K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2020

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với dạng văn kể chuyện tưởng tượng?
A. Không được tưởng tượng tùy tiện mà phải dựa vào thực tế.
B. Kể đúng như câu chuyện có trong thực tế bằng lời văn của mình.
C. Xác định rõ ý nghĩa, mục đích của truyện
D. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp

Tl: Câu B

Học tốt

26 tháng 3 2020

B nhé bạn :)

Cho đoạn thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi nonMấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi...
Đọc tiếp

Cho đoạn thơ: 
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; 
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, 
Đứng lại; và chân người bước đến. 

Tổ quốc tôi như một con tàu, 
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. 
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. 
Trùng điệp một màu xanh lá đước. 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình 
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 
Tổ quốc tôi như một con tàu, 
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. 
Lạ thay tình với đất quê hương, 
Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ. 
Ai hay mỏm đất mấy năm trường 
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó. 
Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau, 
Vết thương lòng – ở mũi Cà Mau.
                  Mũi Cà Mau (Xuân Diệu) 
Đọc đoạn thơ Mũi Cà Mau (Xuân Diệu) và văn bản Sông nước Cà Mau. Nêu cảm cảm nhận của em về đoạn thơ và so sánh với bài văn?

1
26 tháng 3 2020

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! Mik chỉ bt cảm nhận thôi mong bn thông cảm

27 tháng 3 2020

Những ấn tượng chung (ban đầu) về vùng sông nước Nam Bộ:

- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.

- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.

- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.

- Nhận xét: Bằng biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

2. Giới thiệu địa danh, giải thích cách gọi tên của đồng bào vùng sông nước Cà Mau và hình ảnh con sông:

a. Tên gọi

- Qua cách giới thiệu của tác giả về tên đất, tên sông, tên các kênh rạch, chúng ta thấy đây là một vùng đất phong phú, rất tự nhiên và hoang dã. Người dân đặt tên cho các vùng đất và những con sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

+ Rạch Mái Giầm: có nhiều cây Mái Giầm.

+ Kênh Bọ Mắt: vì có nhiều bọ mắt.

+ Kênh Ba Khía: vì có nhiều con ba khía.

+ Dòng sông Năm Căn: vì có căn nhà Năm gian.

=> Các đặt tên dân dã, mộc mạc, theo lối dân gian.

- Mỗi tên gọi được giải thích, lại đem đến cho người đọc những hiểu biết mới, thật là kì thú, về đặc điểm địa hình, sản vật, thú ẩm thực, rồi có khi là cả ngôn ngữ, lịch sử của một miền quê. Người viết không chỉ thuần túy có vốn hiểu biết về dư địa chí phong phú mà còn biết lựa chọn địa danh để kể và giọng kể rất say sưa, lôi cuốn.

b. Dòng sông và nhà năm gian Năm Căn

- Hình ảnh con sông: dòng Năm Căn vừa được mô tả gián tiếp qua các từ chỉ sự vận động của con thuyền như “chèo thoát qua, đổ ra, xuôi về”, lại vừa được mô tả trực tiếp, gợi ra một không gian bao la hùng vĩ: “dòng sông mênh mông, rộng hơn một ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển như thác, rừng đước như hai dãy trường thành… với đủ các sắc xanh…”. Đó cũng là con sông có sản vật phong phú “thò tay xuống nước là có cá”. Ở đây “cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.

- Hình ảnh rừng đước: Cà Mau dường như trở nên đáng nhớ hơn nhờ dòng sông Năm Căn rộng lớn với rừng đước bạt ngàn này. Rừng đước lại dựng lên cao ngất làm choáng ngợp du khách với các bậc màu xanh: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ. Các sắc độ khác nhau của màu xanh gợi ra các lớp cây đước từ non đến già mọc nối tiếp nhau, không bao giờ dứt.

=> Đoạn văn sử dụng nhiều phép so sánh, động từ mạnh (thoát, đổ, xuôi), khiến cảnh hiện lên sinh động, cho thấy thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú.

3. Con người và cuộc sống đầy hấp dẫn với hình ảnh cái chợ là trung tâm

a. Quang cảnh chợ Năm Căn

- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.

+ Quen thuộc: chợ nằm sát bên bờ sông, đông vui ồn ào tấp nập.

+ Lạ lùng, độc đáo: chợ họp trên sông.

+ Phong phú và đặc sắc: nhiều bến, nhiều lò than, hầm gỗ, rừng đước. Nhà bè như những khu phố nổi, chợ nổi trên sông, bán đủ thứ và nhiều thành phần dân tộc.

=> Như thế, bằng phép liệt kê, tác giả đã vẽ nên cảnh tấp nập, trù phú và độc đáo.

b. Con người

- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết.

+ Những con gái Hoa Kiều

+ Những người Chà Châu Giang.

+ Những bà cụ người Miên

=> Tác giả đã sử dụng nhiều cụm danh từ được lặp lại nhiều lần, chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện lên đông vui tấp nập, hàng hóa thật phong phú, có đủ các tầng lớp người thuộc nhiều DT khác nhau.

- Qua đây ta cũng thấy được tình yêu, lòng tự hào của Đoàn Giỏi đối với mảnh đất quê hương. Qua đó mà mỗi chúng ta tự thấy mình cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn màu xanh cho mảnh đất quê hương.

26 tháng 3 2020

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

27 tháng 3 2020

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

27 tháng 3 2020

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

26 tháng 3 2020

ủa đây là vật lí mà

29 tháng 3 2020

bạn truy cập hvn ấy

26 tháng 3 2020

a, Đoạn trích trên kể về sự việc gì ?

Nói về sự lớn nhanh như thổi thánh gióng sau khi gặp sứ giả

b, Ghi lại chi tiết hoang đường có trong đoạn trích ?

 Gióng lớn nhanh như thổi, cả dân làng phải góp gạo nuôi Gióng.

d, Chi tiết  “Bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” có ý nghĩ gì ?

Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

26 tháng 3 2020

mọi người giúp mik vs

lên google gõ vào là được

26 tháng 3 2020

+ Cô giáo em hiền như cô Tấm

    + Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.

- So sánh vật với vật

    + “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

    + “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”

- So sánh vật với người

Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

    + Con đi trăm núi ngàn khe

  Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    + Đừng xanh như lá bạc như vôi

26 tháng 3 2020

Đề bài là gì vậy ???