K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

                   Hok tốt !

8 tháng 4 2020

Vì khí hậu Địa Trung Hải, ảnh hường phần Nam của châu Âu gồm bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, một phần bán đảo Ý, các nước Balkan và Hy Lạp tạo nên sự tương đồng về mặt văn hóa giữa các vùng này: về lối sống, thức ăn (rượu vang, lúa mỳ, dầu ô liu...)

7 tháng 4 2020

trong bài văn " vượt thác ", dượng hương thư là 1 ng mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. nhgx động tác thả sào, rút sào của duowngjtrog hành trình vượt sông thu bồn nhanh như cắt giấy. h/ả đó trái ngược vs dượng hương thử ở nhà ai gọi cx dạ dạ vâng vâng. trog khi vượt thác, h/ả ngoại hình của dượng hương thư đc bộc lộ rõ nhất. dượng cs cơ bắp cuồn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nc và đc tác giả s2 như ng a hùng của trường sơn, oai linh, hùng vĩ. sau khi vượt thác xg, dượng hương thư cg mn nằm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhg nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. vài phút sau, họ đã tới đc nơi cần đến. cây cối, bờ cát hiện ra. cảnh quang bh s hùng vĩ thế. z là hành trình của họ đã thành công. 

    k ch mk nha

8 tháng 4 2020

   Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.

   Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con. Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ "chực trụt xuống quay đầu lại" . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư. Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" . Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư. Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.

    Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.

    Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư - đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.

Hok tốt !

8 tháng 4 2020

Tiếng lội nước bì bõm, tiếng mấy đứa chạy đuổi nhau trên sân trường, tiếng hò hét của lũ bạn có lẽ cũng là những kỉ niệm mà mỗi chúng em sẽ không bao giờ quên trong suốt cả cuộc đời mình. Cũng sau lần ấy, chúng em nhận ra rằng, dù là một ông cụ non rất nghiêm túc trong học tập nhưng sau giờ học Nam cũng vẫn hồn nhiên, nghịch ngợm giống như bất cứ đứa nhóc nào trong lớp

Đề 1 : Bạn tham khảo nha

  Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

    Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

    Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.


Đề 2 : Bạn tham khảo nha

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi

k cho mk nha

8 tháng 4 2020

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve ... ve... âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.

7 tháng 4 2020

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

                                                                k cho mik nhé, Thanks!!!

8 tháng 4 2020

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

7 tháng 4 2020

Em chỉ cần vẽ hình rồi vẽ các tua ra , mỗi ô để khoảng trống chỉ đủ để viết , trong ô đó em hãy ghi nội dung của văn bản vượt thác là đc

8 tháng 4 2020

bạn vẽ các tua ra .sau đó viết các ý chính là xong

9 tháng 4 2020

Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:

-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?

Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.

-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.

miêu tả ngoại hình dế mèn.

Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.

Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp cùng lắng nghe . 

Mk hi vọng cái bài văn ngắn này sẽ giúp đỡ bạn một phần trong lúc hoàn thiện bài văn của mk 

k và kb nếu có thể 

12 tháng 4 2020

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sĩ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật.

Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố: lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói: “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhân, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ: "Trời ơi! Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phẫu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.

Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.nghe . CHÚC CẬU HOK TỐT . K VÀ KB NẾU CÓ THỂ

7 tháng 4 2020

Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Đồng Nai, sông Mã,... nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những xóm làng. Viền theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Khi chim én ríu rít gọi xuân về, dòng sông quê tôi như trào dâng sức sống tuổi thanh xuân. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đâu đây đã có người đi bộ, thể dục chuẩn bị đón ngày mới. Nắng lên, những tia sáng mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới, tiếng mái trèo khua nước rạt rào nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại.

Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Khi hoàng hôn xuống, dân chài lưới đã trở về sau một ngày đánh cá, tiếng sóng ì oạp vỗ mạn thuyền, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con vui đùa hòa lẫn vào ánh đèn mờ ảo dưới sông cũng là lúc trên cầu nhộn nhịp người đi dạo. Mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Hồng thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao. Những đêm trăng sáng, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Nước sông thẫm lại in rõ cả vầng trăng tròn và muôn ngàn vì sao lung linh.

Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.

7 tháng 4 2020

Bài làm :

Xuân qua, hè tới, ánh nắng gay gắt bao trùm khắp nơi nơi, nhiều gia đình vội vàng đi nghỉ mát, tạm tránh xa cái nóng như đổ lửa này. Gia đình tôi thì khác, chúng tôi vẫn ở lại quê hương, vui vẻ trải qua những tháng hè. Nếu có ai hỏi tôi: “Thời gian nghỉ hè, bạn có gặp đươc cảnh đẹp nào không?” tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: “Có chứ, đó là cánh đồng lúa quê tôi.”

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nơi được biết đến là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Có lẽ vì vậy mà ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã dành tình cảm đặc biệt cho cánh đồng lúa mênh mông rộng lớn. Cánh đồng lúa quê hương tôi đẹp như một tấm thảm khổng lồ, mỗi mùa vụ qua đi, tấm thảm xinh đẹp ấy lại khoác lên một màu áo mới, thân thương và gần gũi vô cùng.

Mùa hạ đến mang theo đêm ngắn, ngày dài. Không giống như mùa đông đêm dài đằng đẵng, tiếng gà trống vừa cất lên, trời đã dần sáng tỏ. Cả miền quê cựa mình thức giấc. Đằng Đông, ông mặt trời cũng dần nhô lên cao, ánh nắng sớm tinh mơ dìu dịu hòa quyện cùng làn khói bếp màu trắng đục, quanh quẩn những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Ánh nắng khẽ vuốt ve, mơn trớn cả quê hương, tràn lan ra tới cánh đồng lúa. Nắng và gió khẽ vỗ về, đánh thức cánh đồng. Lúa mới cấy được một tháng, xanh mơn mở, những giọt sương sớm long lanh còn đọng lại trên lá lúa, lấp lánh dưới ánh mặt trời như những viên pha lê trong suốt, xinh đẹp. Ven các bờ lúa, mấy chú cò trắng phau phau thơ thẩn cúi đầu mổ mổ, chỉ cần nghe tiếng động nhẹ là hoảng hốt bay vù lên cao. Những cơn gió tinh nghịch đuổi nhau làm biển lúa dập dờn như sóng võ, những gợn sóng lúa lăn tăn, nối đuôi nhau chạy tít tận chân trời. 

Mặt trời dần dần lên cao, ánh nắng hè dần trở nên gay gắt và rực rỡ hơn, xuyên qua những làn mây trắng bồng bềnh chiếu sáng cả cánh đồng mênh mông, bát ngát. Chiếc nón đã ngả màu và màu áo của các bác nông dân thoáng ẩn hiện, nhấp nhô giữa cánh đồng, tiếng lội nước bì bõm vang lên mang đến cho cả miền quê vẻ thanh bình, êm ả lạ thường. 

Ngày lặng lẽ trôi đi, dù nắng vẫn gay gắt nhưng gió trên đồng vẫn vù vù thổi, đứng cạnh cánh đồng lúa, mọi nóng bức, oi ả của mùa hè dường như tan biến hết. Rồi hoàng hôn dàn buông xuống, nắng bớt gay gắt hơn, ánh nắng chói chang dịu dịu màu đỏ rực, điểm tô lên màu xanh mơn mởn của lúa mới một sắc đỏ óng ánh. Các bác nông dân ra thăm lúa, nhổ cô lục tục ra về, cánh đồng lúa lại chìm vào khoảng không vô tận vốn quen thuộc cuối ngày. 

Mặt trời xuống núi đằng Tây, bóng tối bắt đầu kéo quân xâm chiếm cả không gian. Trời xẩm tối dần, ánh điện sáng trưng lần lượt bừng lên trong mỗi nhà. Mọi người đã quây quần bên nhau, chỉ còn cánh đồng hòa mình vào màn đêm, lặng lẽ nuôi nấng những mầm non trong từng cây lúa. Âm thanh của côn trùng vang lên khắp cánh đồng, râm ran xao động. Trăng lên, ánh trăng bàng bạc lại vuốt ve, ôm ấp cánh đồng, đưa đồng lúa vào giấc ngủ yên bình, còn lúa vẫn bám chặt lấy đất và nước, sức sống vẫn chảy trong thân, nuôi dưỡng những tinh hoa của đất trời và con người, để một mai thức dậy đem đến những hạt gạo trắng trong.  

Một ngày, cánh đồng lúa mang nhiều sắc thái khác nhau. Một năm nó lại đem về cho vùng quê nhỏ bé này một sắc màu riêng biệt. Một năm hai mùa vụ, mùa xuân và mùa hè chính là mùa gieo mạ, làm đất và cấy trồng. Mạ non mới cấy, xanh mơn mởn trong gió. Thời gian trôi đi, nhờ có nắng mưa của đất trời và tấm lòng của người nông dân, lúa lớn lên rồi kết tinh thành những hạt sữa non, thơm ngon ẩn mình trong lớp vỏ, tiếp tục hấp thụ đủ tinh hoa trở nên săn chắc. Hè bây giờ, lúa còn chưa vào thì con gái. Chịu đủ nắng đủ mưa, vượt qua những cơn bão tháng 7, một ngày kia, cả cánh đồng sẽ bảo nhau cùng chín, dần ngả màu vàng ươm. Cánh đồng lúa khi ấy giống như một tấm thảm màu vàng khổng lồ, rực rỡ và đong đầy ấm no. Hương lúa chín khẽ lan tỏa khắp không gian hứa hẹn một mùa màng bội thu. Đến ngày thu hoạch, cả gia đình cùng nhau ra đồng gặt lúa. Những bông lúa chĩu nặng lấp lánh trong mắt người nông dân. Đem lúa về sân phơi, cả cánh đồng chỉ xòn lại những gốc rạ trơ trọi. Rồi người ta lại bận rộn làm đất, gieo mạ, cấy cày, mùa này nối tiếp mùa kia. Đã thành quy luật, cánh đồng lúa bận rộn quanh năm với con người.

Tôi yêu sao cánh đồng lúa quê mình, không chỉ là điểm tựa của bao gia đình nơi đây mà còn là khung cảnh đẹp nhất của vùng quê đơn sơ, giản dị. Nó dần trở thành biểu tượng quê hương trong trái tim mỗi người con quê tôi, để rồi khi xa quê vẫn bồi hồi, thổn thức:  

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”