K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau: CHỊ EM HỌ Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở...
Đọc tiếp

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau:

CHỊ EM HỌ

Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.

Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ.Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".

Thuỳ cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?".Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!".Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu.Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!".Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.

Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà.Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thuỳ thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!".Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!".Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình.Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.

Mng ơi giúp mình viết dàn ý th ạ

1
7 tháng 10 2024

ko bt nx

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
10 tháng 1 2023

thương xót, xót thương, thương yêu, yêu thương, thương nhớ, nhớ thương, thương thuyết, thương thảo...

10 tháng 1 2023

Thương nhân, thương cảm, thương tình, thương nghĩa,thương yêu, thương nhớ,thương nghiệp, thương lái, thương xót,...

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bài đọc: (Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.) XUÝ VÂN: […] Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bài đọc:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

 Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

 (Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt  Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975) 

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm  đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha;  huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu  luyến, nhớ thương hay ai oán.

Câu 1. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể  nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 3. Những câu hát sau cho thấy ước mơ gì của Xuý Vân?

     "Chờ cho bông lúa chín vàng,

     Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Câu 4. Thực tế cuộc sống của Xuý Vân trong gia đình chồng như thế nào? Những câu hát nào  diễn tả điều đó?

Câu 5. Qua đoạn trích, em thử lí giải nguyên nhân vì sao Xuý Vân lại "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương"? 

Câu 6. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn  (khoảng 3 – 5 câu).

Câu 7. Nếu nhân vật Xuý Vân sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát  cho bi kịch của bản thân như thế nào?

 

1
18 tháng 12 2023

câu1: 

-Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

câu2:

-Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

-

Đặc điểm của sân khấu chèo thể hiện qua đoạn xưng danh của Xúy Vân:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

- Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.

 

 

 

22 tháng 4 2019

Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trông một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.

"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu cua Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niệm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ:

"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Đọc nhan đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu như vậy. "Cậy em, em có chịu lời", đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ "cậy" để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự "chịu" để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.

Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. "Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em". Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh tương tư". Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, xót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó "tơ thừa" để "mặc" Thúy Vân quyết định.

Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."

Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ "khi" được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.

"Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."

Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nỗi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.

Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.

Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.

Bài làm

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"

Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là "tơ thừa". Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"

Từ "khi" được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ "ngày hẹn ước, đêm chén thề". Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

"Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"

"Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ: "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi".

Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:

"Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn"

Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng:

"Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"

Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:

"Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"

Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!

Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:

"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non"

Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem "tình máu mủ" ra để cầu xin Vân. "Máu chảy ruột mềm" còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt. Em hãy giúp chị thay "lời nước non" cùng chàng. Kiều cũng đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không quen biết, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là người thiệt thòi nhất...

Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. "Trao duyên" cho em, nghe thật kì lạ nhưng trong hoàn cảnh của Kim, Vân, Kiều thì đây là một việc không khó hiểu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ... Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thật đau xót thay! Chữ "Tình" đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ Hiếu. Mất đi tình yêu đối với nàng là mất đi tất cả. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:

"Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn đối với nàng. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình. Nhờ cậy thì vịn đến tình máu mủ ruột thịt. Cảm tạ thì đề cao ơn nghĩa của Thúy Vân và nói đến sự bạc mệnh của mình. Kiều quả thật là người "sắc sảo mặn mà".

Kiều đã hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời nàng đang độ xuân xanh vì gia đình. Thuý Vân dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên chắc chắn rằng nàng không thể khước từ và chỉ ngậm ngùi đồng ý nhận duyên từ chị. Có lẽ vì thế nên ngay từ đầu chúng ta không nghe một lời đối thoại nào của Vân mà chỉ nghe những lời thuyết phục, van nài và bộc bạch nơi Kiều. Vân đã chấp thuận.

Khi trao duyên cho em xong, Kiều đã nghĩ đến cái chết: "thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối". Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai.

Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!"

kiếp số của họ:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Qua đoạn trích "Trao duyên", ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:

"Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)

Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: "Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy", quả thật không ngoa chút nào!

# Chúc bạn học tốt #

I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Người lên ngựa, kẻ chia bào,                                Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san                Dặm hồng bụi cuốn chính an            Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh               Người về chiếc bóng năm canh                  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi  ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                               Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
               Dặm hồng bụi cuốn chính an
           Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
              Người về chiếc bóng năm canh
                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
         Vầng trăng ai xẻ làm đôi
   Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,

Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)

Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

                   (2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

25
13 tháng 5 2021

thể thơ lục bác hay sao ý

13 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát.

Câu 2: Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.

Câu 3: 

- Điệp từ: người, kẻ.

- Tác dụng của phép điệp:

+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Câu 4:

Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh.

- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.

25 tháng 3 2022

thời gian là mai 8h sáng

25 tháng 3 2022

xin lỗi nhé chúng tôi không thể nhìn thấy bạn trả lời

16 tháng 1 2022

Khi phach hao hung , tu hao cua bai tho va su ton nghiem co trong bai va nhung cau noi ve dat nuoc

16 tháng 1 2022

Biểu hiện:Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc

HT