K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau.  Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.Bài 2:...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sauKhoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?

         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.

            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.

            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.

Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong các câu văn sau:

 Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

 Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng  cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.

Bài 3: Từ “đánh” trong câu nào đ­ược dùng với nghĩa gốc:

a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b. Bạn Hùng có tài đánh trống.

c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hư­ớng.

d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len.

Bài 4: Dòng nào chỉ gồm các động từ?

a. Niềm vui, tình yêu, tình thư­ơng, niềm tâm sự.  

b Vui t­ươi, đáng yêu, đáng th­ương, sự thân th­ương.

c. Vui t­ươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.    

d. Vui chơi, yêu th­ương, thư­ơng yêu, tâm sự.

Bài 5: Câu “Mùa đông , cây trụi hết lá , chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng cứ phập phồng thở lửa giữa sương giá” là câu đơn hay câu ghép? ………………………….................................................................

Bài 6:  Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nư­ớc tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau nh­ư thế nào?

     A. Từ đồng âm.                   B. Từ đồng nghĩa.

     C. Từ nhiều nghĩa.              D. Từ trái nghĩa.

Bài 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dư­ới đây không nói về tinh thần hợp tác ?

a.  Kề vai sát cánh.                                     b. Chen vai thích cánh.

     c. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.         d.  Đồng tâm hợp lực.

Bài 8: Trong câu sau:

"Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ? đó là những quan hệ từ nào?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 9: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc (Ghi G), và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển (Ghi C).:

a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.

              -  Con đèo chạy ngang sườn núi.

              - Tôi đi qua phía sườn nhà.

              - Dựa vào sườn của bản báo cáo…

b) Tai:    - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe.

              - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.               

Bài 10: Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây,  từ nào mang nghĩa gốc (Ghi G) , từ nào mang nghĩa chuyển (Ghi C).

a) Lá :      - bàng đang đỏ ngọn cây.

                - khoai anh ngỡ lá sen

                - Lá cờ căng lên vì ngược gió

                - Cầm thư này lòng hướng vô Nam

b) Quả :   -  Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

                - Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân

                - Trăng tròn như quả bóng

                - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta

                - Quả hồng như thể quả tim giữa đời

Bài 11: Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc (mẹ đang nấu cơm, bố làm việc trên máy tính, ông đọc báo, bạn học bài, hoặc nhảy dây,...)           

0
Bài  1: Đọc đoạn  văn  sau: “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)b/Ghi lại các...
Đọc tiếp

Bài  1:

 Đọc đoạn  văn  sau:

 “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

b/Ghi lại các quan hệ từ có trong đoạn văn trên:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2 : Đặt dấu chấm, dấu phẩy  vào đoạn sau cho đúng chỗ.

     Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây

còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dẩn rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ

hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát

 

 Bài 3: Cho ví dụ sau:

         Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

         Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

    a.Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.

    b.Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4: Những từ đeo , cõng , vác , ôm  có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai đư­ợc không? Vì sao?

Nhớ ng­ười mẹ nắng cháy l­ưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 5: Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí? Hãy sửa lại

         A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.

          B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.                      

          C. Cây đổ vì gió lớn.

          D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

2
11 tháng 2 2020

Bài 1:

(1) Lý Công Uẩn / là người con của vùng Kinh Bắc xưa.

        CN                                   VN

(2) Từ nhỏ,/  Lí Công Uẩn / đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác

TN                   CN                                                    VN

người.

(3) Một hôm, / nhà sư họ Lý / sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật.

          TN                     CN                                        VN

(4) Cậu bé / đã khoét oản ăn trước.

         CN                       VN

b. Quan hệ từ có trong đoạn văn là: và (ở câu 2)

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời. Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Bài 3: 

a. cặp từ trái nghĩa: tối >< sáng

b. Từ "tối" được dùng theo nghĩa gốc, từ "sáng" được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 4: 

Các từ đeo, cõng, vác, ôm không thể thay thế cho từ "địu" vì bản thân từ "địu" diễn tả người mẹ vừa mang con trên lưng vừa phải làm việc, cho thấy sự vất vả khó nhọc của người Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Các từ đeo, cõng, vác, ôm không diễn tả nghĩa như vậy.

Bài 5: 

B. Mẹ bị ốm vì đã làm việc quá sức.

Bài 1:  Phân tích cấu tạo ngữ pháp các  câu  sau: a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.c) Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.d) Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi.e) Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn...
Đọc tiếp

Bài 1:  Phân tích cấu tạo ngữ pháp các  câu  sau:

 a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.

c) Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

d) Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi.

e) Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

 h) Gió bắt đầu thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay lả lướt theo mây.                                                                                                    

Bài 2: Gach chân các từ láy trong các từ dưới đây:

Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mênh mông, mênh mang, mệt mỏi, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt, ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.

-         Những từ không phải từ láy thì là loại từ gì?  

........................................................................................................................................................................................................................

Bài 3: Gạch dưới những từ trong đó tiếng công có nghĩa là không thiên vị :

công bằng, bất công, công nhân, công cụ, công tác, công lí, công minh, công nông, công phu, công trường, công tâm

Bài 4: Đặt 1 câu với 1 từ em vừa gạch chân

 .......................................................................................................................................................................................................................

Bài 5:  Cho các thành ngữ , tục ngữ sau : 

 a. Kẻ góp của, người góp công.

b. Của một đồng, công một nén.

c. Một công đôi việc.

d. Có công mài sắt có ngày nên kim.

     Nghĩa của các từ công trong các câu trên là: ........................................................................................................................................................................................................................

Bài 6: Đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả nói về việc bảo vệ môi trường.

........................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Ngay thềm lăng,/  mười tám cây vạn tuế / tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang

            TN                                   CN                                                          VN

nghiêm.

b. Trưa,/ nước biển/ xanh lơkhi chiều tà/ nước biển/ đổi sang màu xanh lục.

      TN1          CN1             VN1             TN2               CN2                  VN2

c. Hết mùa hoa,/ chim chóc/ cũng vãn.            

            TN                   CN                  VN

d. Những bông hoa đỏ/  ngày nào nay / đã trở thành những quả gạo múp míp,/  hai đầu hoa/  vút như

                   CN1                        TN1   TN2                         VN1                                                    CN2             VN2

con thoi.

e. Cây gạo / như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

         CN                         VN

g. Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non/ ngọt ngào, thơ mát, trải ra mênh mông trên khắp các

                TN                                             CN                                               VN

sườn đồi.

h. Gió bắt đầu thổi/ ào ào,// lá cây/ rơi lả tả,// từng đàn cò/ bay lả lướt theo mây.

              CN1                 VN1        CN2         VN2           CN3                             VN3

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

- Từ láy: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mênh mông, mênh mang, tươi tắn, ngây ngất, nghẹn ngào.

- Từ ghép: nhỏ nhẹ, mệt mỏi, tươi tốt, tươi cười, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.

Bài 3: 

Những từ trong đó tiếng công có nghĩa là không thiên vị là: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

Bài 4: 

Nước Việt Nam là quốc gia công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài 5: Nghĩa của các từ công trong các câu trên là:

a. công sức

b. công sức.

c. việc làm.

d. làm việc.

Bài 6:

Vì nhân dân chăm lo dọn dẹp vệ sinh nên đường làng ngõ xóm rất sạch đẹp.

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt...
Đọc tiếp

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)

        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt hơn.

 Bài 2: Phân biệt nghĩa của của từ “bản”. Đó là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vỡ sao?

        -  Con đ­­ường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

        -  Phô-tô cho tôi thành 2 bản  nhé!

         - Bạn ấy nắm vững  kiến thức cơ bản của lớp 5.

..................................................................................................................................

Bài 3:  Xác định CN, VN, TN  trong các câu văn sau. Khoanh vào trước chữ cái đặt trước câu ghép.

     a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

     b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

           c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           d. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           e. Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.

Bài 4:

a.  Từ nào khác nghĩa  với  các từ còn lại?

          A. du lịch               B. du xuân                 C. du học                       D. du khách

b.  Từ nào có nghĩa mạnh lên so với nghĩa từ gốc?

        A. đo đỏ             B. nhè nhẹ                  C. cỏn con                      D. xanh xanh

c. Từ nào có nghĩa là “Thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể”?

        A. công cộng           B. công khai              C. công sở               D. công minh

d.Từ nào không phải là danh từ?

   A. cuộc chiến tranh      B. cái đói                C. sự giả dối          D. nghèo đói

 

Bài 5: Chỉ rõ chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” trong các câu văn sau:

   a) Bạn Hà  rất thật thà.                                       

   b) Tính thật thà của  bạn Hà  khiến ai cũng quý. 

   c) Thật thà là phẩm  chất tốt đẹp của bạn Hà.

Bài 6: Em hãy viết bài văn tả một cô giáo đã từng dạy em mà em yêu quý.

 

1
11 tháng 2 2020

Bài 1:

khó khăn (1): tính từ

mong muốn (2) động từ

khó khăn (2) tính từ

mong muốn (2): danh từ

Bài 2; 

Từ "bản" là từ nhiều nghĩa.

- bản (1): bản làng, đơn vị hành chính.

- Bản (2): từ chỉ số lượng.

- Bản (3): cơ bản, chung, khái quát.

Bài 3:

a. Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làngchìm trong biển mây mù

        TN                               CN                               VN

b. Màn đêm mờ ảo / đang lắng dần rồi chìm vào đất.

                 CN                               VN 

c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn//, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

     TN         CN1             VN1         CN2              VN2

d. Làng quê tôi đã khuất hẳn//, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

      CN1             VN1                           CN2              VN2

e. Khi ngày chưa tắt hẳn,// trăng đã lên rồi.

            CN1      VN1             CN2      VN2

g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

       CN1     VN1            CN2     VN2

h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh

    CN1       VN1               VN1   VN2

Bài 4:

a. D

b. A

c. A

d. D

Bài 5: 

a. Vị ngữ

b. Chủ ngữ

c.  Chủ ngữ 

11 tháng 2 2020

a, Lan học bài, còn Huệ đọc sách.

b, Nếu trời mưa to thì con đường làng sẽ rất trơn trượt.

c, Mẹ em là công an, còn bố em là bộ đội.

d, Tuy Lan mệt nhưng Lan vẫn đến lớp.

 Bài 1: Nghĩa của từ "quả" trong "quả na"  và  từ "quả" trong "quả đất" , từ "quả" nào mang nghĩa gốc?, từ "quả" nào mang nghĩa...
Đọc tiếp

 Bài 1: Nghĩa của từ "quả" trong "quả na"  và  từ "quả" trong "quả đất" , từ "quả" nào mang nghĩa gốc?, từ "quả" nào mang nghĩa chuyển?

 ………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với các từ gạch chân trong những câu sau

a.Đất lành chim đậu.                Từ trái nghĩa với từ lành là:

  Từ lành trong “đất lành chim đậu”có từ trái nghĩa là từ dữ………………….........................................................................................

b.Bát lành tay nhẹ nâng niu.    Từ trái nghĩa với từ lành là:

 Từ lành trong “bát lành tay mẹ nâng niu” là từ độc.……...……………………….....................................................................................

Bài 3: Gạch chân dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại:

 Cao lớn, lênh khênh ,lùn tịt, vạm vỡ, trắng trẻo.

 Bài 4: Tìm từ ngữ thay thế các từ gạch chân sau để  câu văn diễn đạt có hình ảnh hơn:

 Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn chim bay nhanh theo mây................................................................................................

Bài 5: Điền thêm từ vào chỗ trống cho câu văn có hình ảnh:

a.Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như………………...............................................................................................................................

b.Tán bàng xoè ra giống…...........................................................................................................................................................................

Bài 6: Xác định thành phần  chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

a.Trên mặt biển, từ sáng sớm, từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi đánh cá.

b.Trước mặt  tôi, đầm sen rộng mênh mông

c .Trời nắng , các bác nông dân vẫn miệt mài cày ruộng.

d.Trời mưa to, nước ngập cả đường làng.

Bài 7: Xác định nghĩa của từ "trông" trong bài ca dao sau:

                 Người ta đi cấy lấy công

          Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

                                              1

                 Trông trời, trông đất, trông mây

                     2                 3                4

          Trông mưa, trông nắng,trông ngày,trông đêm

              5                    6                7                  8

                  Trông cho chân cứng đá mềm

                      9

          Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

Nghĩa của từ   trông   là: ..................                                         

                             1

Nghĩa của các từ        Trông , trông  , trông  

                                        2             3          4

         Trông  , trông  ,trông  ,trông  là:   ....................................

              5            6          7          8

Nghĩa của từ      Trông  là:

                               9

Thank you mấy bạn nha!!!

Nhắc nhở thêm: 

- Các bạn trả lời câu nào thì cứ trả lời câu đó!

- Nhưng mà mik thik mấy bạn bình luận hết bài từ bài 1 - bài 7 thì, ai như vậy thì mik sẽ thả like.

- Còn ai ko thik mik thả like thì thôi!

- Có 1 chuyện cũng có thể giúp các bạn có like đó là trả lời ở phần bình luận nhiệt tình và đc mik kb nữa.

- Nhưng mà bài làm phải đúng hết từ trên xuống dưới ở phần bình luận của các bạn.

- Bạn nào đến sớm mà trả lời sớm lại còn đứng thì mik thả like và kết bạn(kb).

- Mik nhắc đến đây cũng đc rùi, chào và hẹn gặp lại ở những câu hỏi típ theo! Goodbye~~~ :3

6

Có những câu bị nhảy dòng cho nên các bạn thông cảm cho mik nhé!!! Sorry các bạn.

bai1

qua na => nghia goc

qua dat => nghiz chuyen

Mik chọn đáp án thứ 4 nhé!!!

10 tháng 2 2020

Dáp Án thứ 4

10 tháng 2 2020

b. Từ đồng âm

10 tháng 2 2020

B. Từ đồng âm nhoa !!

~ HOK TỐT ~

10 tháng 2 2020

nhanh nhé

10 tháng 2 2020

Bạn ơi, add mik nhé

 mik sẽ gửi đề thi cho bạn 

10 tháng 2 2020

Tham khảo

Năm học lớp năm, em sử dụng rất nhiều sách. Ngày hai buổi đến trường, học tập ở nhà, bên em luôn có quyển sách Tiếng Việt lớp năm. Bố đã mua cho em từ đầu năm học với lời dặn dò thân thương: "Con phải giữ gìn sách cho tốt. Sách là thầy của ta đấy."

Quyển sách hình chữ nhật, dày hơn một phân có chiều dài 24cm và chiều rộng 17cm. Nền sách màu xanh, nổi lên hàng chữ nhỏ phía trên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dòng tựa đề Tiếng Việt 5 được in to, đậm và nằm gọn trong một khung kẻ xinh xắn. Sách do Nhà Xuất bán Giáo dục phát hành.

Đẹp nhất là bức tranh giữa bìa, hứa hẹn nhiều điểm mới lạ, lí thú về nội dung của quyển sách. Những bạn học sinh từ các miền của đất nước cùng ngồi trên thảm cỏ xanh mịn để tìm hiểu về thiên nhiên và con người Việt Nam. Đồng ruộng lúa xanh mơn mởn với các cô chú nông dân lom khom cấy lúa và đánh trâu cày bừa. Dòng sông êm trôi, mang nặng phù sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ tươi tốt. Những ngôi nhà chen chúc, bình yên sau lũy tre làng. Trùng điệp các ngọn núi sừng sững đón lấy gió từ biển thổi vào. Xa xa, phía chân trời, vô số tàu lớn bỏ lại phía sau tháp khoan đang phun lá phì phì. Phong cảnh đẹp và thanh bình hơn với đàn hải âu đi về rộn rịp. Bìa sau của sách màu trắng, nổi bật logo ngôi sao bạch kim. Gáy sách có cùng màu với bìa được viền đậm hai dầu và chính giữa là tựa đề.

Bên trong, các trang sách được in bằng loại giấy tôi, trắng mỏng nhưng rất mịn. Đầu trên là phần hướng dần sử dụng các kí hiệu. Kế đến, từng bức tranh sống động với màu sắc hài hòa nêu bật từng chủ điểm của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài học đều có hình ảnh đẹp. Nội dung gồm hệ thống ghi nhớ, luyện tập, các câu hỏi gợi ý; tất cả đều được bố trí màu sắc riêng giúp em dễ học tập.

Em rất thích quyển sách này, em đã bao bìa dán nhãn cẩn thận. Học xong, em cất lên kệ, bỏ vào cặp nhẹ nhàng. Đặc biệt, các chú thích riêng của em trên sách, em đều dùng bút chì nhằm giữ cho sách khỏi bẩn. Em sẽ cố gắng học thật tốt để bố mẹ và thầy cô giáo vui lòng.

10 tháng 5 2020

Sách là một trong những nguồn tri thức có nhiều lợi ích quan trọng nhất đối với mỗi người. Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có những cuốn sách tâm đắc nhất. Với em thì cuốn sách tiếng Việt lớp 5 là cuốn sách mang nhiều ý nghĩa và gây ấn tượng với em nhiều nhất bởi cuốn sách không chỉ có một hình thức đẹp mà còn có những mục nội dung được trình bày một cách hợp lí, lô gic. Tất cả đã tạo nên những giá trị to lớn cho cuốn sách.

Cuốn sách tiếng Việt lớp năm là cuốn sách do nhà xuất bản giáo dục và đào tạo xuất bản. Với những hình bìa đẹp cùng những nội dung phong phú và lô gic, cuốn sách là một trong những cuốn sách mà em yêu thích nhất. Ngay từ ở ngoài trang bìa, cuốn sách đã hấp dẫn sự chú ý của em. Đó là hình ảnh của những người bạn học sinh từ rất nhiều những vùng miền đã cùng nhau tụ họp lại và cùng nhau nói chuyện và chỉ cho nhau thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Một chú bé đang chỉ tay cho bạn mình thấy hình ảnh của vùng biển phía xa với những ngọn sóng dập dềnh và những cánh chim hải âu đang dang rộng đôi cánh ở phía trên bầu trời. Đó là một bầu trời xanh rất đẹp với những con tàu đang vượt trùng khơi. Ở phía trước mặt, những người nông dân đang chăm chỉ làm ruộng trên những cánh đồng lúa bát ngát. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp về quê hương đất nước. Trên cùng của cuốn sách là dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính giữa quyển sách là những chữ cái in đậm màu xanh TIẾNG VIỆT cùng chữ cái màu đỏ tập hai. Và dưới cùng là dòng chữ in lô gô và biểu tượng của nhà xuất bản giáo dục. Nội dung của quyển sách cũng là một trong những điều mà em thích nhất từ cuốn sách. Vì là sách của kì thứ hai cho nên bài họ đầu tiên của cuốn sách bắt đầu từ tuần thứ 19. Với những chủ đề như: người công nhân, vì cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai. Đó đều là những chủ đề hay và cũng rất bổ ích đối với chúng em.

Mỗi một tuần, chúng em đều được học những tiết học đi cùng để có thể có những giờ luyện tập bổ ích nhất. những tiết luyện tập bao gồm: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện và luyện từ, câu. Mỗi chủ đề lại có những hình ảnh minh họa cho bài học một cách gần gũi để có thể cho chúng em tiếp cận với những bài học một cách tốt nhất. mỗi tiết học chúng em lại được luyện tập với những kĩ năng khác nhau và tất cả đều hình thành được khả năng làm văn của em được tốt nhất trong thời gian học tập. Ví như luyện từ và câu, tập đọc là giúp chúng em có khả năng luyện từ vựng hay giờ chính tả giúp cho em có thể học cách viết câu và luyện cho những chữ cái được đẹp hơn.

Cuốn sách tiếng việt tập hai là cuốn sách đẹp và hay. Mỗi trang giấy trắng tinh chứa những kiến thức mà em cần phải học tập. Những kiến thức đó sẽ giúp em có được những hành trang vào đời một cách xuất sắc nhất.