viết bài văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dù ai buôn đâu bán đâu
1:Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
5. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng
.6 Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
7. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men
8. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"
9. Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
10. Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường
11 .Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi.
12. Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc không về núi Voi
13.Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc có nghề chiếu gon
14.Đầu Mè đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc có lò Xi măng
Đời ông cho chí đời cha
Có một đống cát xe ra xe vào Cá rô Đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Cú
Vú Đồ Sơn...
mình có các bài soạn của bài đó nhé, b vào xem nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/qua-deo-ngang
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Bài làm
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.
“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.
Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi ), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người trong bài ca dao chém gió và tán gái cực ảo diệu.Em cần học hỏi nhiều từ anh chàng này.Cần chém gió hợp lý,có tổ chức để kiếm gái.....
Tự viết tiếp
các bạn ko làm thì thôi đừng vào nói linh tinh