúp chúng ta phát triển bản thân và có cảm xúc tích cực, từ đó ta cũng dễ dàng thấu hiểu và yêu thương động vật. Sự gắn bó xuất hiện trong quá trình ta chăm sóc chúng sẽ khiến chúng trở thành bạn của ta - một người bạn đặc biệt bởi chúng không phải là... con người. Tình yêu thương của ta bắt đầu rộng mở, với muôn loài. Tình thương sẽ giúp ta hòa mình với cuộc sống, với thiên nhiên, vũ trụ. Tình thương cũng sẽ khiến ta đau buồn nếu "người bạn đặc biệt" chẳng may phải rời xa ta. Nhưng đó không nên là lí do để không có một "người bạn" - vật nuôi. Thay vì tập trung vào những khía cạnh tiêu cực, ta có thể trân trọng những khoảnh khắc và những người, những vật, những điều hiện diện trong cuộc sống của ta. Như vậy, vật nuôi giúp ta có tình yêu thương muôn loài và biết trân trọng thực tại.

Cuối cùng, vật nuôi sẽ buộc ta phải ra ngoài, gần gũi với thiên nhiên và vận động nhiều hơn. Những loài chó, mèo là những loài có tập tính săn bắt, chúng sẽ không thể ở yên một chỗ. Những loài chim cần ánh sáng, cần bụi cây. Những động vật khác thường vẫn cần môi trường thiên nhiên để sinh sống. Ta sẽ có cơ hội để ra ngoài, vận động và nâng cao sức khỏe.

Như vậy, ta thấy rằng con nguời sẽ phải dành thời gian, công sức để có vật nuôi trong nhà. Đó là khó khăn hay cơ hội của những trải nghiệm thú vị hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ, sự nhìn nhận của chúng ta. Với tôi, việc có vật nuôi trong nhà chính là cơ hội để có những người bạn - những người bạn không phải con người và để phát triển bản thân.

Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà là một chủ đề hay đáng để bàn luận và câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Mong cho những ai có vật nuôi trong nhà sẽ vượt qua thách thức phút ban đầu để biết yêu thương, sống với thực tại và phát triển bản thân.

28 tháng 3 2024

Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.
Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.