K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2023

D. Gieo vần linh hoạt

 

10 tháng 11 2023

Đáp án: A. gieo vần chân "ơi"

10 tháng 11 2023

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả Vũ Đình Liên về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

9 tháng 11 2023

Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.

 
9 tháng 11 2023

Biển là một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Mỗi khoảng khắc trong ngày, biển lại khoác lên mình những chiếc áo xinh đẹp khác nhau. Nhưng em thích nhất, vẫn là biển lúc hoàng hôn.

Hoàng hôn bắt đầu khi mặt trời bắt đầu lùi về cuối núi. Những tia năng cuối của ngày tất cả chạy vội về nhà theo lời gọi của mặt trời. Cả vùng mây trời và mặt biển chuyển sang màu đỏ ối. Màu đỏ này không giống màu đỏ cam lúc bình minh đâu. Nó sẫm hơn và mang chút gì đó nặng nề hơn. Những cơn gió cũng thổi càng lúc càng mạnh. Hàng dừa cao cứ thế ngả nghiêng nghiêng ngả, tán lá vốn đã xác xơ nay lại càng xác xơ hơn nhiều.

Lúc này, nước biển chuyển sang màu xanh sẫm đến như là đen tuyền của màu đen. Những cơn sóng cũng chẳng thể nhìn sõ màu sắc. Chỉ đến khi chúng lao vào đến vỡ cát, vỡ tan thì em mới thấy. Nhưng sự hiện diện của chúng vẫn vô cùng mạnh mẽ qua âm thanh oàm oạp, rì rào ầm ĩ. Không khí mỗi lúc một lạnh lẽo hơn vì thiếu đi nắng ấm. Mặt cát bắt đầu ẩm ướt dần, không còn tơi mịn như lúc chiều vì sương dần buông.

Hoàng hôn tuy dài hơn bình minh nhưng cũng là phút chốc. Ngắm hoàng hôn trên biển, luôn mang lại cho em cảm giác bình yên đến lạ kì.