K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:      (Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu.).      Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

     (Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu.).

     Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:

     - Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không?

     Con vật gật đầu, ngoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

     Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.

     Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:

     - Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?

     Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:

     - Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!

     Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:

     - Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi?

     Con chó nói:

     - Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!

     Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.

     Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ.

     Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…

     Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!

     Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.

(Trích Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh - Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 - 332)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 3. Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Lớp VIII Nội giám - Tâu Hoàng thượng, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản xin vào bệ kiến. LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc) Cho vào. (Nội giám ra.) TRỊNH DUY SẢN (quỳ xuống) - Vạn tuế. LÊ TƯƠNG DỰC - Cho bình thân. Ngươi tìm trẫm chắc vì có việc quân quốc. TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng, quả có thế. LÊ TƯƠNG DỰC -...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Lớp VIII

Nội giám - Tâu Hoàng thượng, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản xin vào bệ kiến.

LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc) Cho vào.

(Nội giám ra.)

TRỊNH DUY SẢN (quỳ xuống) - Vạn tuế.

LÊ TƯƠNG DỰC - Cho bình thân. Ngươi tìm trẫm chắc vì có việc quân quốc.

TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng, quả có thế.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã phó mặc việc nhớn việc nhỏ cho triều đình, ngươi chắc cũng đã biết. Trẫm còn bận việc Cửu Trùng Đài...

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng làm vua một nước, phải để ý đến mọi việc, phó thác làm sao cho triều đình được. Hoàng thượng không nên quá tin ở các quan. Họ nói rằng thiên hạ thái bình, thực ra phải nói: thiên hạ sắp loạn.

LÊ TƯƠNG DỰC - Vì cớ sao?

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên bãi ngay việc xây Cửu Trùng Đài.

KIM PHƯỢNG - Bãi Cửu Trùng Đài!

TRỊNH DUY SẢN - Dâm dật là mầm bại vong, xa xỉ là nguồn loạn lạc. Hoàng thượng là bậc thanh minh, xin nghĩ lại.

LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi hãy lui ra, trẫm không muốn nghe chuyện chướng tai nữa, lui ra.

TRỊNH DUY SẢN (nói to) - Hạ thần chỉ lo cho cơ nghiệp nhà Lê, cho Hoàng thượng, nên mới nói thật. Loạn đến nơi rồi!

LÊ TƯƠNG DỰC - Lại mấy đám giặc cỏ chứ gì?

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng không biết rõ. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã sai tướng đi đánh dẹp.

TRỊNH DUY SẢN - Còn một đám giặc nữa, dân chúng theo có hàng vạn người, thanh thế lừng lẫy...

LÊ TƯƠNG DỰC - Lũ Trần Cao chứ gì?

TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng chính vậy. Trần Cao thấy sấm nổi ở phương đông có thiên tử khí, cùng đồ đảng đánh lấy đất Thụy Dương, Đông Triều, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, nghiễm nhiên lập một triều đình riêng trong đất Việt... Hiện đã kéo quân đến Đế đô, chực hãm kinh thành.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm phải đợi đến ngươi tâu bầy, thì dễ lũ sương cuồng Trần Cao đã làm cỏ kinh thành. Ngươi cứ yên tâm. Trẫm đã sai An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Du sang đóng quân ở Bồ Đề chống giữ, giặc đã chạy về Châu Sơn. Kinh thành này vững như bàn thạch.

TRỊNH DUY SẢN - Đã đủ đâu, còn các nơi?

LÊ TƯƠNG DỰC - Dẹp xong cả.

TRỊNH DUY SẢN - Cũng không hết. Dẹp bọn này, bọn khác lại nổi như đầu Phạm Nhan, bệnh nặng phải trừ từ rễ. Giặc giã nổi lên vì dân gian oán triều đình. Chính sự đổ nát...

KIM PHƯỢNG - Nguyên Quận công ăn nói lạ lùng!

LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi không nể mặt trẫm sao? Người trung thần không ai nói thế. Trẫm rộng lượng, vua khác thì ngươi đã không toàn tính mệnh.

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên xét cho lòng thành thực của hạ thần. Chính sự đổ nát lắm rồi. Muốn cho nước yên thì phải thể lòng dân, mà dân bây giờ ai cũng oán Vũ Như Tô, mấy lũ... cung nữ.

KIM PHƯỢNG (quỳ xuống) - Trời ơi! Thần thiếp có tội gì? (Nắm vạt áo long bào khóc).

LÊ TƯƠNG DỰC - Ái khanh đứng dậy. Ái khanh không có tội gì. (Nhìn Trịnh Duy Sản một cách giận dữ). Ngươi lui ra, ngươi lui ra. Cung nữ là phận liễu bồ không hề bước chân ra khỏi Tử cấm thành, hỏi họ có tội gì? Có ai dọa làm tội thê thiếp ngươi không, Trịnh Duy Sản?

TRỊNH DUY SẢN - Chính họ đưa Hoàng thượng vào con đường tửu sắc, con đường xa xỉ. Chính vì muốn đẹp lòng họ mà Hoàng thượng cho xây Cửu Trùng Đài.

LÊ TƯƠNG DỰC - Đó là ý trẫm. Ngươi không được nói nữa.

TRỊNH DUY SẢN - Còn như Vũ Như Tô nữa. Nó đã bày vẽ ra Cửu Trùng Đài, hao tiền tốn của vì nó, sưu cao thuế nặng vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã như ong là vì nó. Kiệt Trụ mất nước chỉ vì cái bệnh xây cung điện. Xin Hoàng thượng mau mau tỉnh ngộ, tu tỉnh thân mình, xa gái đẹp, đuổi Vũ Như Tô, học thói thanh liêm, thương dân như con kẻo họa đến thân.

LÊ TƯƠNG DỰC - Duy Sản, ngươi bước ngay. Kẻo cái công hãn mã của ngươi trẫm không kể nữa. Trẫm phải nghe ngươi dạy khôn à?

TRỊNH DUY SẢN - Xin Hoàng thượng nghe lời hạ thần đuổi cung nữ, chém Vũ Như Tô... (nắm lấy áo vua).

LÊ TƯƠNG DỰC - Lão ương gàn, quân hủ nho... (rút kiếm) Bước!

TRỊNH DUY SẢN - Hạ thần xin chết về tay Hoàng thượng còn hơn là trông thấy ngày nhà Lê mất nghiệp (quỳ xuống vươn cổ).

(Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)

Tóm tắt: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử gồm 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Vở kịch xoay quanh cuộc đời nhân vật chính - Vũ Như Tô - một kiến trúc sư tài năng. Lê Tương Dực là một hôn quân, suốt ngày say mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc nước. Hắn muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi cùng đám cung nữ. Vũ Như Tô vì quan niệm nghệ thuật thuần khiết, thanh cao đã đưa gia đình đi chốn nhưng vẫn không thể thoát khỏi tay sai của Lê Tương Dực. Khi bị giải vào cung, ông được cung nữ Đam Thiềm thuyết phục và đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí vào việc xây dựng cho đất nước một công trình kì vĩ, “tranh tinh xảo với hóa công”, để nước ta không hề thua kém với các nước láng giềng. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tai họa cho người dân: Thuế khóa nặng nề, thợ giỏi bị bắt vào cung xây đài, tróc nã, hành hạ những người chống đối, biết bao người chết vì xây Cửu Trùng Đài khiến lòng dân oán hận. Quận công Trịnh Duy Sản đã nhiều lần can ngăn, khuyên giải nhưng Lê Tương Dực vẫn chấp mê bất ngộ. Nhân lúc tình hình rối ren, ông đã cầm đầu phe đối lập trong triều, dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá hủy Cửu Trùng Đài.

Câu 1. Đoạn trích trên tái hiện lại sự việc nào?

Câu 2. Dẫn ra một lời độc thoại của nhân vật trong đoạn trích trên.

Câu 3. Nhận xét về những chỉ dẫn sân khấu của vua Lê Tương Dực.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.

Câu 5. Từ đoạn trích, em có nhận xét gì về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Bi kịch về cái đẹp bị bức tử Đoàn Minh Tâm      (1) Trong các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là tác giả có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử. Các tác phẩm của ông về đề tài này tái hiện những cột mốc lịch sử quan trọng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiểu thuyết "Đêm hội Long Trì"...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Bi kịch về cái đẹp bị bức tử

Đoàn Minh Tâm

     (1) Trong các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là tác giả có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử. Các tác phẩm của ông về đề tài này tái hiện những cột mốc lịch sử quan trọng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiểu thuyết "Đêm hội Long Trì" viết về những ngày đất nước chìm trong đêm tối đau thương bởi sự hèn yếu và nhiễu nhương bởi tay một người đàn bà có nhan sắc khuynh thành làm chúa Trịnh mê đắm đến mụ mị và đứa em trời đánh của mình: Tuyên phi Đặng Thị Huệ cùng “cậu trời” Đặng Mậu Lân. Tác phẩm "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đưa các bạn đọc (nhất là các em thiếu nhi) ngược dòng thời gian về với triều đại nhà Trần, với người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản hiên ngang, tay bóp nát quả cam, tay phất cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” xin đức thượng hoàng cho cầm quân đánh giặc. Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô lại là khúc tráng ca ngợi ca người Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vào mùa đông năm 1946. Còn với vở bi kịch "Vũ Như Tô", nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lại khai thác bối cảnh Thăng Long trong những năm quằn quại dưới sự bạo tàn của Lê Tương Dực thông qua hình ảnh Cửu Trùng Đài “huy hoàng giữa cõi trần lao lực” và người nghệ sĩ “tranh tinh xảo với hóa công”: Vũ Như Tô. Thông qua vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ, bi kịch cái đẹp bị lợi dụng. Bi kịch ấy được tập trung cao nhất trong hồi V - hồi kết của vở kịch: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài".

     (2) Xuyên xuốt vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài như một hiện thân của cái đẹp. Người nghệ sĩ mong muốn tạo tác nên một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu nhằm “tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho giống nòi một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Đó là cái đẹp thuần khiết của nghệ thuật, nhằm phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước, có giá trị tôn vinh người Việt. Nhưng đáng tiếc, cái đẹp mà Vũ Như Tô mong muốn ấy đã bị lợi dụng và hoen ố bởi những dục vọng thấp hèn và toan tính chính trị của người đời. Trong các hồi trước, chúng ta thấy cái đẹp đã lần lượt phải chịu những oan khuất như bị tha hóa (Lê Tương Dực chỉ coi Cửu Trùng Đài là chốn an chơi hưởng lạc chứ không phải là công trình nghệ thuật để lại cho muôn đời sau như mong muốn của Vũ Như Tô), hiểu lầm (Nhân dân coi Cửu Trùng Đài là cội nguồn gây nên đau khổ của họ chứ không phải là chính sách hà khắc của triều đình phong kiến đương thời) và lợi dụng (Trịnh Duy Sản dùng Cửu Trùng Đài như công cụ thỗi bùng lên những uất ức trong lòng dân chúng, tạo nên một thời thế hỗn loạn để thuận tiện cho âm mưu giết vua đoạt quyền của mình). Đến hồi kết Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, khi tất cả những bức xúc, những mâu thuẫn không thể điều hòa được ấy được dồn nén và bung ra một cách mạnh mẽ nhất, tất yếu cái đẹp phải gánh chịu số phận nghiệt ngã đó là sự bức tử. Chỉ trong hồi cuối này, chúng ta thấy thông qua hàng loạt những thủ pháp kịch độc đáo, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dụng công lột tả năm lần cái đẹp bị bức tử một cách đầy cay đắng.

     (3) Thứ nhất, bức tử về quan niệm. Cửu Trùng Đài trong con mắt quân khởi loạn không phải là công trình thế kỷ, trường tồn cùng hóa công và Vũ Như Tô không phải là “nguyên khí của quốc gia” để phải trân trọng, kính phục. Với bọn chúng và tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động, Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô chỉ là những thứ, những kẻ làm “hao hụt công khố, để dân gian lầm than”, khiến cho “mấy nghìn người chết... mẹ mất con, vợ mất chồng”. Sự bức tử về quan niệm này là kết quả của sự tích tụ, dồn nén những oan khuất mà cái đẹp phải chịu trong các hồi trước như chúng tôi đã đề cập ở trên. Và khi tất cả những quá trình ấy được đẩy lên đến ranh giới cuối cùng thì việc cái đẹp bị bức tử cũng là điều tất yếu. Cái chết của cái đẹp đã giúp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nêu bật lên tầm quan trọng của việc điều hòa giữa việc phục vụ đời sống dân sinh và khát vọng vươn lên chiếm giữ đỉnh cao bằng mọi giá của nghệ thuật. Nếu thiên về dân sinh, nghệ thuật sẽ không còn là chính mình. Nhưng nếu chỉ biết đến bản thân mình, nghệ thuật rất có thể lại là hóa thân của cái ác.

     (4) Thứ hai, bức tử về sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Tấm lòng biệt nhãn liên tài mà Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô đã bị các cung nữ, Kim Phượng và quân khởi loạn vu khống gán ghép cho tội “tư thông” - một tội danh xúc phạm nặng nề đến nhân cách con người. Hành động cầu xin tha mạng cho Vũ Như Tô vì “Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm" của Đan Thiềm bị coi là lời xin của con “dâm phụ” cho kẻ “gian phu”. Thật đau đớn và chua xót cho một tấm lòng “vì thiên hạ” mà chịu nỗi oan tày đình như thế. Nếu Đan Thiềm - trong giây phút tính mạng bản thân gặp nguy hiểm - mà “trở mặt” hùa về phe cung nữ và Kim Phượng thì chắc nàng đã không bị vu khống cho tội danh ghê gớm như vậy. Rõ ràng ở đây mọi sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu với cái đẹp đã bị loại trừ một cách tàn bạo, không chút thương tiếc.

     (5) Thứ ba, bức tử về sự thanh minh. Cho đến tận phút giây nguy nan nhất, Vũ Như Tô vẫn muốn đến gặp An Hòa Hầu để “phân trần, để giảng giải” về tầm quan trọng của Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô tin tưởng rằng Nguyễn Hoằng Dụ thấu hiểu và cho mình hoàn thành nốt “Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở”. Nhưng đáp lại những lời đề nghị tha thiết, đầy chân thành ấy là những tràng cười ầm lên, là những lời xỉ vả và những cái tát vào miệng Vũ Như Tô của quân khởi loạn. Ở đây, cái đẹp đã bị tước đi quyền thanh minh cho bản thân mình.

     (6) Thứ tư, bức tử về vật chất. Cửu Trùng Đài, hiện thân của cái đẹp sau cùng đã thành đống tro tàn trước mệnh lệnh phóng hỏa của An Hòa Hầu. Công trình hứa hẹn là kì công của con người đã thành tro bụi trước sự bạo tàn trong vui vẻ đáng ngạc nhiên của con người. Sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài là sự biến mất vĩnh viễn sự hiện hữu của cái đẹp. Cửu Trùng Đài giờ chỉ được lưu giữ trong ký ức, trong nỗi hoài niệm của những con người nhận ra được giá trị đích thực của cái đẹp.

     (7) Thứ năm, bức tử về con người nghệ sĩ. Bị hiểu lầm về mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài, người tri âm tri kỷ cũng mất, không có cơ hội thanh minh, và quan trọng nhất là công trình thể hiện ước mơ, hoài bão của cả đời người bị thiêu rụi... sau tất cả những sự chà đạp, những tổn thương ấy, việc người nghệ sĩ Vũ Như Tô bị hay mong muốn đưa ra pháp trường cũng là điều dễ hiểu. Cái chết của Vũ Như Tô là nỗi đau cuối cùng và lớn nhất về cái đẹp bị bức tử một cách toàn diện.

     (8) "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.". Lời đề tựa của vở kịch giúp chúng ta thấy ấm lòng. Hóa ra, cái đẹp dẫu phải chịu sự bức tử ghê gớm đến nhường nào thì vẫn mãi trường tồn. Người đương thời không hiểu thì hậu thế sẽ hiểu. Lê Tương Dực, An Hòa Hầu và người dân Thăng Long không hiểu Vũ Như Tô thì Nguyễn Huy Tưởng và thế hệ ngày nay hiểu ông, trân trọng tài năng và tâm huyết của ông đối với sự nghiệp điểm tô non sông nước nhà. Dẫu thế nào đi chăng nữa, cái đẹp cuối cùng sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả “cứu rỗi thế giới” như lời văn hào Dostoevsky. Đây có lẽ mới là thông điệp chính của vở bi kịch "Vũ Như Tô".

(Đăng trên tạp chí Tao Đàn, ngày 26/04/2020)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Mục đích của người viết qua văn bản này là gì?

Câu 3. Nhận xét về hệ thống luận điểm của văn bản.

Câu 4. Dẫn ra một chi tiết thể hiện cách trình bày khách quan và một chi tiết thể hiện cách trình bày chủ quan trong đoạn văn (4). Nêu tác dụng của hai cách trình bày đó trong văn bản.

Câu 5. Theo em, Vũ Như Tô đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:      Như mọi công dân chân chính khác, trong cái "Vất vả và gian lao" đằng đẵng của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Cái "tôi" của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường, đã hòa vào...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

     Như mọi công dân chân chính khác, trong cái "Vất vả và gian lao" đằng đẵng của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Cái "tôi" của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường, đã hòa vào cái "ta" của "dòng sông xanh" trên quê hương, đất nước mình. Từ vị thế của cái "ta", "chúng ta", tức là vị thế của người trong cuộc, nhà thơ đã chân thành tâm sự với bạn bè, đồng chí của mình về một lẽ sống thật giản dị.

     Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, đó là một năm trong thập kỉ (1976 - 1986) khi đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt gay gắt. Làm sao Thanh Hải lại không buồn về những điều đó? Nếu Nguyễn Duy "giật mình" trước "đột ngột vầng trăng tròn" thì Thanh Hải chắc cũng giật mình khi chợt nghe một tiếng chim hót, khi chợt thấy một bông hoa? Mùa xuân, vầng trăng, tiếng chim hót, bông hoa nở... thì đã, đang và sẽ mãi mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu... Thế còn cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người? Trong quan hệ giữa cái "tôi" với cái "ta"? Liệu có vĩnh cửu không? Thanh Hải không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà thay vào đó bằng một lời nhắn nhủ. Ông đã nhắn nhủ điều gì? "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến.". Làm con chim thì phải có tiếng hót riêng. Làm bông hoa thì phải có hương sắc riêng. Nhưng những cái riêng ấy chỉ được xác lập giá trị trong quan hệ với cái chung, tức là với những cá thể cùng loài xung quanh. Không thể và cũng không nên so sánh giữa tiếng hót của con chim với hương sắc của bông hoa, cái nào có ích hơn, cái nào quan trọng hơn? ... Mỗi người cũng vậy, có một giá trị riêng không thể so sánh. Vì thế trong bản "hòa ca" đoàn kết, nên có người ở vị trí khiêm tốn như một "nốt trầm". Nhưng "nốt trầm" ấy vẫn phải có bản sắc riêng của mình như tiếng hót riêng của mỗi con chim và hương sắc riêng của mỗi bông hoa bởi đó là bản "hòa ca" có "nhạc luật" chứ đâu phải là "hòa tan": một cách vô vị, nhạt nhẽo?

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, lời giãi bày chân thành, giản dị, Hoàng Dân, in trong Văn học và Tuổi trẻ, số 1 (323), năm 2015)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh nào của khổ thơ để phân tích?

Câu 3. Việc người viết dẫn ra hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Duy được thể hiện trong bài Ánh trăng có ý nghĩa gì?

Câu 4. Phân tích hiệu quả của việc kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong câu văn sau: Mùa xuân, vầng trăng, tiếng chim hót, bông hoa nở... thì đã, đang và sẽ mãi mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu...

Câu 5. Đọc kĩ đoạn văn được in đậm và cho biết người dẫn đã đưa ra kiến giải cá nhân nào về việc tiếp nhận khổ thơ thứ tư trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Em có đồng tình với quan điểm của nhà thơ không? Vì sao?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Giới trẻ với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội Văn Phong        (1) Hiện nay, mạng xã hội (MXH) trở thành công cụ truyền thông, môi trường giải trí được nhiều người ưa thích, sử dụng hàng ngày, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực với những tiện ích vượt trội mà MXH mang lại thì việc sử dụng MXH trong giới trẻ cũng nảy sinh không...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Giới trẻ với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Văn Phong

       (1) Hiện nay, mạng xã hội (MXH) trở thành công cụ truyền thông, môi trường giải trí được nhiều người ưa thích, sử dụng hàng ngày, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực với những tiện ích vượt trội mà MXH mang lại thì việc sử dụng MXH trong giới trẻ cũng nảy sinh không ít vấn đề mà dư luận lo ngại.

       (2) Theo điều tra sơ bộ của UNICEF, cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người dưới 18 tuổi và 71% người từ 15-24 tuổi đang trực tuyến, cho thấy nhóm tuổi này được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận số hóa chưa từng có, ngay cả ở các khu vực vùng sâu, vùng xa… Thêm nữa, thống kê của Google cho thấy, hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã khiến thị trường trực tuyến thực sự trở thành một “khoảng không gian riêng” cho các bạn trẻ thỏa sức khai thác nhu cầu thông tin của mình.

       (3) MXH là công cụ có nhiều tiện ích để kết nối mọi người, hình thành nên các nhóm và cộng đồng mạng rất phong phú, mang tính xuyên quốc gia. Những người tham gia MXH rất đa dạng, khác nhau về tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tính cách, sở thích… Mỗi cá nhân lại có thể kết bạn, tham gia nhiều nhóm, cộng đồng mạng khác nhau, nên mặc dù có sự lựa chọn, song nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm hay giữa nhóm này với nhóm khác vẫn rất cao, có thể khiến bạn bị lôi kéo vào những chuyện vô bổ, phiền toái… không đáng có. Một thực tế đáng buồn khác hiện nay là, môi trường MXH đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa; cách sử dụng MXH của một số người dùng chưa thật sự văn minh, hoặc số ít còn lợi dụng các diễn đàn để công khai đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Rất nhiều bạn trẻ còn quan niệm MXH là thế giới ảo, có thể ẩn danh nên rất dễ dãi trong ứng xử, xem MXH là công cụ để săm soi đời tư của người khác, thể hiện cái tôi cá nhân, hoặc tự cho mình cái quyền “tự do ngôn luận” núp bóng trong hành vi phỉ báng, cư xử thiếu văn hóa… làm tổn thương người khác, lây lan cách ứng xử tiêu cực cho cộng đồng.

       (4) Nên nhớ rằng, những gì chia sẻ trên MXH là sự phản ánh con người, tính cách, lối sống của bạn. Vì vậy, khi tham gia MXH, mỗi người trẻ nên là một người dùng thông minh, có văn hóa, rèn cho mình cách ứng xử, tương tác thật chuẩn mực. Giao tiếp, ứng xử, tương tác trên mạng xã hội, mỗi người cần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người trong thời đại 4.0. Có như vậy mỗi bài viết, mỗi clip mới góp phần lan tỏa những quan điểm tư tưởng tiến bộ, những giá trị cao đẹp; tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng; mặt khác, góp phần đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống. Hãy thực hiện đúng những quy tắc: nếu không nói được những điều lạc quan thì nên giữ im lặng, tế nhị, tôn trọng người khác… Có như thế thì người dùng sẽ không sa vào những vấn đề tiêu cực, hệ lụy xấu từ MXH.

       (5) Khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh, mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội. Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

(Theo Thừa Thiên Huế Online, 14/11/2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn (2).

Câu 3. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

Câu 4. Ở đoạn (3), để làm sáng tỏ cho lí lẽ: Mạng xã hội bên cạnh những lợi ích vượt trội, vẫn còn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, xung đột, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?

Câu 5. Vấn đề mà tác giả đưa ra trong bài viết còn có ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Vì sao?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Tổ quốc em hình gì? Đoàn Công Lê Huy    1. Nếu có một bài văn ra đề rằng: "Đất nước em hình gì?" em sẽ trả lời như thế nào?    2. Có phải là "Tổ quốc em như một con tàu, mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau" để bày tỏ khát vọng ra khơi của đất nước mấy nghìn năm neo đậu? Để bày tỏ ước mơ giao hòa thế giới bao quanh địa cầu tươi đẹp này? Để gần...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Tổ quốc em hình gì?

Đoàn Công Lê Huy

   1. Nếu có một bài văn ra đề rằng: "Đất nước em hình gì?" em sẽ trả lời như thế nào?

   2. Có phải là "Tổ quốc em như một con tàu, mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau" để bày tỏ khát vọng ra khơi của đất nước mấy nghìn năm neo đậu? Để bày tỏ ước mơ giao hòa thế giới bao quanh địa cầu tươi đẹp này? Để gần hơn nữa với mọi quốc gia, mọi màu da trong thời kì hội nhập?

   3. Có phải hiện hình trong em là "đất nước hình bông lúa" để em xót xa nhiều một dáng mẹ, dáng cha một nắng hai sương nuôi em ăn học? Để em mang theo trong mình hồn xứ sở khi em lớn khôn đi khắp mọi miền? Để em ơn nghĩa với bà con, với đồng bào đã góp sức lực, góp dáng hình vào trong mỗi bước em đi?

   4. Có phải là "đất nước em mang hình tia chớp" để em không quên một thời đạn bom, một thời anh dũng. Để em không quên một xứ sở khó nhọc, quanh năm trông trời, trông đất, trông mây, trong mỗi giấc ngủ của ông cha cũng ám ảnh mưa nguồn chớp bể?

   5. Có phải đất nước em hình người mẹ già ngồi đan nón lưng còng để nhắc em một lịch sử lâu dài cả đất nước đói nghèo trong rơm rạ? Để nhắc em Việt Nam mình còn đang ở top nghèo?

   6. Có phải đất nước em "hình chim câu" để mơ mãi quê hương thanh bình, không có cảnh loạn lạc, không có cảnh đầu rơi máu chảy, mẹ đợi con, vợ chờ chồng trong biệt li, không hẹn ngày về? Có phải đất nước em "hình chim câu" cũng là để cho em mong đợi đất nước em có một ngày vỗ cánh?

   7. Có phải đất nước em hình tro mái tranh nghèo che nắng, che mưa, che cả dải đất nép mình bên bờ biển Đông? Để em cảm động hơn về tình người "nhiễu điều phủ lấy giá gương"? Để em tự hào hơn về thành tựu xóa đói, giảm nghèo suốt mấy năm qua? Để em thấy tin tưởng hơn khi tỉnh này chủ trương xóa mái tranh nghèo vào năm 2005, khi tỉnh nọ quyết tâm hoàn thành dứt điểm việc xóa phòng học ba ca, tranh tre nứa lá vào năm 2004?

   8. Và cứ thế, trong mỗi trái tim VIỆT có một dáng hình nước VIỆT. Nên chăng mỗi lớp học phải treo một bản đồ VIỆT NAM ở nơi cao nhất, trang trọng nhất để luôn khắc sâu trong tim mình hình chữ S này? Để nhắc nhở em chăm học, để nhắc nhở em danh dự và trách nhiệm của một công dân nước VIỆT? Bởi không phải Tổ quốc em hình gì mà điều quan trọng hơn em còn phải biết "hóa thân vào dáng hình xứ sở":

         Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
         Làm nên ĐẤT NƯỚC muôn đời

                                (Nguyễn Khoa Điềm)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra luận đề của văn bản.

Câu 3. Cách mở và kết của văn bản có gì đặc biệt?

Câu 4. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

Câu 5. Phân tích tác dụng của phép lặp trong văn bản.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: AI KHÔNG DÁM QUYẾT, NGƯỜI ẤY TỰ TRÓI MÌNH      ​(1) Bạn có biết ở Phi châu người ta bắt những chú khỉ như thế nào không? Người thợ săn đặt một hòn đá cỡ bằng quả trứng gà vào một hốc cây. Chú khỉ đã sờ thấy hòn đá nọ và muốn kéo nó ra khỏi hốc. Nhưng miệng hốc cây quá bé. Tất nhiên chú khỉ có thể dễ dàng rút tay ra khỏi hốc, nếu chú bỏ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

AI KHÔNG DÁM QUYẾT, NGƯỜI ẤY TỰ TRÓI MÌNH

     ​(1) Bạn có biết ở Phi châu người ta bắt những chú khỉ như thế nào không? Người thợ săn đặt một hòn đá cỡ bằng quả trứng gà vào một hốc cây. Chú khỉ đã sờ thấy hòn đá nọ và muốn kéo nó ra khỏi hốc. Nhưng miệng hốc cây quá bé. Tất nhiên chú khỉ có thể dễ dàng rút tay ra khỏi hốc, nếu chú bỏ hòn đá ra. Nhưng chú đã không đủ bản lĩnh để làm điều đó. Và cuối cùng người thợ săn đã bắt được chú bằng cách thong thả trùm lên người chú một chiếc bao tải.

     ​​(2) Phải chăng, đôi khi chúng ta bị quá khứ giam hãm, bởi một điều gì đấy hoặc một sự yên ổn chăng? Để rồi chúng ta chịu bó tay trước việc làm cho cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn. Đây là lúc mà chúng ta phải trả lời câu hỏi rất cơ bản:“Bạn mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống của bạn ?”.

     ​​(3) Roosevelt một lần đã nói: “Tốt hơn là mạo hiểm làm một việc lớn, nâng cốc chúc mừng đại thắng cho dù có khi sai lầm hoặc chịu mất mát thương đau. Còn hơn là đứng vào hàng ngũ những con chiên, chất phác, giản đơn, những con người ít biết đến niềm vui lẫn nỗi đau. Bởi vì họ sống trong miền sáng tối, nơi chẳng hề có thành công và thất bại”.

​      ​(4) Người thành đạt sống thoáng, không lùi bước trước khó khăn, biết chấp nhận rủi ro. Vì họ hiểu rằng biết hi sinh cái nhỏ sẽ được cái lớn. Sự nghèo hèn đối với hầu hết người châu Âu không có nghĩa là chịu đói khát mà là phải sống những tháng ngày ngớ ngẩn, vô bổ.

     ​​(5) Thật là khác biệt khi người vào cuộc chơi chỉ nhằm không thua cuộc, với người lao vào cuộc chơi là để giành chiến thắng. Ai cố gắng để không thua cuộc, người đó chỉ tập trung chống rủi ro, tránh hiểm nguy. Người vào cuộc với ý đồ thắng cuộc, anh ta luôn tìm cơ hội để chiến thắng. Bạn nghĩ sao, trong hai con người, ai là người cảm thấy hạnh phúc hơn?

(Bodo Schaefer, Bí quyết để thành đạt, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2002, tr.17)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Vấn đề được bàn luận trong văn bản là gì?

Câu 3. Đoạn văn đầu tiên có vai trò gì trong văn bản?

Câu 4. Đoạn văn (5) được trình bày theo kiểu đoạn văn nào?

Câu 5. Theo em, giữa "người vào cuộc chơi chỉ nhằm không thua" với "người lao vào cuộc chơi là để giành chiến thắng", ai là người cảm thấy hạnh phúc hơn? Vì sao?

0