K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ                                     Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ                                     Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.     ...
Đọc tiếp

  Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                     Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                                     Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

      Hãy nhận xét về cách dùng từ ‘mặt trời” và tác dụng của nó trong đoạn thơ trên.

* Chú ý:

1. Bài cảm thụ:

 - Mn đọc thật kĩ khổ thơ, vừa đọc vừa suy ngẫm về cách dùng từ mặt trời (từ mặt trời trong dòng thơ thứ nhất và từ mặt trời trong dòng thơ thứ hai.)

 - Tìm nghệ thuật trong khổ thơ (cách dùng từ mặt trời trong dòng thơ thứ hai).  Nêu cái hay của cách dùng từ

 - Khổ thơ bày tỏ tình cảm gì của tác giả, của nhân dân Việt Nam đối với Bác.

 - Viết thành một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng)                      Ai nhanh mình tik

3
9 tháng 4 2020

mặt trời thứ nhất ở dòng 1 là mặt trời chiếu sáng cho muôn vật muôn loài mang lại ánh nắng soi sáng

còn mặt trời thứ 2 ở dòng 2 là Bác Hồ vị cha già kính yêu được ví như mặt trời ,Bác đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam đến với độc lập tự do

Chúc bạn học tốt

1, - Mặt trời ( dòng 1 ) : nghĩa thực , mặt trời là 1 thực thể của thiên nhiên vũ trụ

    - Mặt trời ( dòng 2 ) : nghĩa ẩn dụ , Bác như măt trời của dân tộc VN . Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống của nhân loại thì Bác Hồ chính là nguồn sáng, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

=> Hình ảnh ẩn dụ gợi ra sự vĩ đại của Bác , vừa thể hiện niềm tôn kính , biết ơn vô hạn của tác giả và nhân dân ta với Bác trước công lao to lớn của Người , đồng thời khẳng định Người còn sống mãi với non sông đất nước

2, BPTT: Mặt trời ( dòng 2 ) : ẩn dụ ( tác dụng ở phần 1)

 Nhân hóa : đi qua 

+ Biện pháp nhân hóa kết hợp với động từ ' thấy ' không chỉ tạo sự liên kết giữa hai câu thơ mà còn tạo ra sự đối sánh giữa hai hình ảnh. Dường như mặt trời tự nhiên cũng thành kính , ngưỡng vọng trước sự vĩ đại lớn lao của ' mặt trời Bác' 

Điệp từ : ngày ngày

+ vừa là vòng quay vĩnh cửu của thiên nhiên , vũ trụ vừa khẳng định tình cảm của nhân dân ta với Bác mãi trường tồn, bất diệt, không bao giờ phai nhạt 

3, Tình cảm của tác giả và nhân dân ta với Bác

+ tình cảm của nhân dân với Bác mãi trường tồn , bất diệt

+ Bộc lộ niềm tự hào , biết ơn vô hạn

+Tấm lòng thành kính của dân tộc với Bác 

+ Niềm thương tiếc vô hạn của nhân dân với Bác 

+ Niềm tôn kính , biết ơn vô hạn

* Văn thì bạn dựa vào mấy cái trên viết thử xem chứ mình lười viết lắm 

- còn phần 2 mình không hiểu là bạn muốn nêu tác dụng của cả khổ hay nêu tác dụng của mỗi từ ' mặt trời ' thôi nên mình không viết thêm mấy BPTT nữa

8 tháng 4 2020

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^

8 tháng 4 2020

vô vietjack mà soạn

Bn tham khảo nha mk lấy từ vietjack

Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.

Câu 2 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.

   + Là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ

   + Là người đối thoại với Bác.

→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.

Câu 3 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Lần thứ nhất thức dậy:

   + Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

   + Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

   + Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

- Lần thức dậy thứ ba:

   + Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

   + Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

   + Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”

- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

   + Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

   + Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Câu 4 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Câu 5 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

   + Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ

   + Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau

   + Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.

→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

Câu 6 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:

- Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…

Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng:

  • Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
  • Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
  • Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
  • Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".
8 tháng 4 2020

Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng:

  • Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
  • Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
  • Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
  • Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".

=> Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

  Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ                                     Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ                                     Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.     ...
Đọc tiếp

  Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                     Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                                     Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

      Hãy nhận xét về cách dùng từ ‘mặt trời” và tác dụng của nó trong đoạn thơ trên.

* Chú ý:

1. Bài cảm thụ:

 - Mn đọc thật kĩ khổ thơ, vừa đọc vừa suy ngẫm về cách dùng từ mặt trời (từ mặt trời trong dòng thơ thứ nhất và từ mặt trời trong dòng thơ thứ hai.)

 - Tìm nghệ thuật trong khổ thơ (cách dùng từ mặt trời trong dòng thơ thứ hai).  Nêu cái hay của cách dùng từ

 - Khổ thơ bày tỏ tình cảm gì của tác giả, của nhân dân Việt Nam đối với Bác.

 - Viết thành một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng)                      Ai nhanh mình tik

1
11 tháng 4 2020

Sáng tạo hình ảnh thực và h/a ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho giao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng.

Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.

Trường hợp tôi trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ tôi: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha tôi không trả lời được, nhưng tôi thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.

Thế là viên quan mừng quá nên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái ngược với thực tế, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng tôi: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”

Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế tôi bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của tôi khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý tôi, cả làng ăn khao.

#B

8 tháng 4 2020

Chắc các bạn vẫn chưa hề quên tôi đúng không, tôi - người mà các bạn vẫn đề cao và gọi bằng một cái tên đầy yêu quý là em bé thông minh. Và ngày hôm nay, tôi sẽ ể cho các bạn nghe về câu chuyện của mình

Ngày xưa, nhà vua lệnh cho một viên quan đi dò la khắp cả nước xem nước ta có người tài nào hay không. Viên quan nhận lệnh bèn đi khắp cả nước, đi đến đâu viên quan cũng đặt ra những câu hỏi oái oăm để thử thách mọi người với mong muốn giúp vua tìm người tài. Nhưng dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng viên quan vẫn chưa tìm được người nào thật sự tài giỏi.
Một hôm, ta cùng cha đang làm đồng, cha ta đánh trâu cày, còn ta đập đất thì viên quan nọ nhìn thấy, liền hỏi cha ta:
- Này ông lão, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?
Trước câu hỏi bất ngờ, cha ta không biết phải trả lời thế nào. Ta liền đáp lại viên quan:
- Tôi hỏi ông câu này trước nhé. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu nhà tôi một ngày cày được mấy đường.
Bị ta hỏi vặn lại, viên quan vô cùng sửng sốt không biết đáp sao cho ổn. Chợt mắt ông lóe lên đầy phấn khởi, ông hỏi rõ họ tên, quê quán của cha con ta rồi nhanh chóng lên ngựa trở về kinh thành.
Ít lâu sau, làng ta được nhà vua ban cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng ta phải nuôi ba con trâu sao cho chúng đẻ được chín con trâu khác và hẹn năm sau phải nộp đủ số lượng, nếu không cả làng sẽ phải chịu tội.
Người dân làng tôi khi biết tin, ai cũng lấy làm lo sợ, sửng sốt, không biết làm sao cho ổn. Bao nhiêu cuộc họp làng, ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không tìm được cách giải quyết ổn thỏa. Ai cũng cho đây là một tai họa. Mấy ngày sau thì chuyện đến tai tôi. Biết là nhà vua muốn thử mình, tôi liền bảo với cha:
- Chẳng mấy khi được nhà vua ban lộc, cha cứ bảo dân làng làm thịt hai con trâu, đồ hai thúng gạo nếp để cả làng đánh chén một bữa cho thỏa thích. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta xin làng làm phí cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc này.
Cha tôi mới đầu nghe cũng còn ngần ngại, nhưng trước sự tự tin, quyết tâm của tôi, cha tôi, cha tôi đành ra thưa chuyện với dân làng. Mọi người nghe xong cũng thấy hoang mang, bắt hai cha con tôi làm giấy cam đoan, rồi mới dám mổ trâu ăn thịt.
Mấy ngày sau, hai cha con tôi khăn gói lên đường vào kinh. Khi đến cổng hoàng cung, tôi bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc lính canh không để ý, tôi liền lẻn vào sân rồng, khóc um lên. Vua quan trong triều nghe thấy, liền ra hỏi:
- Thằng bé kia là ai? Sao lại đến đây mà khóc?
Tôi liền giả vờ mếu máo:
- Tâu bệ hạ, mẹ con mất sớm, vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có bạn chơi cùng. Vì thế con mới khóc. Mong bệ hạ hãy hạ lệnh để cha con đẻ con cho con được nhờ.
Vua nghe thế liền bật cười:
- Thằng bé này hay nhỉ. Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ mới cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được.
Tôi nghe vua nói thế, liền đáp:
- Vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra chín con trâu con. Giống đự thì làm sao mà đẻ được.
Nhà vua nghe vậy, biết là bị lừa, liền tươi tỉnh đáp:
- Ta thử nhà ngươi đấy mà. Thế làng ngươi không biết đường mà mổ trâu đánh chén với nhau à?
- Tâu, làng con biết là lộc vua ban, nên đã làm thịt, nấu cơm đánh chén với nhau rồi ạ.
Vua cùng các triều thần đều gật gù khen ta thông minh. Nhưng nhà vua vẫn tiếp tục thử ta. Hôm sau, khi hai cha con ta đang dùng bữa tại công quán thì vua sai một viên quan mang đến một con chim sẻ, lệnh cho ta phải làm ra được ba mâm cỗ. Ta liền đưa cho viên quan một cây kim và bảo:
- Xin ông về tâu với vua, rèn cho tôi cây kim này thành một con dao bén để tôi làm thịt chim.
Vua nghe xong mới tâm phục khẩu phục, gọi cha con ta ra ban thưởng rất hậu.
Bấy giờ, có nước láng giềng lúc nào cũng lăm le xâm lược đất nước ta. Họ cử viên viên sứ giả sang thăm dò xem nước ta có nhân tài nào không. Viên sứ giả đến mang theo một con ốc vặn dài, rỗng hai đầu và một sợi chỉ mảnh, đố các quan trong triều làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua ruột ốc. Các quan làm đủ mọi cách: người thì dùng miệng hút, người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu. Nhưng tất cả đều vô hiệu. Vua bèn mời sứ giả ở lại cung nghỉ ngơi vài ngày, kéo dài thời gian cho người đi hỏi ý kiến ta. Viên quan đến gặp ta đúng lúc ta đang chơi đùa cùng lũ trẻ sau nhà. Nghe chuyện, ta liền hát một câu:
- “ Tang tính tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang! Tính tình tang!”
Sau đó ta bảo với quan viên:
- Không cần ta phải vào cung đâu, ông cứ làm theo những gì ta vừa bảo là được.
Viên quan mừng rỡ quay về bẩm báo lên nhà vua. Vua cho người làm theo lời cậu bé. Quả nhiên con kiến đã mang sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc trước cặp mắt thán phục của sứ giả láng giềng. Sau đó, nhà vua liền gọi hai cha con ta vào cung, phong làm trạng nguyên, còn sai người xây dinh thự ngay trong hoàng cung cho ta ở để tiện hỏi han.
Giờ đây, ta đã trở thành một thân cận bên nhà vua. Có vấn đề gì liên quan đến đất nước, vua đều bàn bạc cùng ta để đưa ra quyết định đúng đắn. Nhờ trí thông minh của mình, ta đã đẩy lùi được khát vọng xâm lăng của nước láng giềng. Hi vọng với trí thông minh của mình, ta sẽ cống hiến cho thêm được nhiều điều cho đất nước, cho nhân dân.

Tham Khảo

8 tháng 4 2020

a) Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn .

→→ So sánh ko ngang bằng

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép , vững như đồng
Đội mũ ta chùng chùng điệp điệp
Cao như núi dài như sông
Trí ta lớn như biển đông trước mặt

→→ Rắn như thép + Vững như đồng : so sánh ngang bằng

Đội ngũ ... cao như núi , dài như sông + Trí ta lớn như biển đông trước mặt : so sánh ngang bằng

c) Đất nước
Của những người con gái cong trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép

→→ Đẹp như hoa hồng : ngang bằng

Cứng hơn sắt thép : ko ngang bằng

8 tháng 4 2020

bạn ơi câu b c đâu phải trong bài của mình đâu

Lê Nguyễn Tâm Như nhé!

mình cảm ơn vì bạn đã trả lời giúp mình câu a nhé

12 tháng 4 2020

1 , Cây phượng vĩ to lớn như những người anh hùng thực thụ

2 Ôg mắt trời tròn như cái mâm bạc treo lơ lửng trên bầu trời

3 đàn mèo nhà em như những con thỏ bé nhỏ nhìn thật đáng yêu

4 Sân trường em rộng lớn như một khu công viên của phường

k và kb nếu có thể 

8 tháng 4 2020

Xác định đối tượng miêu tả

Trình bày đặc điểm theo thứ tự

Lồng biểu cảm bài văn cho thêm sinh động

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết