K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau:         Lầu xanh mới rủ trướng đào, Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người.         Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.         Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.         Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa.         Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

        Lầu xanh mới rủ trướng đào,
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người.
        Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
        Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
        Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
        Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
        Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
        Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
        Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
        Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
        Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
        Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1991)

Vị trí đoạn trích: Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích trên diễn tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra phép đối được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp trong dòng thơ "Giật mình, mình lại thương mình xót xa".

Câu 4. Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ sau.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Câu 5. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:         Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.         Rằng: “Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”         Vương Quan mới dẫn gần xa: “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).         Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.         Phận hồng nhan có mong manh(2), Nửa chừng xuân, thoắt...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

        Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
        Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”
        Vương Quan mới dẫn gần xa:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).
        Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.
        Phận hồng nhan có mong manh(2),
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương(3).
        Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.
        Thuyền tình(4) vừa ghé tới nơi,
Thì đà trâm gãy, bình rơi(5) bao giờ.
        Buồng không lạnh ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
        Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên bấy là mình với ta.
        Đã không duyên trước chăng mà,
Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
        Sắm sanh nếp tử(6) xe châu(7),
Vùi nông một nấm(8), mặc dầu cỏ hoa.
        Trải bao thỏ lặn, ác tà(9),
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"
        Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa(10):
        "Đau đớn thay, phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

                              (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Chú thích:

(1) Ca nhi: Gái hát, cũng như ta nói ả đào.

(2) Phận hồng nhan có mong manh: Ý nói số phận mong manh của người con gái đẹp.

(3) Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương: Ý nói đang giữa tuổi xuân thì người đẹp chết.

(4) Thuyền tình: Người khách viễn phương đến tìm Đạm Tiên.

(5) Trâm gãy, bình rơi: Ý nói người đã chết, lấy ý tứ từ câu thơ Đường: Nhất phiến tình chu phương đáo ngạn / Bình trâm hoa chiết dĩ đa thì (Một lá thuyền tình vừa tới bến / Bình rơi hoa gãy đã từ lâu).

(6) Nếp tử: Áo quan làm bằng gỗ tử.

(7) Xe châu: Linh xa có treo rèm châu, ý nói linh xa lịch sự sang trọng.

(8) Vùi nông một nấm: Ý chỉ một nấm mồ thấp, sát mặt đất.

(9) Thỏ lặn, ác tà: Thỏ đại diện cho Mặt Trăng, ác là con quạ, cùng nghĩa với chữ "ô", chỉ Mặt Trời.

(10) Châu sa: Ý chỉ nước mắt rơi xuống. Sách xưa chép rằng: Xưa có giống người ở giữa biển gọi là Giao nhân – một thứ cá hình người. Giống người này khóc thì nước mắt đọng lại, kết thành hạt ngọc.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra một điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Câu 4. Nhận xét về hệ thống từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Trước hoàn cảnh của Đạm Tiên, Thúy Kiều đã có tâm trạng, cảm xúc gì? Điều này cho thấy Thúy Kiều là người con gái như thế nào?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:      (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì.)      Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:      -...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

     (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì.)

     Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

     - Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè…

     Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp trong bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

     Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa... Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu.

(Trích Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ)

Chú thích:

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Giọng văn đậm chất Nam Bộ, kể về những cuộc đời éo le. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào tác phẩm, thấm đẫm tình của làng, tình của đất, của những con người chân chất hồn hậu.

- Tác phẩm Làm mẹ viết về nỗi bất hạnh của dì Diệu khi bị mất đi thiên chức làm mẹ. Qua đây nhà văn bộc lộ sự thấu cảm với tình mẫu tử của những người mẹ như dì Diệu, chị Lành.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 2. Hình tượng trung tâm của văn bản là gì?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng của nó.

Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu.

Câu 4. Em có cảm nhận gì về nhân vật dì Diệu?

Câu 5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 - 5 câu) nói về một bài học sâu sắc mà em rút ra được sau khi đọc văn bản.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:     Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

    Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2. Trong đoạn trích, sự cẩu thả trong văn chương sẽ tạo nên những tác phẩm như thế nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.”

Câu 4. Nhân vật Hộ trong đoạn trích là người thế nào?

Câu 5. Em có đồng ý với ý kiến “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...” không? Vì sao?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:       (Tóm tắt phần đầu: Nguyễn Sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ côi cha, nhà nghèo nên học hành dang dở. Chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

      (Tóm tắt phần đầu: Nguyễn Sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ côi cha, nhà nghèo nên học hành dang dở. Chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mai mối đến hỏi. Nguyễn Sinh nhờ mẹ bảo người mai mối đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)

      (1) Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:

      - Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?

      Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.

      (2) Nguyễn Sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.

(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424 - 426)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản?

Câu 2. Phát biểu chủ đề của văn bản.

Câu 3. Vì sao người cha lại ngăn cản mối hôn sự của chàng trai với con gái mình? Nhận xét về cách hành xử của người cha.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo trong đoạn (2).

Câu 5. Từ nội dung của văn bản, hãy trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu thời phong kiến (khoảng 5 - 7 dòng).

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:        (Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp. Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh. Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       (Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp. Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh. Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó chính là nàng tiên Giáng Hương, con của bà tiên cai quản vùng núi Phù Lai, động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả. Để báo đáp ơn cứu mạng trước kia, phu nhân đã tác hợp cho Từ Thức và Giáng Hương nên duyên vợ chồng trong sự chúc phúc của quần tiên.)

       Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:

       - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.

       Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:

       - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?

       Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói:

       - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước.

       Giáng Hương khóc mà nói:

       - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về, nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.

       Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:

       - Không ngờ chàng lại thắc mắc vì mối lòng trần như vậy.

       Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:

       - Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ kĩ.

       Rồi trào nước mắt mà chia biệt.

       Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thuở nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:

       - Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn tám mươi năm, nay đã là năm thứ năm niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.

       Chàng bấy giờ mới buồn bực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên biển, dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.

(Trích Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 259 - 260)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Khi trở về quê cũ, Từ Thức rơi vào tình huống như thế nào?

Câu 3. Nhận xét về không gian và thời gian nghệ thuật trong đoạn trích trên.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một yếu tố kì ảo trong văn bản.

Câu 5. Hành động của nhân vật Từ Thức ở cuối tác phẩm gợi cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

0