1. Vì sao lại xếp mực và bạch tuột bơi nhanh vào cùng ngành với trai và ốc sên di chuyển chậm chạp.
2. Phân tích hình dạng và cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
là từ láy vì các từ này có cấu tạo từ 2 tiếng có liên quan với nhau về âm
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và ......., làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
A. Văn minh B. Văn hóa C. Lịch sự D. Hạnh phúc
chắc v :3
Quê hương em là một thành phố biển, với tiếng sóng vỗ rì rào quanh năm và những con thuyền tấp nập cập cảng, chở người và và hàng hóa đến mọi miền đất nước. Mỗi mùa với quê hương em cũng thật đẹp. Nhưng em yêu thích nhất mùa xuân trên quê hương em.
Em nghĩ rằng, mùa xuân là một mùa thật đẹp và ở bất cứ đâu cũng đẹp. Mùa xuân đẹp từ khi những hạt mưa xuân lấm tấm trên cành lá non. Mưa xuân không ảm đạm, rét buốt như mùa đông, cũng không ào ạt và dữ dội như mùa hè. Mẹ em vẫn nói: mưa xuân như một cô gái mới lớn đang khóc giận dỗi, cứ thút thít thút thít. Vì thế nên giọt mưa không nhiều mà lấm tấm tai dẳng khiến người ta nhớ mong. Không chỉ có mưa xuân, mùa xuân khiến cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ những chồi lá non mới nhú, khoe sắc non tơ đến những cành lá cây mạnh mẽ cường tráng. Mùa xuân còn là mùa của các loại hoa. Mỗi lần xuân đến, từ những con hẻm nhỏ cho đến các đường phố lớn của quê hương em đều tràn ngập sắc hoa. Những bông hồng đỏ thắm quyến rũ như một vị nữ hoàng, hoa hồng nhạt e ấp, ngây thơ với sắc hồng trong sáng. Hoa cúc vàng rực rỡ và quý phái như một người phụ nữ trưởng thành và tự tin. Hoa hải đường kín đáo và dịu dàng. Hoa đào vừa dịu ngọt, vừa rực rỡ. Mấy năm gần đây, còn có các loại hoa được lai tạo không nhà kính, màu sắc hoa cũng vô cùng phong phú nổi bật: hoa cúc tím, hoa hồng xanh. Mỗi lần đi ngắm chợ hoa cùng mẹ, em chỉ muốn mang tất cả các loại hoa về nhà: cảm xúc về mùa xuân với các loại hoa rực rỡ thật đẹp biết bao nhiêu.
Không khí mùa xuân náo nức, hồ hởi khi mọi người rộn ràng đi sắm tết. Nào mứt dừa, mứt bí, nào hoa quả bánh kẹo, nào hạt dưa, hạt hướng dương đều khiến mọi người đắn đo lựa chọn. Đặc biệt, không khí gói bánh chưng vào những ngày cuối năm rạo rực hơn bao giờ hết. Mọi người háo hức đi lựa chọn lá dong, chọn lạt, chọn nhân thịt, đỗ xanh. Ai cũng mong nồi bánh chưng của gia đình mình sẽ thành công để có những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất để dâng lên ban thờ cúng tổ tiên. Cũng có khi, bánh chưng trở thành một món quà mùa xuân, một món quà tết chan chứa tình cảm thân thương ấm áp. Người ta đem tặng người thân, bạn bè. Có khi ngay từ lúc gói bánh, luộc bánh, mọi người đã chú ý đến sở thích ăn uống của từng người trong gia đình hay những người mình muốn đem tặng. Bánh chưng nhiều đỗ hay nhiều thịt, bánh chưng ngọt, bánh chưng mặn cũng gửi gắm biết bao tình cảm của người đã dày công chuẩn bị. Khi nhận được chiếc bánh chưng do tự tay người thân gói, luộc mới cảm thấy tết đến thật gần, thật ấm áp biết bao.
Mùa xuân trên quê em còn là sự rộn ràng náo nức khi mọi người cùng nhau đi chơi xuân. Mọi người đến thăm người thân, đến thăm bạn bè. Không khí thật vui tươi náo nhiệt. Người lớn cùng ngồi vào bàn, kể những chuyện vui của năm cũ và đưa ra những dự định mới. Em thích nhất vào ngày mùng một đầu xuân, được cùng bố mẹ đến thăm ông bà. Có lẽ đó lúc gia đình em đông đủ nhất. Những cô dì chú bác và cả các anh chị em trạc tuổi em đều đến chơi. Cảm giác thật vui và hạnh phúc. Bố và các bác sẽ cùng nâng ly chúc mừng. Mẹ và các cô sẽ ở trong bếp bàn luận về những món ăn mới, có khi là những bộ quần áo, kiểu tóc mới hay công việc gia đình. Trẻ con chúng em thật vui vì được nhận lì xì. Những tấm lì xì đỏ mang lại niềm háo hức vô bờ bến. Chúng em ra sân, chơi ô ăn quan, nhảy dây. Thế nhưng, mọi người không dám nô đùa nhiều quá vì sợ bộ quần áo mới mẹ mua cho bị bẩn. Ai ai cũng đều vui vẻ, tiếng cười đùa vang khắp nơi.
Lại một mùa xuân nữa sắp về, hạnh phúc biết bao khi em được đón thêm rất nhiều mùa xuân nữa trên quê hương mình.
#
Cứ mỗi độ xuân về, quê tôi lại được thắp lên một màu vàng tươi thắm từ sắc màu của hoa mai. Hoa mai chính là hoa chính đem lại cho không khí rộn ràng ngày xuân quê tôi.
Tuy hoa mai không lộng lẫy, không kiêu sa như hoa đào hay hoa hồng nhưng trong cái dáng dấp khẳng khiu của nó hàm chứa một đức tính giản dị, chân chất của con người quê hương tôi. Từ nhỏ tôi đã yêu cây mai. Quê tôi hầu như vườn nhà nào cũng có trồng mai. Trước Tết khoảng hai tháng là mọi nhà bắt đầu rộn rã không khí chăm sóc mai. Muốn có được một chậu mai đẹp cũng không dễ. Chăm mai, chơi mai đạt đến trình độ nghệ nhân thì đòi hỏi phải có kĩ thuật chăm sóc hết sức tinh tế.
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, vỏ có lụa, (vỏ trấu) bọc bên ngoài, khi vỏ lụa bung , ra thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở, Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày thì mới nở hết. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy xòe thẳng ra rất đẹp! Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên chùm nhụy dụm lại, qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn. Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây non. Cây non vài ba năm sau mới ra hoa bói đầu tiên và cứ thế tiếp tục, môi năm mỗi ra hoa. Người ta phân hoa thành nhiều loại tùy theo đặc điểm của môi cây: mai se, mai trâu, mai liễu, mai chùm gửi, mai thơm, mai hương, mai ngư, mai cánh nhọn, mai cánh tròn, mai Hoóc Môn, mai lá quăn, mai Vĩnh Hảo,…
Tết đến, hầu như gia đình nào cũng có cây mai chưng trong nhà. Cây mai là một món quà đặc biệt mọi người dành cho nhau. Năm cánh hoa mai tượng trưng cho đại gia đình đang quây quần, ấm cúng đón xuân. Khoảng thời gian trời đất giao hòa là khoảng thời gian cây mai trở nên quan trọng vì mọi người dùng cây mai như món quà thiêng liêng, quí báu để dâng tặng thần linh trời đất và cả những người đã khuất. Mai cũng là biểu tượng cho sự phát triển của mỗi gia đình nên trông nó có hàm ẩn khí thiêng của đất trời đem đến sự sinh sôi…
Mai sau, dù có đi xa nơi quê hương yêu dấu này thì tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây mai. Trong tâm trí tôi, hoa mai là loài hoa thiêng liêng, cao đẹp hơn cả. Nếu có thể, thì tôi sẽ giới thiệu cây mai quê hương mình tới những người bạn trên khắp địa cầu này.
~không hay cũng thông cảm nha~
Khi nghe câu nói “Chúng ta thường yêu thương con cái của mình hơn yêu cha mẹ”, tôi tự hỏi đó có phải là lẽ tự nhiên trong cuộc sống này hay là vì “nước mắt chảy xuôi, không bao giờ chảy ngược”? Nhưng khi nghe câu nói ấy từ những người đã từng là con, và bây giờ họ làm mẹ, tôi cảm thấy chạnh lòng.
Với tôi, mẹ là món quà ý nghĩa nhất trên thế gian này. Tuổi xuân của mẹ lãng quên theo năm tháng vào việc chăm sóc con cái và vun vén cho gia đình không mấy đầm ấm. Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, mẹ lại già đi vì bệnh tật, ngày ngày nặng nhọc cất từng bước đi khó khăn...
Có lẽ, mẹ chẳng bao giờ biết được, tôi thương mẹ đến nhường nào. Ngay cả khi muốn ôm mẹ vào lòng, tôi cũng chẳng dám vì sợ mình sẽ không cầm được nước mắt. Tôi sợ mẹ biết tôi là đứa con gái bé bỏng cần che chở, sợ mẹ nghĩ mình là gánh nặng của con cái.
Tôi mong một ngày không xa, tôi có thể đưa mẹ về sống trong một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi. Tôi mong mẹ có thể được chữa trị với những phương pháp y khoa hiện đại nhất. Và ngày đó, mẹ sẽ mỉm cười mãn nguyện vì hạnh phúc!
Sắp đến ngàysinh nhật mẹ rồi, mẹ nhỉ. Mẹ là Bạch Dương, mạnh mẽ và tự chủ, mẹ im lặng và trải qua vô số điều mệt mỏi. Mẹ già thêm, yếu thêm vì lo cho con có một cuộc sống sung túc...
Từ nhỏ, mẹ đã dạy con cách yêu thương, mẹ bảo biết yêu thương và quan tâm tới người khác, con sẽ được nhận nhiều hơn là mất. Bài học đó, con dù lớn vẫn giữ bên mình. Mẹ biết không, mẹ chính là yêu thương của con đấy. Mẹ là chút bình yên đơn giản khi mệt mỏi, lúc khó khăn, và chắc chắn cả sau này, khi con không có ai bên cạnh.
Mẹ à, thời gian trôi dần, những nhớ thương và nỗi đau trong con cũng dần vơi bớt. Nhưng nhiều lúc chỉ một bài hát, một bài thơ về mẹ, hay chỉ là những hình ảnh thoáng qua hoặc là nghe ai đó gọi 2 tiếng ''Mẹ ơi''… cũng làm tim con thắt lại.
Con cảm ơn mẹ vì tất cả. Yêu mẹ thật nhiều!
trả lời
I. KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo như đạo Bàlamôn về sau là đạo Hindu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.
Đạo Hindu xuất phát từ đạo Bàlamôn - ra đời sớm nhất thế giới khoảng năm 100 TCN, khi người Aria chinh phục được đồng bằng sông Hằng; tồn tại đến thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật. Đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài. Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỉ VII đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ; đạo Bàlamôn dần phục hưng, bổ sung thêm nhiều yếu tố mới...Từ đó, được gọi là đạo Hindu – hưng thịnh và tồn tại là tôn giáo chue yếu suốt chiều dài lịch sử từ khi đạo Phật được hình thành. Ngày nay, ở Ấn Độ có khoảng 84% tổng số dân cư theo đạo Hindu.
Đạo Phật xuất hiện vào giữ thiên niên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy. Sau đại hội lần thứ tư, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo; phát triển phần lớn ở các nước Châu Á.
Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Như vậy, nhìn chung có thể thấy tôn giáo ở Ấn Độ khá nhiều, tồn tại trong suốt quá trình lịch sử mặc dù có sự biến đổi và được truyền bá sang các nước khác trên thế giới. Bởi vậy tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn minh Ấn Độ.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN VĂN MINH ẤN ĐỘ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
Như là một kết quả tự nhiên của các hình thức tư duy, với niềm khát khao mãnh liệt đến vô cùng về thế giới bí mật và một sự quan tâm sâu sắc đến tồn tại thế giới, văn minh Ấn Độ có một điểm đáng chú ý là sự hoà hợp các tôn giáo.
1. Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết
Một trong những đặc trưng tôn giáo trong những ngôn ngữ Ấn Độ có thể là đối tượng quan sát một cách rõ ràng mà trong đó các nhà lôgic học phương Tây gọi là “những phán đoán khách quan”. Người Ấn Độ cổ đại, khi họ nghĩ về các hiện tượng tự nhiên, họ luôn luôn tưởng tượng ra một vị thần tạo ra các hiện tượng đó như thể là chúng tồn tại một cách một cách bí mật.Ở Ấn Độ, họ đã phát triển một quan niệm rất phức tạp về thần linh. Họ có nhiều từ ngữ để chỉ thần linh. Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn học
Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vêđa và sử thi. Những tập Vêđa gồm những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết lí trong kinh Vêđa. Sử thi Ấn Độ có hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Ví dụ Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu. Ngoài văn học tiếng Xanxcrit ra, còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ khác, trong đó trước hết phải kể đến những tác phẩm viết bằng tiếng Pali về chủ đề Phật giáo.
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.
Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn nhằm vào chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.
4. Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên
Do nhu cầu cuộc sống hằng ngày nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toán học, vật lí.... nhưng vẫn chịu ảnh hưởng rất mạnh của tôn giáo.
Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.
Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp nhưng qua đây chúng ta có thể thấy được phần nàosự ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử cả về nghệ thuật, khoa học tự nhiên hay chữ viết, văn học. Không những vậy, thực tế tôn giáo ở cái nôi của nền văn minh này còn ảnh hưởng khá lớn tới các quốc gia khác như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á....Bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Nguồn: Internet
Hk tốt
1.mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều đặc điểm giống nhau (sgk) nhưng mực và bạch tuộc bơi nhanh hơn ốc sên , trai do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua quá trình tiến hóa( lớp vỏ tiêu biến làm mực và bạch tuộc di chuyển nhanh hơn) còn ốc sên,trai do nếu tiêu biến lớp vỏ nó sẽ không có '' vũ khí '' để bảo vệ mình nhưng lại làm cho nó di chuyển chậm hơn
note:mực và bạch tuộc tiêu biến được lớp vỏ vì chúng còn những vũ khí lợi hại để có thể tự bảo vệ mình như :xúc tu hay túi mực
2.phân tích ;
thân cá chép thon dài , đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân làm giảm sức cản của nước
mắt cá không có mi , màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp mắt cá không bị khô
vảy cá có da bao bọc trong da có tuyến tiết chất nhày giảm ma sát với môi trường nước
vảy cá xếp như ngói lợp giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang
vây cá gồm nhiều tia vây căng bời màng da mỏng khớp động với thân có tác dụng như mái chèo