K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bài làm

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

# Chúc bạn học tốt #

20 tháng 12 2018

qua hay

20 tháng 12 2018

Hay rất cảm động và sâu sắc(ko noi dối, Anh/chị viet thơ hay đó :D )

20 tháng 12 2018

Ưu điểm: Cây k sợ chết khô
Nhược: Cây dễ chết do tắm quá nhiều nước :v

20 tháng 12 2018

     Mây thì ở trên trời

Còn Việt thì ở khoảng trời cô đơn .....

20 tháng 12 2018

Mik có bài thơ này nè . 

            Dự báo thời tiết rất hay 

   Dự xong một cái ko may trúng liền

            Em đây dựa vào thiên nhiên 

   Nói rằng trời nắng, trời liền đổ mưa

 *Ko được hay lắm nhỉ *

20 tháng 12 2018

“Hương ơi! Hương, đi học thôi!”

Tiếng gọi xé tan không khí im lặng của buổi sớm. Tiếng gọi thân quen tôi đã nghe suốt 6 năm qua. Tiếng của Phương đấy, cô bạn thân nhất của tôi.

Chúng tôi có cái tên gần giống nhau, nhưng hai đứa lại hoàn toàn trái ngược. Tôi béo, còn Phương thì gầy; tôi để tóc dài còn Phương lại thích tóc ngắn tomboy; tôi nói nhiều, nghịch ngợm còn Phương thì lạnh lùng, ít nói. Thế mà chúng tôi đã chơi với nhau 6 năm rồi.

Chúng tôi quen nhau khi cùng ngồi với nhau hồi lớp 1 mới vào trường tiểu học. Phương ngày ấy cũng chẳng khác bây giờ là bao. Dáng người nhỏ nhắn, gầy gò, mái tóc cắt ngắn sát đầu kiểm tomboy và gương mặt chẳng mấy khi mỉm cười. Tôi thích ngắm đôi mắt Phương, đôi mắt đen nháy, long lanh có chút gì sắc nhạy khiến người ta phải chú ý và dè chừng. Chúng tôi ngồi với nhau suốt một năm học lớp 1.

Một năm đầu tiên học, chủ yếu là tôi nói chuyện và bắt chuyện, Phương chỉ ngồi nghe và nói với tôi những câu ngắn gọn. Thế mà một đứa trẻ láu cá, nghịch ngợm và phá phách như tôi lại thích ở gần và chơi với Phương. Hai đứa chúng tôi sống với thể giới riêng của mình và gần như không có cãi nhau hay giận dỗi. Bởi Phương chẳng có gì khiến tôi phải giận cả và vì Phương đã quá hiểu rõ tính tôi để giận điều gì. Tôi thường ra nhà Phương chơi. Vì ở đó là một tòa lâu đài rất nhiều sách và truyện. Phương chỉ tôi về các cuốn sách trong khi mắt tôi cứ dí vào mấy quyển truyện tranh. Lúc ấy là lúc Phương nói nhiều nhất. Phương nói về những kiến thức, những chỗ hay và những điều kì diệu của những cuốn sách. Chúng tôi tựa lưng vào nhau trên sân thượng để đọc những cuốn sách và cười khúc khích trong cái nắng vàng ươm của những buổi chiều hạ.

Thế giới thứ hai của chúng tôi là những buổi chiều thu tôi lôi Phương đi ra những cánh đồng hay những mảnh vườn để chơi. Tôi thả diều và Phương cầm dây, Phương câu cá và tôi đứng sau đếm cá, hào hứng khi thấy cá cắn câu. Tôi trèo cây hái trộm trái và Phương ở dưới để bắt những trái táo thơm ngon. Chúng tôi cùng ăn, cùng chạy, cùng cười bên những ruộng lúa, bờ sông, thảm cỏ. Lúc ấy Phương lại cằn nhằn về để đọc sách nhưng rồi lại cười vui vẻ. Lúc Phương cười rất xinh với má núm đồng tiền và đôi mắt híp hết lại. Có lẽ vì Phương ít cười nên nụ cười ấy mới càng đẹp hơn. Chúng tôi thường xuyên ăn cơm ở nhà nhau, học và chơi cùng với nhau. Đến nỗi những người khác khi thấy một trong hai người mà không thấy đứa còn lại sẽ liền thắc mắc.

Chúng tôi đã học, đã chơi bên nhau như thế, không cãi vã, không giận dỗi nhưng lại rất gắn bó và sâu đậm. Đâu phải cứ có mâu thuẫn mới là bạn bè, chúng tôi cũng rất hạnh phúc. Ít nói, lạnh lùng như thế nhưng Phương mới là đứa quan tâm và yêu thương đến tôi hơn ai hết, hơn cả tôi dành cho nó…

Một buổi chiều, chúng tôi có lịch học nhóm với các bạn khác. Như thường lệ, tôi lại đến trễ. Với tôi, đây cũng chỉ như một buổi đi chơi, vì tôi rất lười học, cũng chẳng thông minh gì. Vừa bước tới gần cửa, tôi nghe có đứa nói:

-Phương, sao cậu lại chơi với cái Hương thế?

-Đúng rồi đó. Nó vừa hư, vừa học kém, chẳng thông minh, chăm chỉ như cậu chút nào!

-Nó sẽ làm cậu học kém đi đấy!

Tôi đứng hình. Thì ra bao nhiêu lâu, tôi với Phương cách xa nhau như thế. Chúng tôi chẳng giống nhau. Đúng ra, tôi chẳng xứng làm bạn Phương…

-Các cậu chọn bạn chơi chứ có phải chọn bạn học đâu. Chẳng ai giỏi cả, thế các cậu mới đáng là bạn tớ à? Nó là bạn tớ, vì chúng tớ là bạn, bạn rất tốt. Bạn của tớ sẽ không nói xấu bạn thân của tớ vậy đâu.

Nó xu dọn sách vở trên bàn và đi ra. Tôi chỉ kịp chạy theo sau. Hôm ấy, chúng tôi ra cánh đồng, và cũng chẳng nói thêm về chuyện đó, nhưng lại thấy hạnh phúc hơn bất kì một buổi đi chơi nào khác.

Có được một người bạn thân như vậy, mới đúng là có được hạnh phúc trên đời.

20 tháng 12 2018

chịu dài lắm

20 tháng 12 2018

Bạn tham khảo

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

 Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

PP/ss: Nguồn: Mạng Oppa

 

20 tháng 12 2018

bài làm:

bài thơ tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân quỳnh hay tới mức em không thể tả nổi tuy em đang cảm nhận là em không tả nổi nhưng như thế vẫn là tả vì đã cảm nhận là không tả nổi cx tính là tả và cảm nhận vì làm bái cảm nhận đã là tả và cảm nhận rồi

tk nhé