Nguồn nước sạch không vô tận bởi thực trạng khan hiếm cũng như sử dụng lãng phí nguồn nước hiện nay.(kết hợp dẫn chứng cụ thể, xác thực)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


1. Chỉ 2,5% tổng lượng nước trên Trái Đất là nước ngọt
- Trên Trái Đất có khoảng 1,4 tỷ km³ nước, nhưng chỉ khoảng 2,5% là nước ngọt.
- Trong số đó, hơn 68% là băng tuyết ở hai cực, khoảng 30% là nước ngầm, chỉ khoảng 0,3% là nước mặt (ao, hồ, sông suối) có thể khai thác dễ dàng.
→ Điều này cho thấy nước sạch thực sự có thể sử dụng được chỉ chiếm phần rất nhỏ trên tổng lượng nước của hành tinh.
2. Tình trạng khan hiếm nước tại nhiều nơi trên thế giới
- Theo Liên Hợp Quốc, hiện nay hơn 2 tỷ người không được tiếp cận nguồn nước sạch.
- Các quốc gia như Ethiopia, Ấn Độ, Yemen... thường xuyên đối mặt với hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
→ Dẫn chứng này phản ánh thực tế là nguồn nước sạch không đủ để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng.
3. Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng
- Nhiều con sông lớn như sông Hằng (Ấn Độ), sông Dương Tử (Trung Quốc) đang bị ô nhiễm nặng bởi chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
- Một khi nguồn nước bị ô nhiễm, việc xử lý để sử dụng được tốn kém và đôi khi không còn khả thi.
→ Cho thấy rằng việc lạm dụng và xả thải làm giảm lượng nước sạch có thể sử dụng.
4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lượng nước sạch
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, lũ lụt, thay đổi lượng mưa – tất cả đều ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Các dòng sông băng – nguồn nước quan trọng cho nhiều khu vực – đang tan chảy nhanh chóng.
→ Tác động này khiến việc duy trì nguồn nước sạch trở nên khó khăn hơn theo thời gian.

Vai trò của con người đối với sự sống trên Trái Đất rất quan trọng và có tính hai mặt — vừa tích cực vừa tiêu cực. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan:
✅ 1. Vai trò tích cực:
a. Bảo vệ và duy trì sự sống:
- Con người có khả năng nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài sinh vật, và giữ cân bằng sinh thái.
- Thực hiện các hoạt động như trồng rừng, chống biến đổi khí hậu, làm sạch đại dương…
b. Phát triển khoa học – công nghệ:
- Nhờ khoa học, con người phát minh ra các phương tiện bảo vệ môi trường, chữa bệnh cho động vật, duy trì sự đa dạng sinh học.
- Tạo ra các công nghệ năng lượng sạch, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
c. Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ sự sống:
- Thông qua giáo dục, truyền thông, con người nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm với Trái Đất và các sinh vật khác.
❌ 2. Vai trò tiêu cực (nếu thiếu trách nhiệm):
a. Gây ô nhiễm và tàn phá môi trường:
- Khai thác tài nguyên quá mức, chặt phá rừng, xả rác thải công nghiệp… làm biến đổi khí hậu, tuyệt chủng nhiều loài, và hủy hoại hệ sinh thái.
b. Làm mất cân bằng sinh thái:
- Can thiệp quá sâu vào tự nhiên khiến thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra nhiều hơn, đe dọa chính sự sống của con người và các loài khác.
🔄 Kết luận:
Con người vừa là một phần của sự sống, vừa có vai trò quyết định trong việc gìn giữ hoặc hủy hoại sự sống trên Trái Đất. Vì thế, mỗi người cần sống có trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường và các sinh vật khác.

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhưng em thích nhất là Hồ Gươm - còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Hồ nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội. Diện tích của Hồ Gươm khá rộng, mất khoảng hai mươi phút đi bộ. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Thỉnh thoảng, làn gió khẽ thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Những hàng cây tỏa bóng mát cho những khách du lịch dừng chân ngắm cảnh. Nằm ở giữa hồ là Tháp Rùa. Trên tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính. Phía xa, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Nhắc đến hồ Gươm, em lại nhớ đến câu chuyện “Sự tích hồ Gươm” nói về người anh hùng Lê Lợi. Còn nhớ lúc bé, em được bố mẹ đưa đến thăm Hồ Gươm. Lúc đó, em cảm thấy rất thích thú, vui vẻ. Từ lâu, hồ Gươm đã trở thành một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Một trận bóng đá tôi từng theo dõi và không thể nào quên, là trận đấu giữa hai đội tuyển hàng đầu trong một kỳ World Cup. Ngay từ những phút đầu tiên, không khí sân cỏ đã tràn ngập sự kịch tính. Các cầu thủ bước ra sân trong ánh sáng rực rỡ, dưới tiếng hò reo không ngớt của hàng nghìn khán giả. Mỗi bước chạy, mỗi động tác của họ đều đầy quyết tâm và nhiệt huyết.
Hiệp 1 diễn ra với tốc độ chóng mặt. Những pha chuyền bóng nhanh như tia chớp, cú sút cận thành nguy hiểm làm khán giả nín thở chờ đợi. Bất ngờ, phút thứ 30, một tiền đạo tài năng đã phá vỡ hàng phòng ngự chắc chắn của đối phương, ghi bàn mở tỷ số với cú sút mạnh mẽ như sấm sét. Tiếng cổ vũ từ khán giả vang vọng khắp khán đài như một cơn sóng lớn.
Hiệp 2, trận đấu càng trở nên gay cấn hơn. Đội còn lại không chịu khuất phục, họ tổ chức tấn công với những đường bóng đầy tính toán. Đến phút cuối cùng, tưởng chừng trận đấu sẽ kết thúc với tỷ số 1-0, thì bất ngờ xảy ra. Một cầu thủ từ đội yếu thế tung cú sút xa xuất thần, đưa bóng găm thẳng vào góc chữ A của khung thành, san bằng tỷ số. Tiếng vỗ tay, la hét vang lên như pháo hoa ngày lễ hội.
Kết thúc trận đấu, cả hai đội đều nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ người hâm mộ. Mặc dù trận đấu chỉ là một cuộc chơi, nhưng tinh thần đoàn kết, sự cố gắng và ý chí mạnh mẽ của các cầu thủ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu trái tim yêu thể thao trên toàn thế giới. Một khoảnh khắc khó quên không chỉ với tôi mà với cả những người đã chứng kiến nó.


Bóng đá – môn thể thao vua luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong các trận bóng đá em đã từng xem trên truyền hình, có lẽ trận đấu bán kết giải bóng đá U23 châu Á giữa Việt Nam và Quatar vào ngày 23/01/2018 để lại trong em và cả trong lòng người dân Việt Nam những kỷ niệm và nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.
Trận bóng được diễn ra tại sân bóng Thường Châu, Trung Quốc. Sân bóng lớn hình chữ nhật có các đường kẻ trắng lớn ngang dọc phù hợp với luật chơi. Dưới sân là lớp cỏ xanh mướt giúp các cầu thủ khi chạy trên sân được an toàn hơn. Trên khán đống nghịt dù thời tiết có lạnh những vẫn vang tiếng hò hét, cổ vũ. Tiếng kèn khai mạc trận đấu vang lên, cầu thủ Việt Nam mặc áo trắng và cầu thủ Quatar mặc áo đỏ tiến vào sân. Tiếng reo hò lại vang thật to thật rõ khi các cầu thủ xuất hiện. Lần lượt hai đội chào cờ, các cầu thủ đặt tay lên ngực mình nhẩm theo bài quốc ca hùng tráng đang vang lên. Tiếng còi của trọng tài báo hiệu trận đấu bắt đầu. Người chuyền đường bóng đầu tiên chính là cầu thủ Xuân Trường – đội trưởng đội bóng U23 Việt Nam. Bóng được chuyền đi, 22 cầu thủ trên sân bắt đầu di chuyển theo chiến thuật của riêng đội mình giành bóng, kiến tạo những đường bóng để ghi bàn. Các cầu thủ U23 có quả đá phạt từ cự ly 11m nên nhanh chóng ghi bàn mở đầu tỷ số 1 – 0 nghiêng về Quatar. Nhưng rất nhanh chóng sau đó, cầu thủ Quang Hải của Việt Nam ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng san bằng 1 đều. Không chỉ trên khán đài tại trận đấu tiếng hò reo cũng như cờ Việt Nam được tung bay, ngồi trước màn hình vô tuyến em và bố em cũng reo hò ầm ĩ cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.
Chẳng bao lâu, các cầu thủ Quatar lại ghi thêm bàn thắng, nhưng cũng chỉ sau 2 phút, cầu thủ Quang Hải lại lập chiến công ghi bàn lần nữa. Kết thúc trận đấu với tỉ số hòa nên hai đội tuyển bước vào đấu hiệp phụ. Hai hiệp phụ trôi qua trong không khí đầy ganh đua và quyết liệt nhưng cũng không phân thắng bại nên bắt buộc phải đá luân lưu để tìm ra đội vào chung kết. Những lượt đá luân lưu vô cùng căng thẳng diễn ra. Không chỉ những người sút bóng, thủ môn mà thậm chí khán giả cũng hồi hộp, theo dõi từng phút giây. Và cuối cùng cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước quả sút cuối cùng quyết định chiến thắng của Việt Nam. Cả đất nước như vỡ òa khi cầu thủ Văn Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Việt Nam tiến thẳng vào chung kết đầy oai phong.
Đến bây giờ, em vẫn không thể quên sự kịch tích và thú vị của trận đấu ngày hôm đó. Em thật sự tự hào khi đội tuyển U23 Việt Nam đã giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là đội tuyển U23 Quatar.

Câu 1:
-Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn
-Căn cứ để xác định là: ít nhân vật, ít sự kiện, cốt truyện đơn giản, ko cầu kì.
Câu 2: VB Người ăn xin đc kể theo ngôi kể thứ nhất.
Câu 3: Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cảm nhận đc sự ấm áp, sự đồng cảm của cậu vs ông lão
Câu 4: Thuộc từ...( Mình ko bt vì bạn ko nói rõ câu)
Nếu bn nói rõ câu 4 thì mik sẽ giải đáp cho bn
Tick mik một like nhá😎
Cuộc sống của con người hình thành và duy trì, phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong số đó là nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy nhưng hiện nay, nhân loại đang đứng trước nguy cơ của sự diệt vong khi tình trạng thiếu nguồn nước sạch đang ngày càng phổ biến.
Sự sống được cấu thành với nhiều thành phần bao gồm thế giới tự nhiên và nhân tạo. Nước là một trong những thành tố chủ yếu nhất. Nước là một hợp chất hóa học của hai nguyên tố oxi và hidro. Nó xuất hiện từ thuở sơ khai, ngay từ những ngày đầu thế giới bắt đầu hình thành. Cho tới hôm nay, nước vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Trước tiên, nước ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Nó đi vào cơ thể nuôi dưỡng tế bào bằng cách cung cấp chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Đồng thời, nước chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã, ổn định nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Nó là thức uống không thể không có trong đời sống hàng ngày. Con người bình thường có thể nhịn ăn cả tuần nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Mất nước, cơ thể chúng ta sẽ dần hao mòn năng lượng và trở nên suy yếu, cuối cùng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nước còn có vai trò đặc biệt thiết yếu đối với đời sống sinh hoạt. Nước là một trong những vật chất cấu thành môi trường sống của chúng ta, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể sống được. Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng… Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. Nước được khai thác tiềm năng thủy điện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của loài người. Đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới. Giao thông đường thủy là một trong những con đường có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường. Trong y tế, nước là một trong những chất cần thiết được sử dụng để truyền, phục hồi sức khỏe và năng lượng cho người bệnh. Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường…. Nước bốc hơi tạo ra mưa góp phần cân bằng nhiệt độ của môi trường, thúc đẩy cây cối sinh trưởng và phát triển.
Vai trò của nước đối với đời sống chỉ thực sự được nhận thức rõ ràng khi ô nhiễm nguồn nước bắt đầu xuất hiện. Ô nhiễm nguồn nước đang dần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết mà cả xã hội quan tâm ngày nay. Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, một lượng lớn chất thải công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp ra những sông lớn, ao hồ...gây ô nhiễm, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xung quanh. Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ung thư cho con người. Đã từng có một ngôi làng được phát hiện nhiễm ung thư do nguồn nước mà cả dân làng sử dụng
Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt như thế, con người cần có biện pháp khắc phục. Nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm. Ngay cả hiện tại , có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.
Để bảo vệ nguồn nước, mỗi cá nhân cần nhận thức đầy đủ vai trò của nước đối với đời sống con người, từ đó có sự điều chỉnh hành vi. Sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, đúng mục đích, không gây thất thoát nước, ngăn chặn và đề phòng những hành động gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện tích lũy nguồn nước, chung tay thực hiện đầy đủ các luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh khác quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
Cuộc sống sẽ không thể tiếp tục nếu chúng ta sống mà không có nước. Hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của nó, chúng ta hãy cùng chung tay hành động bảo vệ nguồn nước, sử dụng hợp lý. Tất cả vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp và luôn bền vững.