K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2019

❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️

8 tháng 2 2019

help me

8 tháng 4 2020

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.

Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

8 tháng 4 2020

đây là giải thích câu cái nết đánh chết cái đẹp

7 tháng 2 2019

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông  đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

7 tháng 2 2019

-rừng vàng,biển bạc

-rừng che bộ đội ,rừng vây quân thù

-rừng là lá phổi xanh của trái đất

còn lại tra cốc cốc

Bài làm

Gợi ý lập dàn bài: 
* Mở bài: 
- Giới thiệu chung về giá trị của ca dao 
- Dẫn nhận định “ Ca dao không chỉ... một cuộc sống tốt đẹp hơn” 
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: một số bài ca dao mà em đã được học , được 
đọc? 
*Thân bài: 
+ Giải thích nhận định: 
- Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con 
người: thể hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân; xót thương cho những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. 


- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

Nhất là người phụ nữ sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ không có 
quyền bình đẳng, họ bị coi rẻ, bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc: 
“ Thân em như giếng giữa đàng 
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân” 
“ Thân em như chổi đầu hè 
Để ai hôm sớm đi về chùi chân” 
“ Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” 
- Tiếng nói đấu tranh trong ca dao: 
Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội: 
Phê phán thói lười biếng: 
“ Vốn tôi có máu đau hàn 
Cơm ăn thì đỡ việc làm lại đau” 
“Ăn no rồi lại nằm khoèo 
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem” 
Phê phán thói khoe khoang, khoác lác: 
“ Cậu Cai nón dấu lông gà 
Ngón tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai 
Ba năm được một chuyến sai 
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” 
Phê phán thói mê tín dị đoan: 
“ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ 
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi” 
“Có tiền thì giữ bo bo 
Đem cho thầy bói rước lo vào mình” 
“ Tử vi xem số cho người 
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu” 
Phê phán những hủ tục lạc hậu: 
“ Mẹ em tham thúng xôi rền 
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng 
Em đã bảo mẹ rằng đừng 
Mẹ ấm mẹ ứ mẹ bưng ngay vào 
Bây giờ chồng thấp vợ cao 
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” 
“ Con cò mắc giò mà chết 
Con quạ ơ nhà mua nếp làm chay” 
Đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến: 
Giữa người ơ với chủ nhà: 
“Chúa trai là chùa hay lo 
Đêm nằm nghĩ việc ra cho mà làm 
Chúa gái là chúa ăn tham 
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng” 
Giữa người làm công với địa chủ : 
“ Từ nay tôi cạch đến già 
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu 



Ruộng bà vừa xấu vừa sâu 
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền” 
Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: 
“Con vua thì lại làm vua 
Con sãi ơ chùa thì quét lá đa 
Bao giờ dân nổi can qua 
Con vua thất thế lại ra quét chùa” 
“ Con ơi nhớ lấy câu này 
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” 
Giữa kẻ giàu và người nghèo: 
“ Trời sao ăn ơ chẳng cân 
Kẻ ăn không hết, người lần không ra 
Người thì mớ bảy mớ ba 
Người thì áo rách như là áo tơi” 
* Kết bài: 
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định 
- Ca dao thực sự là những viên ngọc quý, như dòng sữa mẹ ngọt ngào 
nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam. những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm 
chất tốt đẹp của người nông dân. 
- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

# Chúc bạn học tốt #

8 tháng 2 2019

cảm ơn bạn ...... <3....<3.....^.^

- Trình bày những đặc trưng của thiên nhiên với vùng đất tổ

 Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng. Năm 2015, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp).

Tham khảo :

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

7 tháng 2 2019

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc.

Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ.

Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy.

Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái.

Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Đúng vậy! Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trải bao nhiêu là mưa nắng.

Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào.

Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em.

Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều

CHO MÌNH BIẾT, CÂU TRẢ LỜI CỦA VINH CÓ ĐÚNG KHÔNG NHÉ! Vinh là học sinh lớp 7. Hồi cấp 1, em là ngoan, học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhưng sau sự ra đi của người mẹ trong vụ tai nạn giao thông, việc này khiến em trở nên em bị sa sút trong học tập khiến giáo viên và gia đình lo lắng. Bây giờ em không còn là học sinh tốt nữa mà trở thành 1 học sinh tồi. Em không nghe lời 1 ai nữa mà chỉ muốn sống...
Đọc tiếp

CHO MÌNH BIẾT, CÂU TRẢ LỜI CỦA VINH CÓ ĐÚNG KHÔNG NHÉ!

 Vinh là học sinh lớp 7. Hồi cấp 1, em là ngoan, học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhưng sau sự ra đi của người mẹ trong vụ tai nạn giao thông, việc này khiến em trở nên em bị sa sút trong học tập khiến giáo viên và gia đình lo lắng. Bây giờ em không còn là học sinh tốt nữa mà trở thành 1 học sinh tồi. Em không nghe lời 1 ai nữa mà chỉ muốn sống đua đòi.

 Sắp đến Tết rồi, trường của Vinh tổ chức cho học sinh kí cam kết không nổ pháo, tàn chữ, vận chuyển pháo. Vinh cũng kí vào biên bản không nổ pháo. Nhà Vinh gần nhà cô giáo chủ nghiệm. Vào đêm giao thừa, chú của Vinh cho nhà cậu 1 dàn pháo hoa. Bố Vinh đi ra đường nổ pháo. Nghe thấy tiếng pháo, cô giáo chạy ra và thấy Vinh cùng bố đứng gần pháo và tỏ vẻ thích thú. Cô liền chạy ra và mắng Vinh:

-Vinh, em đang làm gì đấy? Em có biết nổ pháo là nguy hiểm lắm không? Em đã kí biên bản không tàn chữ mà, em theo cô lên xã giải quyết, cô không thể có 1 hoc sinh như vậy được, nếu cô và nhà trường không thể dạy dỗ em nên người tốt thì cô cho em vào trại giáo dưỡng. 

Cô đưa Vinh đến đồn cảnh sát, mặc sự ngăn cản của mọi người xung quanh. Sau khi đến đồn, cảnh sát lấy lời khai và hỏi Vinh;

-Tại sao cháu lại nổ pháo, cháu có biết nổ pháo là điều nhà nước Việt Nam nghiêm ngặt cấm không. Mà tất cả hoc sinh ở các trường đều kí cam kết rồi sao?

Vinh trả lời rất hồn nhiên và ngây thơ trước tất cả mọi người:

-Thưa chú cảnh sát, cháu thừa nhận là cháu đã kí giấy cam kết không nổ pháo nhưng bố chau có kí cam kết đâu, vậy là bố cháu có thể đốt pháo. Bố cháu đốt là cháu có tội hả chú?

 

7

Câu trả lời của Vinh không đúng , Mỗi công nhân đều phải thực hiện pháp luật nhà nước đề ra , k nhất thiết phải kí giấy mới phải làm theo

~ học tốt ~

6 tháng 2 2019

vậy cho minh biết đây có phải câu chuyện cười ko nhé